Phiếu trắc nghiệm KHTN 6 Vật lí Kết nối Ôn tập cuối kì 1 (Đề 2)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 (Vật lí) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án vật lí 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống

TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 6 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 1

ĐỀ SỐ 02:

Câu 1: Trọng lượng của một vật là:

A. Độ lớn của lực hút Trái Đất tác dụng lên vật.

B. Khối lượng của vật.

C. Số đo lượng chất của vật.

D. Lực do vật tác dụng lên Trái Đất.

Câu 2: Một học sinh đẩy một chiếc hộp nặng trên sàn nhà nhưng chiếc hộp không di chuyển. Lực nào đã ngăn cản sự chuyển động của chiếc hộp?

A. Lực hấp dẫn

B. Lực đàn hồi

D. Lực ma sát trượt

D. Lực ma sát nghỉ

Câu 3: Độ giãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ thuận với:

A. Thể tích của vật

B. Khối lượng của vật

C. Diện tích tiếp xúc giữa vật và lò xo

D. Diện tích của vật

Câu 4: Khi nào ta nói vật A tác dụng lực lên vật B?

A. Khi vật A đứng yên bên cạnh vật B

B. Khi vật A có khối lượng lớn hơn vật B

C. Khi vật A làm thay đổi tốc độ hoặc hướng chuyển động của vật B

D. Khi vật A không tiếp xúc với vật B

Câu 5: Lực cản của nước sẽ thay đổi như thế nào khi vật di chuyển với tốc độ tăng dần?

A. Lực cản sẽ giảm

B. Lực cản sẽ không thay đổi

C. Lực cản sẽ tăng

D. Lực cản sẽ biến mất

Câu 6: Một học sinh có khối lượng 30,5 kg thì có trọng lượng tương ứng là bao nhiêu?

A. 300N

B. 305N 

C. 503N

D. 500N

Câu 7: Đâu là điểm khác biệt giữa quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh?

A. Nội sinh tạo ra địa hình lớn, ngoại sinh tạo ra địa hình nhỏ hơn

B. Nội sinh làm san bằng địa hình, ngoại sinh tạo núi

C. Nội sinh chỉ tác động đến đại dương, ngoại sinh chỉ tác động đến lục địa

D. Cả hai quá trình đều không ảnh hưởng đến bề mặt Trái Đất

Câu 8: Khi buông viên phấn, viên phấn rơi là vì:

A. Lực đẩy của tay

B. Sức đẩy của không khí

C. Lực hút của Trái Đất tác dụng lên nó. 

D. Một lí do khác

Câu 9: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào lực ma sát có hại?

A. Em bé đang cầm chai nước trên tay.

B. Ốc vít bắt chặt vào với nhau.

C. Con người đi lại được trên mặt đất.

D. Lốp xe ôtô bị mòn sau một thời gian dài sử dụng.

Câu 10: Một vật đang đứng yên bắt đầu chuyển động khi có lực tác dụng lên nó. Điều này cho thấy:

A. Lực luôn làm cho vật chuyển động nhanh hơn

B. Lực luôn làm vật thay đổi hướng chuyển động

C. Lực có thể làm vật thay đổi trạng thái chuyển động

D. Lực không ảnh hưởng đến sự chuyển động của vật

Câu 11: Nhận định nào sau đây là không đúng về lực ma sát?

A. Lực ma sát luôn cản trở chuyển động của vật.

B. Lực ma sát có thể giúp vật di chuyển.

C. Lực ma sát nghỉ giữ vật đứng yên ngay cả khi có lực tác dụng lên nó.

D. Lực ma sát trượt xuất hiện khi vật trượt trên bề mặt của vật khác.

Câu 12: Tại sao đi lại trên mặt đất dễ dàng hơn khi đi lại dưới nước?

A. Vì khi đi dưới nước chịu cả lực cản của nước và không khí.

B. Vì khi ở dưới nước ta bị Trái Đất hút nhiều hơn.

C. Vì lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí.

D. Vì không khí chuyển động còn nước thì đứng yên.

Câu 13: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào xuất hiện lực không tiếp xúc?

A. Em bé đẩy cho chiếc xe đồ chơi rơi xuống đất.

B. Quả táo rơi từ trên cây xuống.

C. Cầu thủ đá quả bóng bay vào gôn.

D. Gió thổi làm thuyền chuyển động.

Câu 14: Muốn biểu diễn một vectơ lực chúng ta cần phải biết các yếu tố:

A. Hướng của lực

B. Điểm đặt, phương, chiều của lực.

C. Điểm đặt, phương, độ lớn của lực.

D. Điểm đặt, phương, chiều và độ lớn của lực.

Câu 15: Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào không liên quan đến tác dụng của lực?

A. Một chiếc xe máy đang chạy thì phanh gấp và dừng lại

B. Một người ném quả bóng lên cao, quả bóng bay lên rồi rơi xuống

C. Một chiếc lá rụng xuống từ cành cây

D. Một chiếc thước đặt yên trên bàn

Câu 16: ............................................

............................................

............................................

TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI

Câu 1: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?

a) Điểm đặt của lực là vị trí mà lực tác dụng lên vật.

b) Độ lớn của lực được đo bằng đơn vị Newton (N).

c) Chiều của lực luôn hướng vào tâm vật.

d) Phương của lực luôn vuông góc với phương chuyển động của vật.

Câu 2: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?

a) Lực là tác dụng đẩy hoặc kéo của vật này lên vật khác.

b) Lực luôn cần một vật tác dụng và một vật chịu tác dụng.

c) Lực là một đại lượng vô hướng.

d) Lực chỉ làm cho vật thay đổi chuyển động.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm vật lí 6 kết nối tri thức với cuộc sống - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay