Câu hỏi tự luận Đạo đức 4 cánh diều bài 12: Em thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em

Bộ câu hỏi tự luận Đạo đức 4 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 12: Em thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Đạo đức 4 cánh diều

Xem: => Giáo án đạo đức 4 cánh diều

BÀI 12: EM THỰC HIỆN QUYỀN VÀ BỔN PHẬN CỦA TRẺ EM

Nhận biết

Câu 1: Quan sát bức tranh sau và cho biết bức tranh gợi cho em về ngày lễ gì của trẻ em? Em biết những ngày lễ nào của trẻ em Việt Nam.

Trả lời:

- Bức tranh gợi cho em về ngày tết Trung thu của trẻ em

- Những ngày lễ của trẻ em Việt Nam:

+ Ngày quốc tế thiếu nhi

+ Ngày lễ giáng sinh

+ Ngày Tết Nguyên Đán

+ Ngày sinh nhật bé…

Câu 2: Cho câu thơ sau:

“Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan”

Hai câu thơ trên nhắc đến quyền và bổn phận của trẻ em như thế nào?

Trả lời:

- Hai câu thơ nhắc đến quyền và bổn phận của trẻ em là ăn, ngủ, học hành.

 

Câu 3: Hôm nay bố của bạn Minh vừa lên phường làm giấy khai sinh cho Minh. Theo em bố của Minh đang thực hiện quyền gì của trẻ em? Kể tên những quyền của trẻ em mà em biết.

Trả lời:

- Bố của Minh đang thực hiện quyền được khai sinh của trẻ em

+ Quyền sống, quyền được khai sinh và có quốc tịch

+ Quyền được chăm sóc và nuôi dưỡng

+ Quyền được chăm sóc sức khỏe

+ Quyền học tập

+ Quyền vui chơi giải trí…

Câu 4: Em hiểu như thế nào về quyền vui chơi giải trí của trẻ em?

Trả lời:

- Quyền vui chơi giải trí của trẻ em là trẻ em có quyền vui chơi, giải trí; được bình đẳng về cơ hội tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với độ tuổi.

Thông hiểu

Câu 5: Cuối năm, Dung muốn đi chơi cùng cả lớp tham gia trải nghiệm di tích lịch sử. Dung trình bày với bố mẹ mong muốn của mình và xin phép đăng kí đi.  Nhưng bố mẹ không đồng ý nói rằng nơi đó quá xa và không an toàn. Bố mẹ xin phép cho Dung ở nhà. Dung buồn và không hài lòng với bố mẹ

Bố mẹ đã xâm phạm quyền gì của Dung. Nếu là Dung, em sẽ ứng xử như thế nào?

Trả lời:

- Bố mẹ đã xâm phạm quyền vui chơi giải trí. 

- Nếu em là Dung em sẽ ứng xử: Em sẽ cố gắng thuyết phục bố mẹ, giải thích cho bố mẹ biết mục đích đi, sau đó nói lên mong muốn của mình, em muốn đi dã ngoại để mở mang học hỏi được nhiều cái hay hơn và vui chơi vs bạn bè.

Câu 6: Đọc 5 điều Bác Hồ dạy:

  1. Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào
  2. Học tập tốt, lao động tốt
  3. Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt
  4. Giữ gìn vệ sinh thật tốt
  5. Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.

Năm điều bác Hồ dạy có ý nghĩa như thế nào đối với thế hệ trẻ?

Trả lời:

- Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng là những lời căn dặn của Hồ Chủ tịch đối với thế hệ măng non của Tổ quốc và tất cả những thế hệ học sinh. Qua việc hiểu ý nghĩa của 5 điều Bác Hồ dạy, thế hệ trẻ sẽ ra sức thi đua học tập, rèn luyện tốt 5 điều Bác dạy, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ.

Câu 7: Hôm nay lúc đi siêu thị Sen bị lạc mất bố mẹ trong lúc mẹ đang đi mua đồ. Nếu là em em sẽ thực hiện quyền của trẻ em như thế nào?

Trả lời:

- Nếu là em em sẽ đứng yên tại chỗ và nhờ sự giúp đỡ của mọi người xung quanh để có thể tìm thấy bố mẹ một cách sớm nhất.

Câu 8: Cho tình huống sau:

Thu rất nghiện chơi game. Mỗi khi ở nhà, em lại thức khuya đến 12 giờ đêm để chơi game mà không quan tâm đến việc giúp đỡ bố mẹ nấu cơm, quét nhà. Thấy vậy, bố nhắc nhở và không cho Thu động vào điện thoại nữa. Thu hờn dỗi và bảo bố không thực hiện đúng quyền được vui chơi, giải trí của trẻ em. Nếu là bạn của Thu, em sẽ khuyên Thu như thế nào?

Trả lời:

Nếu là bạn Thu em sẽ khuyên Thu rằng bên cạnh quyền lợi được vui chơi của trẻ em còn có bổn phận và nghĩa vụ mà trẻ em phải thực hiện. Ngoài việc được vui chơi và học tập thì bạn cũng phải biết giúp đỡ, quan tâm bố mẹ mình những công việc nhà đơn giản, vừa sức mình.

Câu 9: Xuyến có năng khiếu đàn vì vậy Xuyến mong muốn bố mẹ đăng kí cho em tham gia lớp học về đàn để phát triển tài năng. Tuy nhiên bố mẹ lại đăng kí cho Xuyến học vẽ tranh. Nếu là Xuyến em sẽ ứng xử như thế nào?

Trả lời:

- Nếu là Xuyến em sẽ nói chuyện với bố mẹ về mong muốn và nguyện vọng của mình. Và mong bố mẹ hiểu và tôn trọng năng khiếu và sở thích của mình.

Câu 10: Theo em bổn phận của trẻ em đối với gia đình được hiểu như thế nào?

Trả lời:

- Bổn phận của trẻ em đối với gia đình:

+ Kính trọng, lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.

+ Học tập, rèn luyện, giữ gìn nề nếp gia đình, phụ giúp cha mẹ và các thành viêntrong gia đình những công việc phù hợp với độ tuổi, giới tính và sự phát triển của trẻ em.

+ Yêu thương, quan tâm, chia sẻ tình cảm nguyện vọng với cha mẹ, các thành viên trong gia đình, dòng họ.

 

Câu 11: Hưng rất thích đá bóng, thường được bố mẹ tạo điều kiện cho đi đá bóng vào thứ bảy và chủ nhật. Thứ bảy vừa rồi, Bà nội Hưng bị ốm, bố mẹ lại phải đi công tác xa nhà. Bố mẹ không cho Hưng đi đá bóng nữa và giao cho Hưng ở nhà chăm sóc bà. Hưng vùng vằng, giận dỗi rồi tranh thủ lúc bà đang ngủ trốn đi chơi. Xử sự của Hưng như vậy có đúng không?

Trả lời:

- Xử sự của Hưng như vậy là không đúng với trách nhiệm của một người cháu đối với bà. Các cháu phải có bổn phận yêu thương, biết ơn ông bà và có trách nhiệm chăm sóc ông bà lúc ốm đau, già yếu. Đối với Hưng, lúc bà bị ốm Hưng phải thể hiện sự yêu thương quý trọng bà bằng việc dành thật nhiều thời gian để chăm sóc bà.

 

Vận dụng

Câu 12: Em biết những bổn phận nào của trẻ em? Kể tên những bổn phận của trẻ em.

Trả lời:

- Những bổ phận của trẻ em:

+ Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; kính trọng thầy giáo, cô giáo

+ Lễ phép với người lớn, thương yêu em nhỏ, đoàn kết với bạn bè

+ Giúp đỡ người già yếu, người khuyết tật, tàn tật, người gặp hoàn cảnh khó khăn theo khả năng của mình.

Câu 13: Hồng cùng gia đình có một buổi căm trại ở biển. Sau khi tắm biển và ăn uống. Hồng nhìn thấy có nhiều rác gần đó. Hồng nghĩ: “Rác này không phải của gia đình mình. Mình không cần dọn”.

Em có nhận xét về ý nghĩ của Hồng.

Trả lời:

- Hồng có ý nghĩ không đúng. Hồng nên nhặt rác ở gần đó vì ngoài quyền được vui chơi Hồng cũng có bổn phận phải bảo vệ, giữ gìn những tài sản công cộng. Nếu Hồng nhặt rác biển sẽ sạch đẹp và Hồng có thể thoải mái vui chơi giải trí đảm bảo sức khỏe.

Vận dụng cao

Câu 14: Kể tên một số bài thơ dành cho trẻ em mà em biết?

Trả lời:

- Bài thơ “Chung tay vì trẻ thơ” của Trần Hải Lộc

- Bài thơ “Nụ cười trẻ thơ” của Sơn Nữ

- Bài thơ “Em yêu trường em” của Lan Vương...

Câu 15: Bổn phận của trẻ em đối với cộng đồng và xã hội được hiểu như thế nào?

 Trả lời:

- Bổn phận của trẻ em với cộng đồng, xã hội:

+ Tôn trọng quyền, danh dự, nhân phẩm của người khác

+ Chấp hành quy định về an toàn giao thông và trật tự, an toàn xã hội

+ Bảo vệ, giữ gìn, sử dụng tài sản, tài nguyên, bảo vệ môi trường phù hợp với khả năng và độ tuổi của trẻ em.

 

 

=> Giáo án Đạo đức 4 cánh diều Bài 12: Em thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Đạo đức 4 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay