Câu hỏi tự luận Đạo đức 4 chân trời sáng tạo bài 2: Em biết ơn người lao động

Bộ câu hỏi tự luận Đạo đức 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 2: Em biết ơn người lao động . Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Đạo đức 4 kết nối tri thức.

BÀI 2: EM BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG

Nhận biết

Câu 1: Em đồng tình với ý kiến nào sau đây:

  1. Chỉ cần thể hiện lòng biết ơn bằng cách gật đầu
  2. Biết ơn người lao động bằng cách trân trọng những sản phẩm họ làm ra
  3. Cần nhắc nhở bạn bè thể hiện lòng biết ơn với người lao động bằng hành động
  4. Học tập theo người lao động là thể hiện lòng biết ơn với họ.

Trả lời:

- Em đồng tình với ý kiến: 2, 3

Câu 2: Những câu ca dao nào sau đây thể hiện sự biết ơn đối với người lao động? Đánh dấu x vào những câu sẽ chọn

Có bát cơm đầy, nhớ đến nhà nông

Đường đi cách bến cách sông

Muốn qua dòng nước, nhờ ông lái đò.

 

Trách lòng tham đó bỏ đăng

Thấy lê quên lựu, thấy trăng quên đèn.

 

Ăn no, trách cả nồi cơm

Mượn vay không trả, còn hờn trách nhau.

 

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.

 

Trả lời:

Có bát cơm đầy, nhớ đến nhà nông

Đường đi cách bến cách sông

Muốn qua dòng nước, nhờ ông lái đò.

x

Trách lòng tham đó bỏ đăng

Thấy lê quên lựu, thấy trăng quên đèn.

 

Ăn no, trách cả nồi cơm

Mượn vay không trả, còn hờn trách nhau.

 

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.

x

 

Câu 3: Đánh dấu x vào những việc làm không thể hiện lòng biết ơn với người lao động?

Phụ giúp bố mẹ quét nhà, rửa bát

 

Đi ăn nhà hàng sử dụng rất nhiều giấy của nhà hàng vì nó là miễn phí

 

Không chào bác bảo vệ ở trường vì đó là chỉ bác bảo vệ không phải là thầy cô giáo

 

Nói lời cảm ơn với cô lao công vì đã dọn sạch đường phố

 

Giẫm chân lên sà nhà mà cô lao công đang lau

 

Trả lời:

Phụ giúp bố mẹ quét nhà, rửa bát

 

Đi ăn nhà hàng sử dụng rất nhiều giấy của nhà hàng vì nó là miễn phí

x

Không chào bác bảo vệ ở trường vì đó là chỉ bác bảo vệ không phải là thầy cô giáo

x

Nói lời cảm ơn với cô lao công vì đã dọn sạch đường phố

 

Giẫm chân lên sà nhà mà cô lao công đang lau

x

 

Câu 4: Những thiên thần áo trắng thường chỉ đến nghề nghiệp nào trong xã hội? Mô tả công việc của họ.

Trả lời:

- Những thiên thần áo trắng thường để chỉ đến nghề bác sĩ

- Mô tả công việc: bác sĩ là những người khám chữa bệnh chăm sóc sức khỏe cho con người.

Vận dụng

Câu 5: Xử lí tình huống sau:

Trong tiết học đạo đức, cô giáo mời các bạn học sinh đứng dậy và nói lên ước mơ của mình. Hải xung phong đứng dậy trả lời: “Em rất yêu thích công việc lính cứu hỏa”. Bạn cùng bàn của Hải nghe thấy thế đã nói: “Lính cứu hỏa có gì mà thích”. Nếu là Hải, em sẽ ứng xử như thế nào?

Trả lời:

- Nếu em là Hải em sẽ nói cho bạn hiểu rằng nghề nghiệp nào cũng đáng quý. Em sẽ nhắc nhở bạn không nên nói những lời như thế và cần tôn trọng nghề nghiệp của người khác.

Câu 6: Chia sẻ những bài thơ hay về lòng biết ơn người lao động

Trả lời:

- Ví dụ: bài thơ “Cảm ơn người tặng cam” là một ví dụ tiêu biểu. Sau khi được một nhà thơ tặng Bác Hồ mấy quả cam, Bác Hồ viết những lời cảm kích:

 “Cảm ơn bà biếu gói cam,

Nhận thì không đúng, từ làm sao đây!

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây,

Phải chăng khổ tận đến ngày cam lai?”

Câu 7: Đây là những nghề nghiệp nào trong xã hội?

  1. Mặc áo máu lửa

Kêu vang trên đường

Khẩn trương dũng cảm

Coi thường hiểm nguy?

  1. Tay cầm cái chổi

Chăm chỉ miệt mài

Quét dọn hàng ngày

Phố phường sạch sẽ

Trả lời:

  1. Nghề nghiệp đó là lính cứu hỏa.
  2. Nghề nghiệp là lao công

Câu 8: Thấy cô bán bán bánh mì đang rao bán: Ai bánh mì đây! Bích và Chi liền nhại lại lời của cô bán bánh mì.

Em có nhận xét gì về hành động của hai bạn.

Trả lời:

- Em không đồng tình với hành động của hai bạn. Hành động này là sai thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với cô bán bánh mì. Nghề nghiệp nào cũng cần được tôn trọng.

Câu 9: Bạn Đại cho rằng: “Nghề thợ xây dính vữa bẩn lắm, mình sẽ không bao giờ làm nghề này”. Em có suy nghĩ gì về ý kiến của bạn Đại.

Trả lời:

- Nghề nghiệp nào cũng có những khó khăn riêng cho nên chúng ta cần phải tôn trọng và biết ơn họ vì nhờ họ chúng ta mới có những sản phẩm do người lao động tạo ra để phục vụ cho nhu cầu của con người. Bạn Đại không thích nhưng cũng không nên nói như vậy.

Câu 10: Hãy chia sẻ việc làm của em đã thể hiện lòng biết ơn với người lao động.

Trả lời:

- Chia sẻ việc làm của em đã thể hiện lòng biết ơn với người lao động:

+ Chào hỏi bác bảo vệ ở trường khi đến trường

+ Cảm ơn bác sĩ đã khám bệnh

+ Biếu chú thợ xây hộp bánh...

 

Câu 11: Hôm nay nhà Dũng bị mất điện, Dũng đã gọi bác thợ điện đến sửa. Bác thợ điện sửa xong Dũng đã ra lấy nước mời bác cảm ơn bác vì đã sửa điện cho nhà mình. Em có đồng ý với hành động của Dũng không? Vì sao?

Trả lời:

- Em hoàn toàn đồng ý với hành động của Dũng. Vì Dũng đã biết thể hiện lòng biết ơn với người lao động cụ thể bạn đã lấy nước để mời bác sửa điện và cảm ơn bác.

Vận dụng

Câu 12: Để thể hiện lòng biết ơn với người lao động em cần có lời nói và hành động như thế nào?

Trả lời:

- Những hành động và lời nói thể hiện sự biết ơn với người lao động:

+ Nói lời cảm ơn khi nhận các sản phẩm lao động

+ Giúp đỡ những người lao động trong hoàn cảnh khó khăn

+ Lễ phép chào hỏi những người lao động

+ Trân trọng và gìn giữ các sản phẩm lao động.

 

Câu 13: Thục đi vo gạo cắm cơm nhưng Thục không cẩn thận làm rơi vãi hết gạo ra bồn. Trong tình huống ấy, nếu em là Thục em sẽ xử lí như thế nào?

Trả lời:

- Nếu em là Thục em sẽ nhặt từng hạt gạo cho vào nồi và vo lại cẩn thận một lần nữa vì các bác nông dân để làm ra hạt gạo rất vất vả và nếu vứt đi sẽ rất phung phí.

Vận dụng cao

Câu 14: Em có nhận xét gì về câu nói sau:

“Không cần biết ơn người lao động vì chúng ta đã trả tiền để mua sản phẩm của họ”

Trả lời:

- Nhận xét: câu nói trên thể hiện sự không biết ơn và trân trọng những công sức mà người lao động đã tạo ra sản phẩm cho chúng ta sử dụng. Nếu không có họ tạo ra chúng ta có tiền cũng không thể mua được.

 

Câu 15: Bài học em rút ra sau khi học xong chủ đề “Biết ơn người lao động” là gì?

Trả lời:

- Bài học: Lòng biết ơn không chỉ là đức tính vĩ đại nhất mà còn là khởi nguồn của mọi khởi nguồn của mọi đức tính tốt đẹp khác.

 

=> Giáo án đạo đức 4 chân trời bài 2: Em biết ơn người lao động (3 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Đạo đức 4 Chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay