Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 5 cánh diều bài 2: Dấu gạch ngang
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 5 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 2: Dấu gạch ngang. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tiếng Việt 5 cánh diều
CHỦ ĐỀ: MĂNG NON
BÀI 2: BẠN NAM, BẠN NỮ
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: DẤU GẠCH NGANG
(19 CÂU)
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Đâu là công dụng của dấu gạch ngang?
A. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
B. Đánh dấu tên văn bản.
C. Đánh dấu tên nhân vật.
D. Đánh dấu chú thích của từ.
Câu 2: Đâu không phải là công dụng của dấu gạch ngang?
A. Đánh dấu các ý liệt kê.
B. Đánh dấu tên bài đọc.
C. Nối các từ ngữ trong một liên danh.
D. Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
Câu 3: Xác định công dụng của dấu gạch ngang được sử dụng trong câu dưới đây?
Theo kế hoạch, năm mới 2012 sẽ có cầu truyền hình Hà Nội – Huế – TP. Hồ Chí Minh.
A. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
B. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
C. Nối các từ ngữ trong một liên danh.
D. Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
Câu 4: Xác định công dụng của dấu gạch ngang được sử dụng trong đoạn dưới đây?
Bài viết này đề cập đến các vấn đề sau:
– Khái niệm gạch ngang, gạch nối.
– Phân biệt gạch ngang, gạch nối.
– Lý do không nên nhầm lẫn giữa gạch ngang và gạch nối.
– Cách xử lý gạch nối thành gạch ngang và ngược lại.
A. Đánh dấu các ý liệt kê.
B. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
C. Nối các từ ngữ trong một liên danh.
D. Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
Câu 5: Xác định công dụng của dấu gạch ngang được sử dụng trong đoạn dưới đây?
Đốm và Mun im lặng, ngắm những bông hoa chiều tàn tím biếc. Đốm hỏi:
− Sao lại gọi là hoa chiều tàn?
− Là bởi vì trưa nở, chiều tàn.
− Đằng ấy giỏi thật! Gì cũng biết!
Mun được khen phổng mũi, cao hứng nói tiếp:
− Còn hoa mười giờ, thì cứ đúng mười giờ là nở bung.
(Theo Trần Đức Tiến)
A. Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
B. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
C. Nối các từ ngữ trong một liên danh.
D. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
Câu 6: Xác định công dụng của dấu gạch ngang được sử dụng trong đoạn dưới đây?
Con cá sấu này da màu xám ngoét như da cây bần, gai lưng mọc chừng ba đốt ngón tay, trông dễ sợ. Cái đuôi dài – bộ phận khỏe nhất của con vật kinh khủng dùng để tấn công – đã bị trói xếp vào bên mạng sườn.
A. Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
B. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
C. Nối các từ ngữ trong một liên danh.
D. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
Câu 7: Xác định công dụng của dấu gạch ngang được sử dụng trong đoạn dưới đây?
Một bữa Pa-xcan đi đâu về khuya, thấy bố mình - một viên chức tài chính - vẫn cặm cụi trước bàn làm việc.
A. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
B. Nối các từ ngữ trong một liên danh.
C. Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
D. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
Câu 8: Xác định công dụng của dấu gạch ngang được sử dụng trong đoạn dưới đây?
Chuyến tàu Hà Nội – Sài Gòn khởi hành lúc 20 giờ.
A. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
B. Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
C. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
D. Nối các từ ngữ trong một liên danh.
Câu 9: Xác định công dụng của dấu gạch ngang được sử dụng trong đoạn dưới đây?
Dưới đây là một số loài được cho là lớn nhất trong thế giới động vật:
− Cá voi xanh.
− Voi Châu Phi.
− Hươu cao cổ.
− Lạc đà một bướu.
A. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
B. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
C. Nối các từ ngữ trong một liên danh.
D. Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
Câu 10: Xác định công dụng của dấu gạch ngang được sử dụng trong câu dưới đây?
Chương trình học bổng “Vì mái trường xanh” đã đến với các em học sinh khắp ba miền Bắc − Trung − Nam.
A. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
B. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
C. Nối các từ ngữ trong một liên danh
D. Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Sửa lại câu dưới đây bằng cách thêm dấu gạch ngang vào vị trí thích hợp?
Quảng Bình quê hương thứ hai của tôi đang từng ngày đổi thay.
A. Quảng Bình quê hương thứ hai của tôi – đang từng ngày đổi thay.
B. Quảng Bình – quê hương thứ hai của tôi đang từng ngày đổi thay.
C. Quảng Bình quê hương – thứ hai của tôi đang từng ngày đổi thay.
D. Quảng Bình quê hương thứ hai của tôi đang từng ngày – đổi thay.
Câu 2: Sửa lại câu dưới đây bằng cách thêm dấu gạch ngang vào vị trí thích hợp?
Vỏ cây trẩu còn gọi là cây dầu sơn được dùng làm thuốc để chữa đau nhức răng.
A. Vỏ cây trẩu còn gọi là cây dầu sơn – được dùng làm thuốc để chữa đau nhức răng.
B. Vỏ cây trẩu còn gọi là cây dầu sơn được dùng làm thuốc – để chữa đau nhức răng.
C. Vỏ cây trẩu – còn gọi là cây dầu sơn được dùng làm thuốc để chữa đau nhức răng.
D. Vỏ cây trẩu còn gọi là cây dầu sơn được dùng làm thuốc để chữa – đau nhức răng.
Câu 3: Sửa lại câu dưới đây bằng cách thêm dấu gạch ngang vào vị trí thích hợp?
Mỗi năm, vịnh Hạ Long một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam đón hàng triệu lượt khách du lịch trong nước và quốc tế.
A. Mỗi năm, vịnh Hạ Long một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của – Việt Nam đón hàng triệu lượt khách du lịch trong nước và quốc tế.
B. Mỗi năm, vịnh Hạ Long một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam – đón hàng triệu lượt khách du lịch trong nước và quốc tế.
C. Mỗi năm, vịnh Hạ Long một trong những danh lam thắng cảnh – nổi tiếng của Việt Nam đón hàng triệu lượt khách du lịch trong nước và quốc tế.
D. Mỗi năm, vịnh Hạ Long – một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam đón hàng triệu lượt khách du lịch trong nước và quốc tế.
Câu 4: Sửa lại câu dưới đây bằng cách thêm dấu gạch ngang vào vị trí thích hợp?
Thánh địa Mỹ Sơn di tích lịch sử nổi tiếng của tỉnh Quảng Nam được phát hiện vào năm 1885 và được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1999.
A. Thánh địa Mỹ Sơn – di tích lịch sử nổi tiếng của tỉnh Quảng Nam được phát hiện vào năm 1885 và được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1999.
B. Thánh địa Mỹ Sơn di tích lịch sử nổi tiếng của tỉnh Quảng Nam – được phát hiện vào năm 1885 và được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1999.
C. Thánh địa Mỹ Sơn di tích lịch sử nổi tiếng của tỉnh Quảng Nam được phát hiện vào năm 1885 – và được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1999.
D. Thánh địa Mỹ Sơn di tích lịch sử nổi tiếng của tỉnh Quảng Nam được phát hiện vào năm 1885 và được UNESCO công nhận là – Di sản văn hóa thế giới vào năm 1999.
Câu 5: Sửa lại câu dưới đây bằng cách thêm dấu gạch ngang vào vị trí thích hợp?
Làng Hữu Nghị Thái Lan Việt Nam là một ngôi làng đậm đà chất Việt nằm ở làng quê Thái Lan. Nơi đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có thời gian sống và hoạt động. Đây còn là biểu tượng của tình hữu nghị Việt Nam Thái Lan, là địa điểm gặp gỡ của bà con Việt kiều sống trên đất Thái.
A. Làng Hữu Nghị Thái Lan – Việt Nam là một ngôi làng đậm đà chất Việt nằm ở làng quê Thái Lan. Nơi đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có thời gian sống và hoạt động. Đây còn là biểu tượng của tình hữu nghị Việt Nam Thái Lan, – là địa điểm gặp gỡ của bà con Việt kiều sống trên đất Thái.
B. Làng Hữu Nghị Thái Lan – Việt Nam là một ngôi làng đậm đà chất Việt nằm ở làng quê Thái Lan. Nơi đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh – đã có thời gian sống và hoạt động. Đây còn là biểu tượng của tình hữu nghị Việt Nam Thái Lan, là địa điểm gặp gỡ của bà con Việt kiều sống trên đất Thái.
C. Làng Hữu Nghị Thái Lan – Việt Nam là một ngôi làng đậm đà chất Việt nằm ở làng quê Thái Lan. Nơi đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có thời gian sống và hoạt động. Đây còn là biểu tượng của tình hữu nghị Việt Nam – Thái Lan, là địa điểm gặp gỡ của bà con Việt kiều sống trên đất Thái.
D. Làng Hữu Nghị Thái Lan Việt Nam là một ngôi làng đậm đà chất Việt – nằm ở làng quê Thái Lan. Nơi đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có thời gian sống và hoạt động. Đây còn là biểu tượng của tình hữu nghị Việt Nam – Thái Lan, là địa điểm gặp gỡ của bà con Việt kiều sống trên đất Thái.
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Cần thêm dấu gạch ngang vào những vị trí nào trong đoạn văn dưới đây?
“Những trí tuệ vĩ đại” bộ sách viết về một số nhà khoa học nổi tiếng thế giới gồm 5 cuốn. Các bạn nhỏ có thể tìm thấy nhiều thông tin thú vị trong mỗi cuốn sách nhỏ ấy:
Tét-xla một kĩ sư diện người Mỹ đã phát minh ra dòng điện xoay chiều
Ma-ri Quy-ri người phụ nữ gốc Ba Lan đã khám phá ra chất phóng xạ...
(Theo Nguyễn Bảo Ngân)
A. “Những trí tuệ vĩ đại” – bộ sách viết về một số nhà khoa học nổi tiếng thế giới gồm 5 cuốn. Các bạn nhỏ có thể tìm thấy nhiều thông tin thú vị trong mỗi cuốn sách nhỏ ấy:
– Tét-xla – một kĩ sư diện người Mỹ đã phát minh ra dòng điện xoay chiều
– Ma-ri Quy-ri – người phụ nữ gốc Ba Lan đã khám phá ra chất phóng xạ...
B. “Những trí tuệ vĩ đại” bộ sách viết về một số nhà khoa học nổi tiếng thế giới gồm 5 cuốn. Các bạn nhỏ có thể tìm thấy nhiều thông tin thú vị trong mỗi cuốn sách nhỏ ấy:
– Tét-xla một kĩ sư diện người Mỹ đã phát minh ra dòng điện xoay chiều
– Ma-ri Quy-ri người phụ nữ gốc Ba Lan đã khám phá ra chất phóng xạ...
C. “Những trí tuệ vĩ đại” – bộ sách viết về một số nhà khoa học nổi tiếng thế giới gồm 5 cuốn. Các bạn nhỏ có thể tìm thấy nhiều thông tin thú vị trong mỗi cuốn sách nhỏ ấy:
Tét-xla – một kĩ sư diện người Mỹ đã phát minh ra dòng điện xoay chiều
Ma-ri Quy-ri – người phụ nữ gốc Ba Lan đã khám phá ra chất phóng xạ...
D. “Những trí tuệ vĩ đại” – bộ sách viết về một số nhà khoa học nổi tiếng thế giới gồm 5 cuốn. Các bạn nhỏ có thể tìm thấy nhiều thông tin thú vị trong mỗi cuốn sách nhỏ ấy:
– Tét-xla một kĩ sư diện người Mỹ đã phát minh ra dòng điện xoay chiều
– Ma-ri Quy-ri người phụ nữ gốc Ba Lan đã khám phá ra chất phóng xạ...
Câu 2: Dấu gạch ngang trong đoạn văn dưới đây có tác dụng gì?
Tuyến xe buýt số 72 ( Từ bến xe Yên Nghĩa đi Xuân Mai) di chuyển theo lộ trình sau: bến xe Yên Nghĩa – Quốc lộ 6 – Cầu Mai Linh – Biên Giang – Chúc Sơn – Phú Nghĩa - Xuân Mai.
A. Để nối tên thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc của một vụ trồng trọt.
B. Để nối điểm đầu và điểm cuối của một tuyến đường.
C. Để liệt kê các điểm dừng xe buýt.
D. Để nối tên các điểm dừng trên một tuyến đường của xe buýt.
Câu 3: Cần thêm dấu gạch ngang vào những vị trí nào trong đoạn văn dưới đây?
Ngày 24/10/2018, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng đã tổ chức họp báo thông tin về Chương trình Giao lưu hữu nghị biên giới Việt Nam Lào Cam-pu-chia lần thứ nhất, năm 2018.
A. Ngày 24/10/2018, Bộ Tư lệnh Bộ đội – Biên phòng đã tổ chức họp báo thông tin về Chương trình Giao lưu hữu nghị biên giới Việt Nam Lào Cam-pu-chia lần thứ nhất, năm 2018.
B. Ngày 24/10/2018, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng đã tổ chức họp báo thông tin về Chương trình Giao lưu hữu nghị biên giới Việt Nam – Lào – Cam-pu-chia lần thứ nhất, năm 2018.
C. Ngày 24/10/2018, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng – đã tổ chức họp báo thông tin về Chương trình Giao lưu hữu nghị biên giới Việt Nam – Lào Cam-pu-chia lần thứ nhất, năm 2018.
D. Ngày 24/10/2018, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng đã tổ chức họp báo thông tin – về Chương trình Giao lưu hữu nghị biên giới Việt Nam Lào Cam-pu-chia lần thứ nhất, năm 2018.
IV. VẬN DỤNG CAO (01 CÂU)
Câu 1: Dâu gạch ngang trong đoạn thơ sau có tác dụng gì?
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao
A. Đánh dấu các thành phần trong dãy liệt kê.
B. Đánh dấu sự chuyển tiếp giữa chủ ngữ và vị ngữ.
C. Đánh dấu lời thoại trực tiếp.
D. Đánh dấu sự kết nối giữa hai vế trong một phép so sánh.
=> Giáo án Tiếng Việt 5 cánh diều bài 2: Dấu gạch ngang