Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 5 cánh diều bài 1: Luyện tập viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật văn học (Thực hành viết)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 5 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 1: Luyện tập viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật văn học (Thực hành viết). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án tiếng Việt 5 cánh diều

CHỦ ĐỀ: MĂNG NON

BÀI 1: TRẺ EM NHƯ BÚP TRÊN CÀNH

VIẾT: LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN GIỚI THIỆU MỘT NHÂN VẬT VĂN HỌC

(16 CÂU)

I. NHẬN BIẾT (07 CÂU)

Câu 1: Khi viết đoạn văn giới thiệu nhân vật văn học, em cần lưu ý điều gì?

A. Lựa chọn đặc điểm của nhân vật để giới thiệu.

B. Chọn cuốn sách nổi tiếng, nhiều người biết đến.

C. Chọn tác giả nổi tiếng.

D. Lựa chọn nhân vật có tên hay, gây ấn tượng.

Câu 2: Đâu không phải nội dung cần có trong bài viết đoạn văn giới thiệu nhân vật văn học?

A. Tình cảm của em dành cho nhân vật.

B. Tên nhân vật.

C. Đặc điểm nổi bật của nhân vật.

D. Đánh giá, nhận xét của bạn cùng lớp về nhân vật đó.

Câu 3: Đâu là mục đích của đoạn văn giới thiệu nhân vật văn học?

A. Để nhiều người biết đến cuốn sách hoặc bộ phim, vở kịch hơn.

B. Khích lệ mọi người tìm đọc cuốn sách hoặc xem bộ phim, vở kịch.

C. Thể hiện sự hiểu biết về sách hoặc bộ phim, vở kịch.

D. Thể hiện tình cảm, cảm xúc với nhân vật, qua đó khích lệ mọi người tìm đọc cuốn sách hoặc xem bộ phim, vở kịch.

Câu 4: Khi viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật văn học, yếu tố nào sau đây không nên xuất hiện trong phần mở đoạn?

A. Tên nhân vật.

B. Tên tác phẩm.

C. Tác giả của tác phẩm.

D. Mô tả chi tiết về ngoại hình của nhân vật.

Câu 5: Đọc đoạn văn sau và nhận xét về hoàn cảnh của nhân vật?

Cô bé ấy đã mồ côi mẹ và ngay cả bà nội - người yêu thương em nhất cũng đã qua đời. Không chỉ vậy, hình ảnh cô bé cũng được xây dựng vô cùng chân thực. Trong đêm giao thừa lạnh giá, một cô bé đầu trần, chân đi đất, bụng đói, đang dò dẫm trong bóng tối bán diêm. Em không dám về nhà vì sợ bố sẽ đánh đập khi không bán được diêm. Vừa lạnh vừa đói, cô bé ngồi nép vào một góc tường rồi khẽ quẹt một que diêm để sưởi ấm. Những vị khách qua đường đều rảo bước rất nhanh, chẳng ai đoái hoài đến lời chào hàng của em, chẳng ai bố thí cho em chút đỉnh.

A. Nhân vật có tuổi thơ cô độc, không có bạn bè.

B. Nhân vật có cuộc sống sung túc, hạnh phúc bên gia đình.

C. Nhân vật có cuộc đời bất hạnh, chịu nhiều khổ đau, thiệt thòi.

D. Nhân vật mắc bệnh hiểm nghèo, hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn.

Câu 6: Đọc đoạn văn dưới đây và cho biết nội dung đó thuộc phần nào trong đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách?

Qua nhân vật Dế Mèn, ta thấy được bài học quý giá mà nhà văn Tô Hoài đã mang đến cho người đọc. Dế Mèn chính là hình ảnh của những bạn trẻ mới lớn, phổng phao đẹp mã nhưng tính tình xốc nổi, trải qua những bài học đường đời mới lớn khôn… Chính vì thế mà “Dế Mèn phiêu lưu kí” có sức sống mãnh liệt với thời gian, mãi mãi là người bạn của tuổi thơ.

A. Nội dung thuộc phần kết thúc, nêu rút ra bài học và suy nghĩ về nhân vật.

B. Nội dung thuộc phần mở đầu, giới thiệu nhân vật.

C. Nội dung thuộc phần mở đầu, giới thiệu hoàn cảnh sống của nhân vật.

D. Nội dung thuộc phần triển khai, miêu tả ngoại hình của nhân vật.

Câu 7: Phần kết thúc thường có những nội dung nào?

A. Cảm nhận về nhân vật.

B. Tình cảm, cảm xúc dành cho nhân vật.

C. Bài học mà nhân vật đem đến cho em.

D. Tình cảm, cảm xúc dành cho nhân vật hoặc bài học mà nhân vật đem đến cho em.

II. THÔNG HIỂU (06 CÂU)

Đọc bài văn dưới đây và trả lời các câu hỏi:

Nhân vật chính trong Chuyện con mèo dạy hải âu bay là một chú mèo có tên Giô-ba. Đó là một con mèo đen to đùng, mập ú, sống ở khu bến cảng cùng với cậu chủ nhỏ, người đã cứu thoát nó từ miệng một con bồ nông tham ăn, khi nó còn là một chú mèo con bé tẹo. Giô-ba là con mèo biết giữ lời hứa nhất mà mình từng biết. Khi nhận lời giúp đỡ cô hải âu bị nạn, nó đã chăm lo cho quả trúng mà cô hải âu để lại, nuôi dạy cô bé hải âu con trưởng thành và tìm mọi cách để dạy cô bé bay, đưa cô bé về với thế giới hải âu. Giô-ba cũng là con mèo thông minh và có trái tim nhân hậu nhất. Nó đã dạy cho mình biết: Yêu thương là học cách chấp nhận sự khác biệt và không đòi hỏi người khác phải giống mình. Mình yêu quý Giô-ba, con mèo đen to đùng, mập ú, và mong muốn tìm cho riêng mình một chú mèo như Giô-ba.

Minh An

Câu 1: Đoạn văn giới thiệu về nhân vật nào?

A. Chú hải âu.

B. Chú mèo đen Giô-ba.

C. Con bồ nông.

D. Cô hải âu

Câu 2: Đoạn văn giới thiệu nhân vật trong cuốn sách nào?

A. Chuyện chú hải âu dạy con mèo bay.

B. Chuyện con mèo dạy bồ nông bay.

C. Chuyện con mèo dạy hải âu bay.

D. Con mèo dạy hải âu bay.

Câu 3: Chú mèo Giô-ba trong câu chuyện có đặc điểm ngoại hình như thế nào?

A. Màu lông màu xám to đùng, mập ú.

B. Màu lông màu vàng to đùng, mập ú.

C. Màu lông màu trắng to đùng, mập ú.

D. Màu lông màu đen to đùng, mập ú.

Câu 4: Chú mèo Giô-ba có tính cách như thế nào?

A. Thông minh và có trái tim nhân hậu.

B. Nhanh nhẹn và bướng bỉnh.

C. Nhút nhát, dụt dè.

D. Hung hăng, nóng tính.

Câu 5: Chú mèo Giô-ba đã làm gì?

A. Cứu sống cô hải âu từ miệng của con bồ nông ham ăn.

B. Chăm lo cho quả trứng mà cô hải âu để lại, nuôi dạy bé hải âu đến khi trưởng thành và tìm mọi cách để dạy cô bé bay.

C. Tìm mọi cách đưa cô hải âu về thế giới của loài hải âu.

D. Bỏ mặc hải âu nhỏ tự sinh tồn, tự học bay một mình.

Câu 6: Người viết đã rút ra bài học nào từ chú mèo Giô-ba trong truyện Chuyện chú mèo dạy hải âu bay?

A. Chia sẻ, đồng cảm với những số phận bất hạnh, khó khăn trong cuộc sống.

B. Giao lưu, kết bạn với tất cả mọi người.

C. Yêu thương là học cách chấp nhận sự khác biệt và không đòi hỏi người khác phải giống mình.

D. Yêu thương, đồng cảm với mọi người.

III. VẬN DỤNG (02 CÂU)

Câu 1: Khi viết đoạn văn giới thiệu nhân vật văn học, em cần chú ý điều gì?

A. Thay đổi lại tính cách nhân vật.

B. Sáng tạo thêm những chi tiết mới cho câu chuyện.

C. Viết đúng chính tả, ngữ pháp câu.

D. Thay đổi kết thúc câu chuyện.

Câu 2: : Để làm rõ đặc điểm của nhân vật và giúp người đọc hiểu hơn về tính cách của nhân vật em cần đưa yếu tố nào vào bài viết?

A. Bài thơ viết về nhân vật.

B. Dẫn chứng minh họa lấy từ câu chuyện, bộ phim, vở kịch em chọn.

C. Hình ảnh vẽ nhân vật đó.

D. Câu hát về nhân vật.

IV. VẬN DỤNG CAO (01 CÂU)

Câu 1: Từ câu chuyện về chú mèo Giô-ba, theo em, vì sao “yêu thương là học cách chấp nhận sự khác biệt”? 

A. Vì chúng ta không nên quan trọng ngoại hình của người khác.

B. Vì ai trong chúng ta cũng đều có điểm khác biệt.

C. Khi chúng ta yêu thương ai đó bằng tất cả sự chân thành, thì mọi định kiến và khác biệt chỉ là điểm tựa cho tình cảm cao đẹp.

D. Vì tình yêu thương sẽ khiến chúng ta quên đi ngoại hình của người khác.

=> Giáo án Tiếng Việt 5 cánh diều bài 1: Luyện tập viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật văn học (Thực hành viết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 5 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay