Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 5 cánh diều bài 4: Luyện tập về từ đa nghĩa
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 5 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 4: Luyện tập về từ đa nghĩa. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tiếng Việt 5 cánh diều
CHỦ ĐỀ: MĂNG NON
BÀI 4: CÓ CHÍ THÌ NÊN
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐA NGHĨA
(19 CÂU)
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Từ đa nghĩa là gì?
A. Là từ có duy nhất một nghĩa gốc.
B. Là từ có nhiều nghĩa, trong đó có một nghĩa gốc và một hoặc một số nghĩa chuyển.
C. Là từ có nhiều nghĩa, trong đó có một nghĩa gốc và một nghĩa chuyển.
D. Là từ có nhiều nghĩa, trong đó có một nghĩa gốc và hai nghĩa chuyển.
Câu 2: Các nghĩa của từ đa nghĩa có đặc điểm gì?
A. Các nghĩa có sự đối lập về nghĩa.
B. Các nghĩa có sự tách biệt độc lập.
C. Các nghĩa có mối liên hệ với nhau.
D. Các nghĩa có thể chuyển hóa cho nhau.
Câu 3: Từ mũi nào trong các từ dưới đây được dùng với nghĩa gốc?
A. Cái mũi. | B. Mũi thuyền. | C. Mũi Cà Mau. | D. Mũi né. |
Câu 4: Đâu không phải từ được dùng theo nghĩa chuyển của từ cửa?
A. Cửa sông. | B. Cửa rừng. | C. Cửa biển. | D. Cánh cửa. |
Câu 5: Đâu là từ được dùng theo nghĩa gốc?
A. Miệng túi. | B. Miệng cười. | C. Miệng bát. | D. Miệng giếng. |
Câu 6: Đâu là từ được dùng theo nghĩa gốc?
A. Sườn núi. | B. Sườn đồi. | C. Xương sườn. | D. Sườn nhà. |
Câu 7: Đâu là từ được dùng theo nghĩa chuyển?
A. Tấm lòng vàng. | B. Vàng hoe. | C. Vàng tươi. | D. Vàng bạc. |
Câu 8: Từ bay nào trong các từ dưới đây được dùng theo nghĩa chuyển?
A. Cái bay. | B. Bay lượn. | C. Máy bay. | D. Bay màu. |
Câu 9: Từ ăn nào trong các từ dưới đây được dùng theo nghĩa gốc?
A. Ăn nắng. | B. Ăn cưới. | C. Ăn ảnh. | D. Ăn gian. |
Câu 10: Câu nào dưới đây có từ in đậm được dùng theo nghĩa gốc?
A. Huy là tay vợt xuất sắc của đội tuyển.
B. Đường chân trời ửng hồng bởi sắc hoàng hôn.
C. Chú hề có chiếc mũi đỏ chót, trông thật ngộ nghĩnh.
D. Há miệng chờ sung.
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Ấm trong từ nào dưới đây có nghĩa là có tác dụng mang lại cảm giác êm dịu dễ chịu?
A. Ấm trà. | B. Ấm áp. | C. Ấm nước. | D. Cậu ấm. |
Câu 2: Từ nào trong đoạn thơ dưới đây được dùng theo nghĩa chuyển?
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.
A. Đất. | B. Đẹp. | C. Lúa. | D. Biển. |
Câu 3: Từ nào trong đoạn thơ dưới đây được dùng theo nghĩa chuyển?
Trăng tròn như quả bóng
Lơ lửng treo lưng trời.
A. Bóng. | B. Lưng. | C. Trăng. | D. Lơ lửng. |
--------------------------------
------------- Còn tiếp -------------
=> Giáo án Tiếng Việt 5 cánh diều bài 4: Luyện tập về từ đa nghĩa