Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 5 cánh diều bài 1: Khi bé Hoa ra đời
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 5 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 1: Khi bé Hoa ra đời. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tiếng Việt 5 cánh diều
CHỦ ĐỀ: MĂNG NON
BÀI 1: TRẺ EM NHƯ BÚP TRÊN CÀNH
ĐỌC: KHI BÉ HOA RA ĐỜI
(19 CÂU)
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Từ khi bé Hoa ra đời, con vật nào xuất hiện?
A. Con cò. B. Con vạc. C. Con dế. D. Con vịt.
Câu 2: Từ khi mẹ sinh bé Hoa, hiện tượng nào dưới đây xuất hiện?
A. Len đan thành áo đợi mùa đông sang.
B. Cây cối rụng lá xác xơ.
C. Lúa chín vàng ươm ngoài đồng.
D. Mưa tầm tã như trút nước.
Câu 3: Cây bông được dùng làm gì?
A. Làm áo ấm.
B. Làm đệm êm.
C. Làm chăn bông.
D. Làm gối mịn màng.
Câu 4: Trái hồng được miêu tả như thế nào?
A. Má đỏ hây hây.
B. Chín vàng ươm.
C. Chín vội.
D. Còn xanh.
Câu 5: Trái cam được miêu tả như thế nào?
A. Má đỏ hây hây.
B. Chín vội rời cây vào nhà.
C. Còn xanh.
D. Bị rụng.
Câu 6: Từ khi mẹ sinh bé Hoa, ông trăng trên trời thay đổi như thế nào?
A. Không còn tròn nữa.
B. Sáng rực rỡ hơn.
C. Nghiêng mình trước vành nôi bé nằm.
D. Trở thành vầng trăng khuyết.
Câu 7: Sự vật nào vào thăm bé Hoa?
A. Đàn chim non ghé vào thăm bé.
B. Gió ghé vào thăm bé.
C. Mây ghé vào thăm bé.
D. Mây bay cùng gió vào thăm.
Câu 8: Cây cao dạy bé điều gì?
A. Cây cao dạy bé hát thầm lời ca.
B. Dạy bé những con số.
C. Dạy bé điều hay lẽ phải.
D. Kể cho bé nghe những câu chuyện cổ tích.
Câu 9: Ai đến chơi cùng bé Hoa?
A. Bố đến chơi cùng bé Hoa.
B. Bác hàng xóm đến chơi.
C. Gấu bông cầm quà đến chơi.
D. Búp bê tết tóc, cầm quà đến chơi.
Câu 10: Đâu không phải sự vật được nhắc đến trong bài thơ?
A. Búp bê.
B. Ông trăng.
C. Chú gà.
D. Mây, gió, cây.
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Hình ảnh nào trong lời ru của mẹ đưa bé Hoa vào giấc ngủ bình yên?
A. Hình ảnh cánh cò.
B. Hình ảnh cây bông.
C. Hình ảnh len đan.
D. Hình ảnh búp bê tết tóc.
Câu 2: Bướm trắng, bướm vàng, trái cam, trái hồng đến với bé bằng cách nào?
A. Những sự vật này tự đến.
B. Bằng lời ru của mẹ.
C. Bằng tình yêu thương của gia đình.
D. Thông qua giấc mơ của bé.
Câu 3: Những sự vật nào “đến chơi”, làm cho bé vui và mở mang hiểu biết của bé?
A. Búp bê.
B. Ông trăng cao tít.
C. Mây bay cùng gió.
D. Búp bê, ông trăng cao tít, mây bay cùng gió.
Câu 4: Hình ảnh nào dưới đây không phải là hình ảnh nhân hóa trong bài thơ?
A. Vải hoa bướm trắng, bướm vàng về bay.
B. Cây cao dạy bé hát thầm lời ca.
C. Len đan thành áo đợi mùa đông sang.
D. Trái hồng má đỏ hây hây.
Câu 5: Tác dụng của những hình ảnh nhân hóa trong bài thơ là gì?
A. Giúp câu thơ hấp dẫn hơn.
B. Giúp bài thơ thêm sinh động, thú vị, hấp dẫn.
C. Giúp câu thơ dài hơn, tăng ý biểu đạt.
D. Giúp bài thơ trở nên giàu ý nghĩa hơn.
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Lời ru của mẹ thể hiện điều gì?
A. Thể hiện tình yêu thương vô bờ bến mẹ dành cho Hoa.
B. Thể hiện trí tưởng tượng bay bổng của Hoa.
C. Thể hiện sự phong phú trong lời hát ru.
D. Thể hiện bài học sâu sắc mà mẹ muốn gửi gắm tới Hoa.
Câu 2: Những sự vật xuất hiện trong bài thơ có đặc điểm gì?
A. Chỉ có trong mơ.
B. Đáng sợ, khó gần.
C. Gần gũi, giản dị, là những sự vật xuất hiện xung quanh bé Hoa.
D. To lớn, khổng lồ, khó chạm đến.
Câu 3: Vì sao cây cao lại dạy bé Hoa hát thầm lời ca?
A. Vì cây cao biết hát.
B. Vì gió thổi ngọn cây xì xào như đang hát.
C. Vì bé Hoa thích hát.
D. Vì bé Hoa gắn bó thân thiết với cây.
IV. VẬN DỤNG CAO (01 CÂU)
Câu 1: Lời ru của mẹ có vai trò như thế nào đối với tâm hồn của con?
A. Giúp con yêu đời, yêu cuộc sống tươi đẹp hơn.
B. Giúp con phát triển tốt hơn về trí tuệ.
C. Giúp con thông minh, nhanh nhẹn.
D. Nuôi dưỡng, bồi đắp những tình cảm, cảm xúc tốt đẹp cho con.
=> Giáo án Tiếng Việt 5 cánh diều bài 1: Khi bé Hoa ra đời