Câu hỏi tự luận Đạo đức 4 chân trời sáng tạo bài 11: Quyền trẻ em

Bộ câu hỏi tự luận Đạo đức 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 11: Quyền trẻ em. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Đạo đức 4 chân trời sáng tạo

BÀI 11: QUYỀN TRẺ EM

Nhận biết

Câu 1: Em biết những quyền gì của trẻ em? Hãy kể tên những quyền dành cho trẻ em?

Trả lời:

- Những quyền danh cho trẻ em:

+ Quyền sống

 + Quyền được khai sinh và có quốc tịch

+ Quyền chăm sóc sức khỏe

+ Quyền chăm sóc nuôi dưỡng

+ Quyền được học tập giáo dục

+ Quyền được vui chơi giải trí

+ Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo…

Câu 2: Cuối năm, Dung muốn đi chơi cùng cả lớp tham gia trải nghiệm di tích lịch sử. Dung trình bày với bố mẹ mong muốn của mình và xin phép đăng kí đi. Nhưng bố mẹ không đồng ý và không cho Dung đi. Bố mẹ đã xâm phạm quyền gì của Dung. Nếu là Dung, em sẽ ứng xử như thế nào?

Trả lời:

- Bố mẹ đã xâm phạm quyền vui chơi giải trí. 

- Nếu em là Dung em sẽ ứng xử: em sẽ cố gắng thuyết phục bố mẹ, giải thích cho bố mẹ biết mục đích đi, sau đó nói lên mong muốn của mình, em muốn đi dã ngoại để mở mang học hỏi được nhiều cái hay hơn và vui chơi vs bạn bè.

Câu 3: Khi Thiện học hết tiểu học thì bố quyết định cho Thiện nghỉ học để phụ giúp mẹ bán hàng. Khi các cô bác ở hội phụ nữ phường đến động viên cho Thiện được đi học thì bố Thiện cho rằng: bố mẹ có quyền quyết định việc học của con cái.

Theo em bố mẹ quyết định việc học của Thiện như vậy là đúng hay sai? Vì sao?

Trả lời:

- Theo em bố mẹ không có quyền bắt con cái bỏ học mà phải tạo điều kiện để con cái thực hiện quyền được học tập của mình. Suy nghĩ và hành động của bố Mai như thế là không đúng. Gia đình, nhà trường và xã hội có trách nhiệm bảo đảm quyền được học tập của trẻ em.

Câu 4: Cho câu thơ sau:

“Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan”

Hai câu thơ trên nhắc đến quyền và bổn phận của trẻ em như thế nào?

Trả lời:

- Hai câu thơ nhắc đến quyền và bổn phận của trẻ em là ăn, ngủ, học hành.

 

Thông hiểu

Câu 5: Em hiểu như thế nào về quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em?

Trả lời:

- Quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em: trẻ em có quyền được chăm sóc tốt nhất về sức khỏe, được ưu tiên tiếp cận, sử dụng dịch vụ phòng bệnh và khám bệnh, chữa bệnh.

Câu 6: Theo em quyền của trẻ em có giống quyền của người lớn hay không? Vì sao?

Trả lời:

- Quyền của trẻ em có giống quyền của người lớn vì trẻ em cũng là con người, là thành viên của xã hội, là công dân của đất nước nên các em có quyền được hưởng các quyền mà người lớn có. Tuy nhiên, vì trẻ em còn non nớt cả về thể chất, trí tuệ nên có một số quyền chưa được hưởng đầy đủ và phải dựa vào người lớn.

- Ví dụ, trẻ em dưới 1 tuổi không thể tự do đi lại; trẻ em chưa được phép tham gia bầu cử..

Câu 7: Em đồng tình hay không đồng tình với những ý kiến sau:

Ý kiến

Đồng tình

Không đồng tình

Trẻ em có quyền được sống còn vì trẻ em còn nhỏ, thể chất và tinh thần còn yếu nên dễ gặp phải các nghuy cơ ảnh hưởng đến sự sống còn.

 

 

Trẻ em có quyền được bảo vệ khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột, bị xâm hại

 

 

Trẻ em còn nhỏ, sức khỏe còn yếu nên không cần phải làm bất cứ việc gì

 

 

Trẻ em có quyền được tiếp cận, tìm hiểu thông tin, được giao lưu kết bạn nên bố mẹ phải đồng ý cho trẻ sử dụng điện thoại, máy vi tính bất cứ khi nào trẻ em muốn

 

 

Trả lời:

Ý kiến

Đồng tình

Không đồng tình

Trẻ em có quyền được sống còn vì trẻ em còn nhỏ, thể chất và tinh thần còn yếu nên dễ gặp phải các nghuy cơ ảnh hưởng đến sự sống còn.

x

 

Trẻ em có quyền được bảo vệ khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột, bị xâm hại

x

 

Trẻ em còn nhỏ, sức khỏe còn yếu nên không cần phải làm bất cứ việc gì

 

x

Trẻ em có quyền được tiếp cận, tìm hiểu thông tin, được giao lưu kết bạn nên bố mẹ phải đồng ý cho trẻ sử dụng điện thoại, máy vi tính bất cứ khi nào trẻ em muốn

 

x

 

Câu 8: Bố mẹ mua cho Thảo rất nhiều sách tham khảo, Thảo không thích đọc nên mang sách cho bạn. Khi biết chuyện, bố mẹ rất tức giận và đã mắng Thảo. Thảo cảm thấy rất ấm ức vì cho rằng mình là trẻ em nên có quyền cho bạn sách, bố mẹ không được phản đối. Thảo hiểu về quyền trẻ em trong tình huống này là đúng hay sai? Vì sao?

Trả lời:

- Thảo hiểu về quyền trẻ em trong tình huống này là sai. Vì:

+ Trẻ em còn nhỏ, chưa lao động kiếm ra tiền, những tài sản trong nhà đều do bố mẹ làm ra. Đồng nghĩa là sách tham khảo do bố mẹ bỏ tiền mua cho Thảo, là tài sản của gia đình nên Thảo muốn cho ai thì phải xin phép bố mẹ… 

+ Mục đích Thảo cho sách là vì không thích đọc, lười học nên mang sách cho bạn để khỏi phải học, đây là việc không nên làm chỉ vì lười biếng không muốn dùng sách mà cho đi.

Câu 9: Trọng rất thích chơi điện tử có thời gian rảnh là lại mở máy tính của bố ra chơi. Phát hiện Trọng thường xuyên chơi điện tử bạo lực nên bố tức giận và cấm Trọng không được phép chơi nữa.

Nếu là là bạn của Trọng em sẽ khuyên Trọng như thế nào?

Trả lời:

- Nếu là bạn của Trọng em sẽ khuyên Trọng như sau: bạn không nên giận bố, vì bố bạn cấm bạn chơi trò điện tử bạo lực là muốn tốt cho bạn. khi nghiện trò chơi điện tử thì sẽ sao nhãng việc học hành, thường có suy nghĩ bạo lực, thích bắt chước các hành vi bạo lực, sức khỏe giảm sút như mắt kém đi,…

Câu 10: Bạn Dịu là con của một gia đình nghèo được xã cấp tiền cho học ở một trường nội trú. Nhưng Dịu sau khi học ở trường nội trú thường đi chơi điện tử không nghe lời thầy cô.

Em có nhận xét gì về việc làm của Dịu?

Trả lời:

- Việc làm của Dịu là sai. Dịu được học tập nhưng bỏ bê học hành và không nghe lời thầy cô. Dịu có cơ hội học tập đáng lẽ Dịu phải chăm chỉ học hành thật tốt.

Câu 11: Sương có năng khiếu đàn vì vậy Sương mong muốn bố mẹ đăng kí cho em tham gia lớp học về đàn để phát triển tài năng. Tuy nhiên bố mẹ lại đăng kí cho Sương học vẽ tranh. Nếu là Sương em sẽ ứng xử như thế nào?

Trả lời:

- Nếu là Sương em sẽ nói chuyện với bố mẹ về mong muốn và nguyện vọng của mình. Và mong bố mẹ hiểu và tôn trọng năng khiếu và sở thích của mình.

Vận dụng

Câu 12: Kể tên một số bài thơ dành cho trẻ em mà em biết?

Trả lời:

- Bài thơ “Chung tay vì trẻ thơ” của Trần Hải Lộc

- Bài thơ “Nụ cười trẻ thơ” của Sơn Nữ

- Bài thơ “Em yêu trường em” của Lan Vương...

Câu 13: Hôm nay lúc đi siêu thị Hoan bị lạc mất bố mẹ trong lúc mẹ đang đi mua đồ. Nếu là em em sẽ thực hiện quyền của trẻ em như thế nào?

Trả lời:

- Nếu là em em sẽ đứng yên tại chỗ và nhờ sự giúp đỡ của mọi người xung quanh để có thể tìm thấy bố mẹ một cách sớm nhất.

Vận dụng cao

Câu 14: Đọc 5 điều Bác Hồ dạy:

  1. Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào
  2. Học tập tốt, lao động tốt
  3. Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt
  4. Giữ gìn vệ sinh thật tốt
  5. Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.

Năm điều bác Hồ dạy có ý nghĩa như thế nào đối với thế hệ trẻ?

Trả lời:

- Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng là những lời căn dặn của Hồ Chủ tịch đối với thế hệ măng non của Tổ quốc và tất cả những thế hệ học sinh. Qua việc hiểu ý nghĩa của 5 điều Bác Hồ dạy, thế hệ trẻ sẽ ra sức thi đua học tập, rèn luyện tốt 5 điều Bác dạy, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ.

 

Câu 15: Gửi một lời khuyên dành cho các bạn học sinh về việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em?

Trả lời:

- Lời khuyên:

Trẻ em như búp trên cành

Có quyền được sống được học hành vui chơi

Bảo vệ và phát triển suốt đời

Nhớ tròn bổn phận làm người nghe em.

=> Giáo án đạo đức 4 chân trời bài 11: Quyền trẻ em

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Đạo đức 4 Chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay