Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 5 cánh diều bài 1: Chuyện một người thầy

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 5 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 1: Chuyện một người thầy. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án tiếng Việt 5 cánh diều

CHỦ ĐỀ: MĂNG NON

BÀI 1: TRẺ EM NHƯ BÚP TRÊN CÀNH

ĐỌC: CHUYỆN MỘT NGƯỜI THẦY

(19 CÂU)

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Tiếng phổ thông được nhắc tới trong câu chuyện là ngôn ngữ nào?

A. Tiếng Việt.        B. Tiếng Anh.        C. Tiếng Trung.      D. Tiếng Pháp.

Câu 2: Sách vỡ lòng là gì?

A. Sách dành cho học sinh học bậc Tiểu học.

B. Sách dạy chữ cho học sinh bắt đầu đi học trước đây.

C. Sách dành cho học sinh học lớp 5.

D. Sách dành cho người chưa biết chữ.

Câu 3: Rẻo cao là vùng đất nào?

A. Là vùng trung du có những mảnh đất trồng trọt nhỏ.

B. Là vùng đồng bằng có những cánh đồng lúa bạt ngàn.

C. Là vùng núi cao Tây Bắc ở Việt Nam.

D. Là vùng núi cao có những mảnh đất trồng trọt nhỏ.

 

Câu 4: Miền phiên giậu là khu vực nào?

A. Khu vực biên giới.

B. Khu vực biển đảo.

C. Khu vực miền núi.

D. Khu vực đồng bằng.

Câu 5: Thầy giáo được nhắc đến trong câu chuyện là ai?

A. Thầy giáo Chu Văn An.

B. Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký.

C. Thầy giáo Nguyễn Bỉnh Khiêm.

D. Thầy giáo Nguyễn Văn Bôn.

Câu 6: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phong tặng danh hiệu gì cho nhà giáo trong câu chuyện?

A. Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân.

B. Anh hùng Lao động.

C. Nghệ sĩ nhân dân.

D. Nhà giáo nhân dân.

Câu 7: Thầy Bôn đã xung phong lên dạy học ở đâu?

A. Xã Mường Tè, thị trấn Mường Tè, tỉnh Điện Biên.

B. Xã Mù Cả, huyện Mường Tè, tỉnh Điện Biên.

C. Xã Mù Cả, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.

D. Xã Nậm Cao, huyện Mừng Tè, tỉnh Lai Châu.

Câu 8: Thầy Bôn đã tự tay làm gì?

A. Mua quần áo, sách vở cho các bạn học sinh.

B. Mua bàn ghế, dụng cụ học tập cho các bạn học sinh.

C. Kêu gọi mọi người ủng hộ tiền để xây trường.

D. Tự tay đẵn gỗ dựng một lớp học, có đủ bàn ghế cho 40 học sinh.

Câu 9: Ngày khai giảng, lớp học có những gì?

A. Cả lớp chỉ có một hộp phấn và một quyển sách vỡ lòng.

B. Đầy đủ sách vở, bàn ghế.

C. Có bảng và giấy viết, bút viết.

D. Có rất nhiều dụng cụ học tập mới.

Câu 10: Các bạn học sinh viết chữ bằng dụng cụ nào?

A. Vở và bút mực.

B. Vở và bút chì.

C. Tàu lá chuối và những chiếc bút gỗ tự tạo.

D. Bảng và phấn.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Thầy Bôn đã gặp những khó khăn gì ở nơi dạy học?

A. Cả xã không ai biết tiếng phổ thông.

B. Học sinh phải viết vào lá chuối bằng bút gỗ tự tạo.

C. Không có học sinh đến lớp học chữ.

D. Cả xã không ai biết tiếng phổ thông và học sinh phải viết vào lá chuối bằng bút gỗ tự tạo.

Câu 2: Thầy Bôn đã làm gì để vượt qua những khó khăn, tổ chức dạy học?

A. Nhặt bưởi rừng về làm bóng cho các em chơi.

B. Tổ chức cho các em học sinh làm nương, bán thóc.

C. Dạy các em hát, múa, diễn kịch.

D. Nhặt bưởi rừng về làm bóng cho các em chơi, tổ chức cho các em học sinh làm nương, bán thóc, dạy các em hát, múa, diễn kịch.

Câu 3: Theo em, những đóng góp của thầy Bôn ở đoạn 4 có ý nghĩa như thế nào?

A. Là mục đích để các em học sinh đến trường.

B. Là nguồn động viên tinh thần rất lớn cho các em học sinh.

C. Việc làm của thầy là tấm gương cho các vùng khó khăn trong cả nước học theo, giúp cho việc xoá mù chữ thành công.

D. Là nghĩa vụ và trách nhiệm của một nhà giáo.

Câu 4: Thầy Bôn đã nghĩ ra cách nào để giúp dân xóa nạn mù chữ?

A. Thầy đề xuất mỗi bản chọn ra một đến hai thanh niên đến học rồi về dạy cho người khác.

B. Thầy đến từng bản để dạy chữ cho mọi người.

C. Các bản khác có thể đến trường của thầy để học chữ.

D. Các em học sinh có thể về nhà và dạy lại cho người thân.

Câu 5: Học trò của thầy Bôn đã đạt được những thành công gì?

A. Đạt nhiều thành tích cao trong học tập.

B. Nhiều người thành đạt, có những cống hiến quan trọng cho miền phên giậu của Tổ quốc.

C. Giành được nhiều giải thưởng lớn ở nhiều cuộc thi.

D. Làm nhiều chức vụ lớn.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Thầy giáo Bôn có những phẩm chất đáng quý nào?

A. Tận tâm, yêu thương học trò, không ngại khó khăn gian khổ.

B. Chăm chỉ, kiên trì, nhẫn nại.

C. Dũng cảm, kiên cường, không ngại khó khăn.

D. Lạc quan, yêu đời, yêu thương mọi người.

Câu 2: Câu chuyện trên nói lên điều gì về sự chăm sóc của thầy cô giáo đối với học sinh?

A. Sự đồng cảm, sẻ chia với học sinh.

B. Sự đam mê, nhiệt huyết với công việc.

C. Tình yêu thương, sự tận tụy, hết lòng quan tâm, chăm sóc dạy dỗ của thầy cô với học sinh.

D. Sự yêu quý, trân trọng học sinh.

Câu 3: Việc viết chữ lên lưng trâu cho người dân học thể hiện điều gì từ con người thầy Bôn?

A. Sự sáng tạo, tâm huyết.

B. Sự quyết tâm xóa mù chữ ở trên bản.

C. Sự vui vẻ, lạc quan trong mọi hoàn cảnh thiếu thốn.

D. Sự yêu thích công việc dạy học.

IV. VẬN DỤNG CAO (01 CÂU)

Câu 1: Tại sao việc xóa mù chữ lại vô cùng quan trọng ở khu vực miền múi?

A. Để cuộc sống ấm no, khấm khá hơn.

B. Bởi đó là công cụ để tiếp nhận tri thức văn hóa khoa học và đời sống, để tiếp cận những thứ hiện đại hơn, thay đổi chất lượng cuộc sống.

C. Để không bị lạc hậu, tụt lại phía sau.

D. Để phát triển đất nước giàu mạnh.

=> Giáo án Tiếng Việt 5 cánh diều bài 1: Chuyện một người thầy

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 5 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay