Câu hỏi tự luận Đạo đức 4 chân trời sáng tạo bài 4: Em yêu lao động

Bộ câu hỏi tự luận Đạo đức 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 4: Em yêu lao động . Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Đạo đức 4 chân trời sáng tạo

BÀI 4: EM YÊU LAO ĐỘNG

Nhận biết

Câu 1: Theo em hiểu yêu lao động có nghĩa là gì?

 Trả lời:

- Theo em yêu lao động là:

+ Chăm chỉ làm việc

+ Chủ động làm vệc không đợi ai nhắc nhở

+ Hoàn thành đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng

 

Câu 2: Bác Hồ đã từng dặn:

“Tuổi nhỏ làm việc nhỏ

Tùy theo sức của mình”

Bác Hồ đã dặn dò chúng ta về điều gì?

Trả lời:

Bác muốn nhắc thế hệ thiếu niên, nhi đồng tuổi nhỏ làm việc phù hợp vối khả năng của mình góp một phần nhỏ vào việc xây dựng và bảo vệ đất nước.

 

Câu 3: Em đã làm gì thể hiện việc yêu lao động?

Trả lời:

- Những việc làm thể hiện việc em yêu lao động:

+ Chăm chỉ học tập thật tốt

+ Tích cực tham gia các hoạt động của trường lớp

+ Giúp đỡ cha mẹ, ông bà làm việc nhà…

Câu 4: Cho câu ca dao sau:

“Muốn no thì phải chăm làm

Một hạt thóc vàng chín giọt mồ hôi”

Giọt mồ hôi trong câu ca dao tượng trưng cho điều gì? Từ đó nhắn nhủ con người điều gì?

Trả lời:

- Hình ảnh giọt mồ hôi tượng trưng cho những vất vả, mệt nhọc của người lao động trong lao động.

- Lời nhắn nhủ tới con người: câu ca dao “Muốn no thì phải chăm làm/ Một hạt thóc vàng, chín giọt mồ hôi”, muốn khuyên con người nên chăm chỉ lao động; chỉ khi lao động, chúng ta mới tạo ra được sản phẩm vật chất để nuôi sống bản thân và gia đình.

Thông hiểu

Câu 5: Trong giờ trực nhật lớp, các bạn mỗi người việc phân công nhau dọn vệ sinh. Nhưng Tài vẫn ngồi chơi và không làm. Mỹ liền nhắc bạn làm cùng mọi người nhưng Tài nói: “Cậu làm giúp mình luôn đi”

Theo em, hành động của Tài là đúng hay sai? Vì sao?

Trả lời:

- Hành động của Tài là sai. Vì trực nhật lớp là việc mà các bạn học sinh cần làm để lớp học được sạch sẽ. Nhưng bạn Tài vừa không hoàn thành nhiệm vụ của một người học sinh mà còn thể hiện sự lười nhác lao động của mình.

Câu 6: Chúng ta cần phải làm gì với những người lười lao động? Em hiểu câu nói “Ăn không ngồi rồi” có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

- Chúng ta cần nhắc nhở, phê bình những người lười lao động

- “Ăn không ngồi rồi” có nghĩa là chỉ ngồi chơi, không làm bất cứ công việc gì. Câu thành ngữ thường sử dụng để nói những người nhàn rỗi, lười biếng không chịu lao động.

Câu 7: Hằng ngày ngoài giờ học Luân thường xuyên làm các công việc gia đình như rửa bát dọn dẹp nhà cửa, tưới rau, cho gà ăn,… Ai cũng khen Luân biết yêu quý lao động. Nhưng Thúy lại nói với Hường: “Là học sinh không nên mất thời gian vào việc nhà mà chỉ cần tập trung học để có thành tích cao”.

Em có nhận xét gì về câu nói của Thúy?

Trả lời:

- Em không đồng tình với câu nói của Thúy. Học sinh có quyền và bổn phận được học tập nhưng cũng phải phụ giúp cha mẹ việc nhà, tuổi nhỏ làm việc nhỏ tùy vào khả năng của mình.

Câu 8: Đánh dấu x vào những trường hợp là biểu hiện của yêu lao động?

Đc nghỉ học My dậy sớm phụ mẹ việc nhà

 

Huế chạy bộ thường xuyên vào lúc 5h chiều

 

Mỗi khi trực nhật Khánh thường chỉ lau bảng còn những việc khác đùn đẩy cho Tươi làm

 

Phương lấy lí do bị mệt để nghỉ học

 

Trả lời:

Đc nghỉ học My dậy sớm phụ mẹ việc nhà

x

Huế chạy bộ thường xuyên vào lúc 5h chiều

x

Mỗi khi trực nhật Khánh thường chỉ lau bảng còn những việc khác đùn đẩy cho Tươi làm

 

Phương lấy lí do bị mệt để nghỉ học

 

 

Câu 9: Hà Anh thường rất siêng năng chăm chỉ khi được bố mẹ hứa mua cho muốn quà mà bạn thích, còn khi bố mẹ không hứa mua quà cho bạn thì bạn làm một cách qua loa, mệt mỏi.

Em có đồng tình với bạn Hà Anh không? Vì sao?

Trả lời:

- Em không đồng tình với Hà Anh. Vì chỉ khi có quà từ bố mẹ Hà Anh mới chăm chỉ làm việc cho thấy bạn chỉ làm phụ bố mẹ vì món quà của bố mẹ. Bạn không tự giác, chủ động làm việc.

Câu 10: Theo em gia đình góp phần quan trọng như thế nào để trẻ em biết yêu lao động?

Trả lời:

- Gia đình góp phần quan trọng trong việc dạy trẻ biết yêu lao động:

+ Dạy cho trẻ biết lao động và biết yêu lao động

+ Gia đình là tấm gương cho trẻ em về tình yêu đối với lao động.

+ Gia đình thể hiện sự sẻ chia giúp đỡ với trẻ để trẻ biết cách giúp đỡ nhữn người xung quanh…

Câu 11: Nhà trường hằng năm phát động phong trào trồng gây gây rừng. Theo em, mục đích của hoạt động này có liên quan đến trẻ em yêu lao động như thế nào?

Trả lời:

- Mục đích của hoạt động trồng cây để cho các bạn nhận thấy thiên nhiên cảnh vahat xung quanh, biết yêu môi trường, có ý thức bảo vệ môi trường. Việc hoạt động cùng một tập thể lớn sẽ gây hứng thú với học sinh từ đó mọi người cùng nhau lao động cho học sinh thêm yêu lao động.

Vận dụng

Câu 12: Thiện thường chọn việc nhẹ nhàng còn những việc khó thì để các bạn làm. Nếu là bạn của Thiện em sẽ khuyên Thiện như thế nào?

Trả lời:

- Nếu là bạn của Thiện em sẽ khuyên Thiện nên làm việc một cách tự giác và tích cực và bình đẳng. Mọi người ai cũng có suy nghĩ như Thiện thì việc khó sẽ change có ai làm hết. Cho nên làm việc với mọi người chúng ta nên chia đều công việc để làm.

Câu 13: “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai”. Em hiểu câu nói trên muốn gửi gắm đến chúng ta đều gì?

Trả lời:

- Câu nói trên muốn gửi gắm chúng ta hãy sống lao động cống hiến. Ai sinh ra cũng mong muốn mình được nhàn hạ. Chăng ai mốn mình phải vất vả để làm những điều gian khổ. Thế nhưng không phải vì thế mà chúng ta ỉ lại vào người khác dồn đẩy những khó khăn cho người khác.

Vận dụng cao

Câu 14: Câu nào dưới đây là đúng khi nói về ý nghĩa của yêu lao động?

Yêu lao động là tranh giành với người khác để làm được nhiều hơn

 

Yêu lao động là làm chúng ta lãng phí thời gian

 

Yêu lao động là chủ động làm việc không đợi ai nhắc nhở

 

Yêu lao động giúp con người có cuộc sống hạnh phúc

 

 

Trả lời:

Yêu lao động là tranh giành với người khác để làm được nhiều hơn

 

Yêu lao động là làm chúng ta lãng phí thời gian

 

Yêu lao động là chủ động làm việc không đợi ai nhắc nhở

x

Yêu lao động giúp con người có cuộc sống hạnh phúc

x

 

Câu 15: Viết một đoạn văn ngắn về chủ đề yêu lao động

Trả lời:

- Gợi ý:

+ Nêu một số biểu hiện của yêu lao động

+ Lí do phải yêu lao động

+ Không đồng tình với những biểu hiện lười lao động

 

=> Giáo án đạo đức 4 chân trời bài 4: Em yêu lao động (3 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Đạo đức 4 Chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay