Câu hỏi tự luận Đạo đức 4 cánh diều bài 5: Em yêu lao động
Bộ câu hỏi tự luận Đạo đức 4 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 5: Em yêu lao động. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Đạo đức 4 cánh diều
Xem: => Giáo án đạo đức 4 cánh diều
BÀI 5: EM YÊU LAO ĐỘNGNhận biết
Câu 1: Quan sát các bức tranh sau và cho biết bức tranh nào thể hiện sự yêu lao động?
Trả lời:
- Các bức tranh thể hiện sự yêu lao động:
+ Tranh 2: cậu bé yêu thích công việc của bố “Con thích công việc của bố lắm ạ”
+ Tranh 3: cậu bé chăn gà giúp mẹ “Con làm thêm một lúc nữa là xong ạ”
Câu 2: Đánh dấu x vào những trường hợp là biểu hiện của yêu lao động?
Đc nghỉ học My ngủ đến trưa mới dậy | |
Huế chạy bộ thường xuyên vào lúc 5h chiều | |
Mỗi khi trực nhật Khánh thường chỉ lau bảng còn những việc khác đùn đẩy cho Tươi làm | |
Phương lấy lí do bị mệt để nghỉ học |
Trả lời:
Đc nghỉ học My ngủ đến trưa mới dậy | |
Huế chạy bộ thường xuyên vào lúc 5h chiều | x |
Mỗi khi trực nhật Khánh thường chỉ lau bảng còn những việc khác đùn đẩy cho Tươi làm | |
Phương lấy lý do bị mệt để nghỉ học |
Câu 3: Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
Hình ảnh được lặp đi lặp lại trong bài? Hình ảnh đó tượng trưng cho người nông dân như thế nào?
Trả lời:
- Hình ảnh được lặp đi lặp lại trong bài là hình ảnh giọt mồ hôi (nhắc lại 4 lần)
- Hình ảnh giọt mồ hôi tượng trưng cho những vất vả cơ cực, sự chịu thương chịu khó của người nông dân.
Câu 4: Hằng ngày ngoài giờ học Hường thường xuyên làm các công việc gia đình như rửa bát dọn dẹp nhà cửa, tưới rau, cho gà ăn,… Ai cũng khen Hường biết yêu quý lao động. Nhưng Quý lại nói với Hường: “Là học sinh không nên mất thời gian vào việc nhà mà chỉ cần tập trung học để có thành tích cao”.
Em có nhận xét gì về câu nói của Quý?
Trả lời:
- Em không đồng tình với câu nói của Quý. Học sinh có quyền và bổn phận được học tập nhưng cũng phải phụ giúp cha mẹ việc nhà, tuổi nhỏ làm việc nhỏ tùy vào khả năng của mình.
Thông hiểu
Câu 5: Trái với yêu lao động là gì? Theo em yêu lao động sẽ giúp ích như thế nào?
Trả lời:
- Trái với yêu lao động là lười lao động
- Lợi ích của việc yêu lao động:
+ Lao động giúp chúng ta có sức khỏe tốt
+ Lao động cho chúng ta niềm vui, tích cực
+ Lao động sẽ khiến chúng ta được mọi người yêu quý
Câu 6: Cho câu chuyện sau:
Người trồng nho và các con
Có một người trồng nho rất giỏi. Nho trong vườn của ông luôn to và ngon nhất. Nhưng các con của ông lại rất lười biếng không chịu trồng nho. Ông rất buồn. Trước khi mất ông nói với các con của mình rằng “Các con cố gắng tìm hũ vàng bố cất giấu dưới vườn nho nhé. Sau khi người bố qua đời họ đào xới rất kĩ trong vườn để tìm. Họ không tìm được kho báu nhưng đến đất được đào xới rất kĩ. Đến mùa thu hoạch họ thu được một lượng nho lớn hơn rất nhiều. Bây giờ các con mới hiểu bố chỉ muốn dạy họ phải lao động chăm chỉ mới có thể sống thoải mái.
Theo em bài học rút ra ở đây là gì?
Trả lời:
- Bài học rút ra là chúng ta cần phải biết yêu lao động, yêu lao động sẽ cho chúng ta một cuộc sống chúng ta mong muốn. Lao động giúp con người có cuộc sống ấm no, tốt đẹp hơn.
Câu 7: Em đã làm gì để hiện việc yêu lao động?
Trả lời:
- Những việc làm thể hiện việc em yêu lao động:
+ Chăm chỉ học tập thật tốt
+ Tích cực tham gia các hoạt động của trường lớp
+ Giúp đỡ cha mẹ, ông bà làm việc nhà…
Câu 8: Cho biết tình huống sau:
Hôm nay cô giao bài tập về nhà nhưng Lâm không làm. Vứt cặp sách ở một góc, Linh ngồi chơi game.
Em có nhận xét gì về hành động của Linh? Nếu là Linh em sẽ có hành động như thế nào?
Trả lời:
- Việc làm của Linh là sai thể hiện sự lười biếng ham chơi của Linh. Bài tập chưa làm xong mai lên lớp sẽ bị cô trách mắng còn việc chơi game Linh có thể giải trí sau xong bài.
- Nếu là Linh em sẽ ngồi làm bài tập trước bao giờ xong em sẽ chơi game.
Câu 9: Hãy đưa ra lời khuyên trong trường hợp sau:
Hoài ngày nào đi học cũng ngủ thêm 10 phút. Thậm chí có ngày Hoài ngủ quên giờ đến trường học. Chính vì thế, Hoài bị cô nhắc nhở về việc đi học muộn.
Trả lời:
- Lời khuyên trong trường hợp của Hoài: buổi tối Hoài nên đi ngủ sớm, đặt báo thức và ngủ đủ giấc để không bị uể oải vào buổi sáng.
Câu 10: Em hiểu câu nói “Ăn không ngồi rồi” có ý nghĩa như thế nào?
Trả lời:
- “Ăn không ngồi rồi” có nghĩa là chỉ ngồi chơi, không làm bất cứ công việc gì. Câu thành ngữ thường sử dụng để nói những người nhàn rỗi, lười biếng không chịu lao động.
Câu 11: Trái lại với yêu lao động là lười lao động, lười lao động sẽ có những tác hại gì?
Trả lời:
- Tác hại của lười lao động:
+ Bạn bè xa lánh, mọi người cười chê
+ Sinh ra thói xấu chỉ biết ỷ lại
+ Chậm chạp sinh ra tính ích kỉ
Câu 12: Sưu tầm một số câu châm ngôn, ca dao, tục ngữ về yêu lao động
Trả lời:
- Có làm thì mới có ăn
Không dung ai dễ đem phần đến cho
- Rủ nhau đi cấy đi cày
Bây giờ khó nhọc, có ngày phong lưu.
- Giàu đâu những kẻ ngủ trưa. Sang đâu những kẻ say sưa tối ngày…
Vận dụng
Câu 13: Bác Hồ đã từng dặn:
“Tuổi nhỏ làm việc nhỏ
Tùy theo sức của mình”
Bác Hồ đã dặn dò chúng ta về điều gì?
Trả lời:
Bác muốn nhắc thế hệ thiếu niên, nhi đồng tuổi nhỏ làm việc phù hợp vối khả năng của mình góp một phần nhỏ vào việc xây dựng và bảo vệ đất nước.
Câu 14: Xử lí tình huống sau:
Trong giờ bầu tổ trưởng, Trâm bầu cho Thanh làm tổ trưởng vì bạn vừa học giỏi vừa siêng năng chăm chỉ. Nhưng Thủy không đồng ý và một mực bầu cho Dương. Dương không chăm chỉ lao động nhưng Thủy bầu cho Dương vì Dương học giỏi hơn Thanh.
Nếu em là các thành viên trong tổ em sẽ bầu cho ai? Vì sao?
Trả lời:
- Nếu em là các thành viên trong tổ em sẽ bầu cho Thanh. Vì Thanh vừa học giỏi lại còn chăm chỉ yêu lao động. Thanh xứng đáng để mọi người noi gương học tập.
Câu 15: Em có đồng tình với ý kiến: “Lao động là việc làm dành riêng cho người lớn” hay không? Vì sao?
Trả lời:
Em không đồng tình với ý kiến trên. Vì người lớn thì sẽ làm việc của người lớn còn trẻ con sẽ làm việc với sức của trẻ con cho nên lao động không phải là việc làm dành riêng cho người lớn.
=> Giáo án Đạo đức 4 cánh diều Bài 5: Em yêu lao động