Bài tập file word Sinh học 6 kết nối Ôn tập chương 5 (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 (sinh học) kết nối. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chương 5 (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học sinh học 6 KNTT.

Xem: => Giáo án vật lí 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống

ÔN TẬP CHƯƠNG 5: TẾ BÀO

(PHẦN 2 - 20 CÂU)

Câu 1: Nêu các đặc điểm về hình dạng và kích thước của tế bào.

Trả lời:

- Tế bào có nhiều hình dạng khác nhau như hình cầu, hình đĩa, hình sợi, hình sao, hình trụ, hình thoi, hình đa giác,... - Tế bào có nhiều hình dạng khác nhau như hình cầu, hình đĩa, hình sợi, hình sao, hình trụ, hình thoi, hình đa giác,...

- Đa số các tế bào có kích thước nhỏ bé, chỉ quan sát được bằng kính hiển vi, một số tế bào đủ lớn để quan sát bằng kính lúp hoặc mắt thường - Đa số các tế bào có kích thước nhỏ bé, chỉ quan sát được bằng kính hiển vi, một số tế bào đủ lớn để quan sát bằng kính lúp hoặc mắt thường

Câu 2: Có mấy loại tế bào? Nêu đặc điểm của các loại tế bào đó.

Trả lời:

Có 2 loại tế bào: tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực

- Tế bào nhân sơ chưa có nhân hoàn chỉnh (không có màng nhân ngăn cách giữa chất nhân và tế bào chất). Vùng chứa vật chất di truyền được gọi là vùng nhân. Tế bào chất không có hệ thống nội màng cũng như các bào quan có màng bao bọc, chỉ có bào quan duy nhất là ribosome. Tế bào vi khuẩn là tế bào nhân sơ. - Tế bào nhân sơ chưa có nhân hoàn chỉnh (không có màng nhân ngăn cách giữa chất nhân và tế bào chất). Vùng chứa vật chất di truyền được gọi là vùng nhân. Tế bào chất không có hệ thống nội màng cũng như các bào quan có màng bao bọc, chỉ có bào quan duy nhất là ribosome. Tế bào vi khuẩn là tế bào nhân sơ.

- Tế bào nhân thực đã có nhân hoàn chỉnh, vật chất di truyền nằm trong nhân được bao bọc bởi màng nhân. Tế bào chất được chia thành nhiều khoang bởi hệ thống nội màng và có các bào quan có màng bao bọc. - Tế bào nhân thực đã có nhân hoàn chỉnh, vật chất di truyền nằm trong nhân được bao bọc bởi màng nhân. Tế bào chất được chia thành nhiều khoang bởi hệ thống nội màng và có các bào quan có màng bao bọc.

Câu 3: Tế bào lớn lên như thế nào?

Trả lời:

Các tế bào con mới hình thành có kích thước bé. Nhờ quá trình trao đổi chất mà kích thước và khối lượng của chúng tăng dần lên, trở thành các tế bào trưởng thành.

Câu 4: Vì sao nói tế bào là đơn vị cấu tạo cơ bản của mọi sinh vật.

Trả lời:

Vì mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào và tế bào có thể thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản như sinh trưởng (lớn lên), hấp thụ chất dinh dưỡng, hô hấp, cảm ứng, bài tiết và sinh sản.

Câu 5: Quan sát hình bên và chú thích các thành phần trong hình.

Trả lời:

1. Thành tế bào

2. Tế bào chất

3. Nhân

4. Lục lạp

Câu 6: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào không cần thay thế tế bào mới?

1. Tóc dài ra

2. Bị ngã xước tay

3. Kim đâm vào đầu ngón tay

4. Chiều cao cơ thể tăng lên

5. Dạ dày tiêu hóa thức ăn

Trả lời:

Trường hợp không cần thay thế tế bào mới: 1, 4, 5.

Câu 7: Vì sao các loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau?

Trả lời:

Mỗi loại tế bào đảm nhiệm những chức năng khác nhau vì thế mà chúng có cấu tạo, hình dạng và kích thước khác nhau để phù hợp với chức năng của tế bào.

Câu 8: So sánh tế bào động vật và tế bào thực vật.

Trả lời:

 Tế bào động vậtTế bào thực vật
Giống - Đều là tế bào nhân thực  - Đều có cấu tạo từ các thành phần chính là màng tế bào, tế bào chất và nhân 
Khác - Không có thành tế bào  - Không bào nhỏ hoặc không có  - Không có lục lạp - Thành tế bào được cấu tạo từ cellulose  - Không bào lớn  - Có lục lạp

Câu 9: Theo các nhà khoa học, cơ thể con người cần thay mới khoảng 330 tỷ tế bào mỗi ngày. Quá trình nào của cơ thể giúp tạo ra số lượng tế bào lớn như vậy để thay thế các tế bào bị loại bỏ? Em hãy tính số lượng tế bào mới tạo ra mỗi giây để đảm bảo đủ số lượng tế bào cần thay thế.

Trả lời:

- Quá trình sinh sản của tế bào giúp tạo ra các tế bào mới - Quá trình sinh sản của tế bào giúp tạo ra các tế bào mới

- Số lượng tế bào tạo ra mỗi giây là:  - Số lượng tế bào tạo ra mỗi giây là:

330 000 000 000 : (24 x 60 x 60) = ~ 3,8 triệu tế bào

Câu 10: Từ các kích thước của tế bào, xác định dụng cụ quan sát phù hợp.

Trả lời:

- Từ 0,1 nm đến 100 μM: sử dụng kính hiển vi điện tử - Từ 0,1 nm đến 100 μM: sử dụng kính hiển vi điện tử

- Từ 100 nm đến 1 cm: sử dụng kính hiển vi quang học - Từ 100 nm đến 1 cm: sử dụng kính hiển vi quang học

- Từ 100 μM đến 1 km: quan sát bằng mắt thường - Từ 100 μM đến 1 km: quan sát bằng mắt thường

Câu 11: Các đặc điểm nào của tế bào động vật và tế bào thực vật thích nghi với hình thức dinh dưỡng của chúng?

Trả lời:

- Tế bào thực vật có lục lạp chứa diệp lục giúp hấp thu năng lượng ánh sáng Mặt Trời để tổng hợp chất hữu cơ trong quá trình quang hợp → Thực vật có hình thức dinh dưỡng tự dưỡng. - Tế bào thực vật có lục lạp chứa diệp lục giúp hấp thu năng lượng ánh sáng Mặt Trời để tổng hợp chất hữu cơ trong quá trình quang hợp → Thực vật có hình thức dinh dưỡng tự dưỡng.

- Tế bào động vật không có lục lạp → Động vật có hình thức dinh dưỡng dị dưỡng. - Tế bào động vật không có lục lạp → Động vật có hình thức dinh dưỡng dị dưỡng.

- Thực vật cứng cáp dù không có hệ xương nâng đỡ như ở động vật vì tế bào thực vật có thành tế bào bao bọc bên ngoài màng tế bào. Thành tế bào được cấu tạo bằng cellulose cứng chắc có chức năng quy định hình dạng, đảm bảo độ cứng cáp cho tế bào thực vật nói riêng và cơ thể thực vật nói chung. - Thực vật cứng cáp dù không có hệ xương nâng đỡ như ở động vật vì tế bào thực vật có thành tế bào bao bọc bên ngoài màng tế bào. Thành tế bào được cấu tạo bằng cellulose cứng chắc có chức năng quy định hình dạng, đảm bảo độ cứng cáp cho tế bào thực vật nói riêng và cơ thể thực vật nói chung.

Câu 12: Nêu ý nghĩa sự lớn lên và sinh sản của tế bào.

Trả lời:

Sự lớn lên và sinh sản làm tăng số lượng tế bào, thay thế các tế bào già, các tế bào bị tổn thương, giúp cơ thể lớn lên, sinh trưởng và phát triển.

Câu 13: Việc đánh giá hình dạng và kích thước tế bào có thể hỗ trợ trong nghiên cứu về tác động của dược phẩm và hóa chất như thế nào?

Trả lời:

Đánh giá hình dạng và kích thước tế bào có thể được sử dụng để đo lường tác động của dược phẩm và hóa chất lên tế bào. Nó có thể giúp xác định tác động làm thay đổi kích thước tế bào, hình dạng và sự sống còn của chúng, cung cấp thông tin về độ toàn vẹn và tình trạng của tế bào sau khi tiếp xúc với các chất này.

Câu 14: Tại sao lá cây có màu xanh?

Trả lời:

Chính những lục lạp (có chứa chất diệp lục) vô cùng nhỏ bé trong mỗi tế bào thực vật đã tạo nên màu xanh của lá cây.

Câu 15: Em hãy lập kế hoạch về chế độ dinh dưỡng và tập luyện hợp lý giúp cơ thể đạt được chiều cao tối ưu dựa trên kiến thức về ý nghĩa của sự sinh sản tế bào đối với cơ thể.

Trả lời:

Để cơ thể đạt được chiều cao tối đa, các tế bào xương phải gia tăng về mặt kích thước và số lượng tế bào nhờ quá trình lớn lên và sinh sản của tế bào được thúc đẩy bởi chế độ dinh dưỡng và tập luyện:

- Dinh dưỡng quyết định đến 32% trong quá trình phát triển chiều cao tự nhiên. Nên ăn uống đủ chất, bổ sung các chất hỗ trợ cho sự phát triển của xương như canxi, vitamin D, magie, kẽm,... có nhiều trong cải thìa, rau bina, đậu nành, hải sản, sữa, cà chua,... - Dinh dưỡng quyết định đến 32% trong quá trình phát triển chiều cao tự nhiên. Nên ăn uống đủ chất, bổ sung các chất hỗ trợ cho sự phát triển của xương như canxi, vitamin D, magie, kẽm,... có nhiều trong cải thìa, rau bina, đậu nành, hải sản, sữa, cà chua,...

- Các bài tập tăng chiều cao hợp lý sẽ làm cho xương, cơ bắp càng thêm mạnh mẽ; khớp, dây chằng mềm dẻo hơn, từ đó giúp tăng chiều cao con người. Vận động có tác dụng thúc đẩy rất lớn đối với chiều cao của trẻ. Tùy từng độ tuổi khác nhau mà có các môn vận động thích hợp để tăng chiều cao. Trẻ còn nhỏ tuổi nên mát xa hoặc luyện tập môn bơi lội. Trẻ lớn hơn một chút nên ra ngoài đi nhiều, hoạt động vươn thẳng tay chân là cách lựa chọn tốt nhất, ví dụ: tập các động tác vươn tay, đá bóng,… Sau khi trẻ 3 tuổi, bố mẹ có thể cho trẻ tham gia một số môn thể thao đơn giản như leo cầu thang, bóng rổ, nhảy dây, đá cầu,… - Các bài tập tăng chiều cao hợp lý sẽ làm cho xương, cơ bắp càng thêm mạnh mẽ; khớp, dây chằng mềm dẻo hơn, từ đó giúp tăng chiều cao con người. Vận động có tác dụng thúc đẩy rất lớn đối với chiều cao của trẻ. Tùy từng độ tuổi khác nhau mà có các môn vận động thích hợp để tăng chiều cao. Trẻ còn nhỏ tuổi nên mát xa hoặc luyện tập môn bơi lội. Trẻ lớn hơn một chút nên ra ngoài đi nhiều, hoạt động vươn thẳng tay chân là cách lựa chọn tốt nhất, ví dụ: tập các động tác vươn tay, đá bóng,… Sau khi trẻ 3 tuổi, bố mẹ có thể cho trẻ tham gia một số môn thể thao đơn giản như leo cầu thang, bóng rổ, nhảy dây, đá cầu,…

Câu 16: Nhờ vào đặc điểm bên ngoài nào để phân biệt các loại tế bào?

Trả lời:

Có thể phân biệt các loại tế bào nhờ hình dạng và kích thước.

Câu 17: Quy trình nhân bản cừu, người ta tiến hành các bước như hình. Cừu Dolly sinh ra sẽ mang đặc điểm di truyền của con cừu nào? Giải thích.

Trả lời:

Đặc điểm di truyền chủ yếu do gene nhân quy định → Cừu Dolly có hầu hết các đặc điểm di truyền giống cừu mặc trắng.

Câu 18: Nêu ưu, nhược điểm của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.

Trả lời:

- Tế bào nhân sơ: - Tế bào nhân sơ:

+ Ưu điểm: tốc độ trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản nhanh; quá trình phân chia nhanh chóng làm thời gian thế hệ cũng rút ngắn đi. + Ưu điểm: tốc độ trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản nhanh; quá trình phân chia nhanh chóng làm thời gian thế hệ cũng rút ngắn đi.

+ Nhược điểm: không dễ thích nghi nếu môi trường thay đổi đột ngột. + Nhược điểm: không dễ thích nghi nếu môi trường thay đổi đột ngột.

- Tế bào nhân thực - Tế bào nhân thực

+ Ưu điểm: kích thước lớn hơn nên tránh được được sự thực bào của các tế bào khác và dễ thực bào các tế bào nhỏ hơn, khả năng thích nghi cao hơn tế bào nhân sơ. + Ưu điểm: kích thước lớn hơn nên tránh được được sự thực bào của các tế bào khác và dễ thực bào các tế bào nhỏ hơn, khả năng thích nghi cao hơn tế bào nhân sơ.

+ Nhược điểm: tốc độ trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản chậm hơn tế bào nhân sơ. + Nhược điểm: tốc độ trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản chậm hơn tế bào nhân sơ.

Câu 19: Lấy ví dụ các trường hợp cần thay thế tế bào mới.

Trả lời:

Ví dụ: thay thế tế bào chết khi đánh răng, thay thế tế bào mới khi rụng tóc, thay thế tế bào mới khi cơ thể bị tổn thương (đứt tay, vết trầy xước trên da,...)

Câu 20: Hãy hoàn thành bảng dưới đây.

Thành phần tế bàoChức năngTế bào thực vậtTế bào động vật
Màng tế bàoBao bọc và bảo vệ các thành phần bên trong tế bào, tham gia vào quá trình trao đổi chất giữa tế bào và môi trường.
Thành tế bào   
Tế bào chất   
Không bào   
Lục lạp   

Trả lời:

Thành phần tế bàoChức năngTế bào thực vậtTế bào động vật
Màng tế bàoBao bọc và bảo vệ các thành phần bên trong tế bào, tham gia vào quá trình trao đổi chất giữa tế bào và môi trường.
Thành tế bàoQuy định hình dạng tế bào và có chức năng bảo vệ tế bàoKhông
Tế bào chấtLà nơi diễn ra các hoạt động trao đổi chất của tế bào
Không bào

Có nhiều chức năng khác nhau:

 - Thực vật:  + Chứa chất phế thải độc hại  + Chứa muối khoáng  + Chứa sắc tố  - Động vật: Tiêu hóa và co bóp

Lục lạpChuyển đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa họcKhông

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word sinh học 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay