Câu hỏi tự luận Đạo đức 4 chân trời sáng tạo bài 10: Em quý trọng đồng tiền

Bộ câu hỏi tự luận Đạo đức 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 10: Em quý trọng đồng tiền. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Đạo đức 4 chân trời sáng tạo

BÀI 10: EM QUÝ TRỌNG ĐỒNG TIỀN

Nhận biết

Câu 1: Tuần này có hội sách, Phú đã xin tiền mẹ và mua hai quyển sách của tác giả Tô Hoài mà Phú rất thích.

Phú đã sử dụng tiền với công dụng gì? Kể tên một số công dụng của dồng tiền?
Trả lời:

- Phú đã sử dụng tiền với công dụng là để mua sách mà Phú rất thích

- Một số công dụng của tiền:

+ Tiền để mua đồ dùng học tập, mua thức ăn, mua quần áo…

+ Tiền để đóng học phí

+ Tiền để mua những thứ mình thích

+ Tiền để giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn…

Câu 2: Tìm và kể tên một số câu châm ngôn, ca dao, tục ngữ về quý trọng đồng tiền

Trả lời:

- Mất tiền mua mâm thì đâm cho thủng

Mất tiền mua thúng thì đụng cho mòn.

- Heo kia chẳng vỗ thời to

Từng xu góp lại thành kho lúc nào

Câu 3: Theo em có những cách gì để quý trọng đồng tiền?

Trả lời:

- Những cách để quý trọng đồng tiền:

+ Sử dụng tiền tiết kiệm

+ Biết cách quản bảo tiền

+ Chi tiêu hợp lí và đúng với hoàn cảnh của gia đình

Câu 4: “Có tiền là có tất cả” chính vì thế chúng ta phải quý trọng đồng tiền? Nhận xét của em về ý kiến trên?

Trả lời:

- Có tiền sẽ mua được rất nhiều thứ như mua sắm đồ dùng, quà bánh, quần áo… phục vụ cho mọi nhu cầu của con người chính vì vậy chúng ta phải quý trọng đồng tiền.

- Tuy nhiên không phải cứ có tiền là có tất cả mà có thứ có tiền cũng không mua được đó chính là tình cảm của con người.

Thông hiểu

Câu 5: “Nuôi heo đất” tượng trưng cho lối sống gì của con người? Đó có phải là một cách quý trọng tiền hay không?

Trả lời:

- Nuôi heo đất tượng trưng cho lối sống tiết kiệm, quản lí chi tiêu và quý trọng đồng tiền trong cuộc sống của con người

- Đó là một cách quý trọng tiền.

Câu 6: Khi đến cửa hàng tạp hóa, Thy định mua mì chính nhưng mì chính của cửa hàng này bán đắt hơn cho nên Thy đã lựa chọn sang cửa hàng khác để mua. Hành đông của My chứng tỏ cô bé đã biết quý trọng tiền như thế nào?

Trả lời:

- Đây là một cách để tiết kiệm tiền của Thy khi lựa chọn cửa hàng bán rẻ hơn để mua.

 

Câu 7: Đi chợ về mẹ Hằng mua cho Hằng một gói kẹo mút nhưng Hằng vùng vằng không ăn vì muốn ăn kẹo béo chính vì thế Hằng đã vứt gói kẹo vào thùng rác vứt đi.

Em có nhận xét gì về hành động của Hằng?

Trả lời:

- Hành động của Hằng là sai vì Hằng không những không tôn trọng mẹ mà Hằng còn lãng phí tiền lãng phí thành quả của người lao động làm ra phục vụ cho người sử dụng.

Câu 8: Kể tên những việc em đã làm để tiết kiệm tiền

Trả lời:

- Những việc làm để tiết kiệm tiền:

+ Dùng giấy trắng ở vở cũ để làm nháp

+ Tắt đèn, điện khi không dùng đến

+ Mang những sách giáo khoa đã học cho các em lớp dưới

+ Quyên góp quần áo cho các em vùng cao

Câu 9: Em ưu tiên sử dụng tiền vào việc gì?

Trả lời:

- Em ưu tiên sử dụng tiền vào các nhu cầu thiết yếu về học tập cũng như sinh hoạt của bản thân.

+ Về học tập, e dành tiền để mua các đồ dùng học tập như bút, vở, sách để phục vụ cho quá trình học tập và tiếp nạp thêm kiến thức.

+ Về sinh hoạt hằng ngày, em chủ động dùng số tiền đó mua đồ ăn sáng để đảm bảo sức khỏe cho mình có một ngày học tập khỏe mạnh.

Câu 10: Cho tình huống sau:

Hạnh và Duy đang tranh luận với nhau về vai trò của đồng tiền. Theo Hạnh có tiền sẽ mua được tất cả. Còn Duy có những thứ có tiền cũng không thể nào mua được.

Em đồng tình với ý kiến của ai. Vì sao?

Trả lời:

- Em đồng tình với ý nghĩa của Duy vì tiền có thể mua được nhiều thứ nhưng có những thứ tiền không thể mua được là tình cảm con người như tình yêu, tình bạn…cho nên không thể nói có tiền sẽ mua được tất cả.

Câu 11: Em có suy nghĩ gì về vấn đề “Trẻ em sử dụng tiền sớm là hư”?

Trả lời:

- Việc sử dụng tiền giúp em phát triển trí thông minh, khả năng tính toán, quản lý và tổ chức cuộc sống.

- Ngoài ra, qua đồng tiền, bố mẹ cũng có cơ hội dạy em biết giá trị của sức lao động và quý trọng lao động. Em hiểu, để có được tiền cho con mua đồ chơi, sách vở..., bố mẹ đã phải làm việc vất vả như thế nào, từ đó em càng biết quý đồng tiền và không tiêu pha hoang phí.

Vận dụng

Câu 12: Khi được mừng tuổi vào đầu xuân năm mới, Hiển còn nhỏ nên được mọi người mừng tuổi cho rất nhiều tiền. Ông bà của Hiển đã già chỉ mừng cho Hiển mấy đồng tiền lẻ lấy may nhưng Hiển không nhận còn chê mệnh giá tiền thấp.

Nếu có nhận xét gì về hành động của Hiển.

Trả lời:

- Em không đồng ý với hành động của Hiển vì tiền dù có mệnh giá lớn hay nhỏ đều có thể dùng để chi tiểu được huống hồ đây là tiền đầu xuân năm mới ông bà mừng tuổi lấy may cho cháu mà Hiển không nhận còn tỏ ý chê bai.

Câu 13: Khi được người lớn cho tiền em đã bảo quản tiền như thế nào?

Trả lời:

- Khi được người lớn cho tiền:

+ Giữ gìn cẩn thận và cất vào hộp

+ Bỏ vào lợn đất để tiết kiệm

+ Để mẹ giữ hộ

 

Vận dụng cao

Câu 14: Hưởng thường đòi bố mẹ mua cho mình quần áo và đồ dùng đắt tiền vì để học theo các bạn.

Nếu em là bạn của Hưởng em sẽ khuyên Hưởng điều gì?

Trả lời:

- Em sẽ cho Hưởng lời khuyên: Hưởng không nên đòi hỏi bố mẹ mua cho mình nhiều đồ đắt tiền mà cần phải biết quý trọng đồng tiền của bố mẹ đã làm ra. Và cần biết sử dụng đồng tiền phù hợp với hoàn cảnh và khả năng của bố mẹ,

Câu 15: Bài học rút ra sau khi học xong chủ đề quý trọng đồng tiền

Trả lời:

- Bài học:

Cơm ăn, áo mặc, cửa nhà

Đồng tiền mang lại cho ta mỗi ngày

Chi tiêu tiết kiệm làm ngay

Quý trọng, bảo quản chung ta thực hành.

=> Giáo án đạo đức 4 chân trời bài 10: Em quý trọng đồng tiền

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Đạo đức 4 Chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay