Phiếu trắc nghiệm KHTN 6 Vật lí Kết nối Ôn tập cuối kì 1 (Đề 3)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 (Vật lí) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án vật lí 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống
TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 6 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 1
ĐỀ SỐ 03:
Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng về mối quan hệ giữa trọng lượng và khối lượng?
A. Vật có khối lượng càng lớn thì trọng lượng càng nhỏ.
B. Khối lượng và trọng lượng của một vật không liên quan đến nhau.
C. Trọng lượng của vật không thay đổi khi vật thay đổi vị trí.
D. Khối lượng càng lớn thì trọng lượng càng lớn.
Câu 2: Nhận định nào sau đây không đúng về sự biến dạng của lò xo?
A. Khi bị kéo dãn, lò xo có thể trở về trạng thái ban đầu nếu không bị kéo quá mức.
B. Khi tác dụng một lực, lò xo có thể bị nén lại hoặc kéo dãn.
C. Khi lò xo bị kéo quá mức, nó vẫn có thể trở về trạng thái ban đầu.
D. Độ giãn của lò xo tỉ lệ với trọng lượng của vật treo.
Câu 3: Khi phanh gấp xe đạp trên đường, bánh xe có thể bị trượt dài trên mặt đường. Lực ma sát nào đóng vai trò chính trong trường hợp này?
A. Lực ma sát nghỉ
B. Lực ma sát trượt
C. Lực ma sát lăn
D. Không có lực ma sát
Câu 4: Vật nào dưới đây bị tác dụng của lực và chuyển động nhanh lên?
A. Một quả bóng lăn chậm dần trên sàn nhà
B. Một chiếc xe đang đứng yên bắt đầu chuyển động
C. Một viên bi đang lăn đột nhiên dừng lại
D. Một quả bóng đang bay bị đổi hướng bởi một cú đá
Câu 5: Để giảm lực cản của nước, người ta thường làm gì với các tàu thuyền?
A. Làm thân tàu thuyền có nhiều cạnh
B. Làm thân tàu thuyền bằng vật liệu nhẹ
C. Làm thân tàu thuyền càng rộng càng tốt
D. Làm thân tàu thuyền càng nhọn càng tốt
Câu 6: Khi vật đang đứng yên, chịu tác dụng của một lực duy nhất, thì vật sẽ như thế nào?
A. Chuyển động nhanh dần.
B. Vẫn đứng yên.
C. Chuyển động chậm dần.
D. Chuyển động nhanh dần sau đó chậm dần.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây về lực đàn hồi của một lò xo là đúng?
A. Chiều dài của lò xo khi bị kéo dãn càng lớn thì lực đàn hồi càng nhỏ.
B. Chiều dài của lò xo khi bị kéo dãn càng nhỏ thì lực đàn hồi càng lớn.
C. Trong hai trường hợp lò xo có chiều dài khác nhau: trường hợp nào lò xo dài hơn thì lực đàn hồi mạnh hơn.
D. Độ biến dạng của lò xo càng nhỏ thì lực đàn hồi càng nhỏ.
Câu 8: Ba khối kim loại : 2kg đồng, 2kg sắt và 2kg nhôm. Khối nào có trọng lượng lớn nhất?
A. Khối nhôm
B. Khối sắt
C. Khối đồng
D. Ba khối có trọng lượng bằng nhau.
Câu 9: Chọn phát biểu đúng?
A. Độ lớn của lực cản càng lớn khi diện tích mặt cản càng nhỏ.
B. Độ lớn của lực cản càng lớn khi diện tích mặt cản càng lớn.
C. Vật đi càng nhanh thì lực cản của không khí càng nhỏ.
D. Tờ giấy để phẳng rơi nhanh hơn hòn đá.
Câu 10: Khi treo vật vào lò xo theo phương thẳng đứng, nếu thay vật đó bằng một vật khác có trọng lượng gấp đôi, độ giãn của lò xo sẽ:
A. Không thay đổi
B. Giảm đi một nửa
C. Tăng gấp đôi
D. Tăng gấp bốn
Câu 11: Một vật đang chuyển động thẳng đều trên mặt phẳng nhẵn không ma sát. Nếu không có lực nào tác dụng lên nó, vật sẽ:
A. Tiếp tục chuyển động thẳng đều
B. Ngừng chuyển động ngay lập tức
C. Chuyển động nhanh dần
D. Chuyển động chậm dần rồi dừng lại
Câu 12: Vì sao giày trượt băng có lưỡi trượt bằng kim loại mỏng?
A. Để tăng ma sát giúp người chơi kiểm soát tốt hơn.
B. Để làm giảm ma sát trượt giúp di chuyển dễ dàng hơn.
C. Để giảm trọng lượng của giày trượt.
D. Để tăng độ bền của giày.
Câu 13: Trọng lực có phương và chiều như thế nào?
A. Phương thẳng đứng, chiều hướng về phía Trái Đất.
B. Phương nằm ngang, chiều từ Tây sang Đông.
C. Phương nằm ngang, chiều từ Đông sang Tây.
D. Phương thẳng đứng, chiều hướng ra xa Trái Đất.
Câu 14: Dụng cụ nào sau đây được dùng để đo độ lớn của lực?
A. Thước kẻ
B. Lực kế
C. Nhiệt kế
D. Cân đồng hồ
Câu 15: Nhận định nào không đúng khi nói về lực tiếp xúc?
A. Lực tiếp xúc chỉ xuất hiện khi hai vật chạm vào nhau
B. Lực tiếp xúc có thể làm vật biến dạng
C. Lực tiếp xúc chỉ xuất hiện khi vật đứng yên
D. Lực tiếp xúc có thể làm vật thay đổi trạng thái chuyển động
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?
a) Hướng của mũi tên biểu diễn lực cho biết phương và chiều của lực.
b) Để biểu diễn hoàn toàn một lực, ta cần xác định độ lớn, phương, chiều và điểm đặt của lực.
c) Lực là một đại lượng vô hướng.
d) Điểm đặt của mũi tên lực trùng với trọng tâm của vật.
Câu 2: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai về ví dụ của lực đẩy?
a) Nam châm hút một miếng sắt.
b) Vận động viên đẩy tạ.
c) Lò xo bị kéo dãn.
d) Người đẩy một chiếc xe đạp.