Câu hỏi tự luận Địa lí 12 kết nối Bài 25: Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản ở Bắc Trung Bộ
Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 12 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 25: Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản ở Bắc Trung Bộ. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 12 KNTT.
Xem: => Giáo án địa lí 12 kết nối tri thức
BÀI 25: PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN Ở BẮC TRUNG BỘ
(12 CÂU)
1. NHẬN BIẾT (4 CÂU)
Câu 1: Nêu đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng?
Trả lời:
- Bắc Trung Bộ bao gồm 6 tỉnh là Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Lãnh thổ của vùng kéo dài theo chiều bắc – nam với diện tích khoảng 51,2 nghìn km².
- Bắc Trung Bộ giáp vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải Nam Trung Bộ (thuộc vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung) và nước láng giềng Lào. Phía đông của Bắc Trung Bộ có vùng biển rộng lớn, với các đảo như: hòn Mê (Thanh Hoá), hòn Ngư (Nghệ An), đảo Yến (Quảng Bình), đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị),... có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế – xã hội và quốc phòng an ninh.
- Bắc Trung Bộ nằm trên trục giao thông huyết mạch của Việt Nam, đồng thời là một trong những cửa ngõ thông ra biển của các quốc gia trong khu vực ASEAN.
Câu 2: Vùng Bắc Trung Bộ có đặc điểm dân số như thế nào?
Trả lời:
Câu 3: Nêu một số đặc điểm nổi bật về nông nghiệp của vùng?
Trả lời:
Câu 4: Nêu một số đặc điểm nổi bật về lâm nghiệp của vùng?
Trả lời:
2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)
Câu 1: Phân tích thế mạnh về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Bắc Trung Bộ?
Trả lời:
- Địa hình và đất: Lãnh thổ Bắc Trung Bộ kéo dài từ bắc xuống nam và hẹp ngang theo chiều đông tây, với trên 70% diện tích là đồi núi. Từ tây sang đông, có ba dạng địa hình khá phổ biến: đồi núi ở phía tây; đồng bằng chuyển tiếp; biển, thềm lục địa và các đảo ở phía đông, tạo thuận lợi để Bắc Trung Bộ hình thành cơ cấu kinh tế lâm nghiệp, nông nghiệp và thuỷ sản. Trong vùng có đồng bằng Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh có đất phù sa phù hợp cho sản xuất lương thực; khu vực đồi núi phía tây có đất feralit phù hợp cho phát triển cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả và trồng rừng.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, có sự phân hoá giữa khu vực phía đông và khu vực phía tây cho phép Bắc Trung Bộ phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới với cơ cấu sản phẩm đa dạng.
- Nguồn nước: Mạng lưới sông ngòi Bắc Trung Bộ khá dày với nhiều lưu vực sông như: sông Mã, sông Chu, sông Cả, sông Gianh,... có giá trị về thuỷ lợi, du lịch và giao thông vận tải. Trong vùng còn có một số hồ, đầm phá lớn như: hồ Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh), đầm Cầu Hai (Thừa Thiên Huế),... thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt và nước lợ.
- Rừng: Bắc Trung Bộ có diện tích rừng lớn, trong đó rừng tự nhiên chiếm 70% tổng diện tích, tỉ lệ che phủ rừng cao hơn mức trung bình của cả nước. Đặc biệt, khu vực rừng ở Bắc Trung Bộ có nhiều loại gỗ, lâm sản, các loài động vật quý nằm trong Sách đỏ Việt Nam. Ở đây có nhiều khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia như: Phong Nha - Kẻ Bàng, Pù Mát,... Đây là thế mạnh để phát triển ngành lâm nghiệp và bảo vệ môi trường.
- Biển, đảo: Vùng có đường bờ biển dài, vùng biển rộng, giàu tiềm năng về sinh vật,
thuận lợi cho phát triển hoạt động khai thác và nuôi trồng hải sản.
Câu 2: Trình bày thế mạnh về điều kiện kinh tế - xã hội của vùng?
Trả lời:
Câu 3: Trình bày đặc điểm ngành trồng trọt của Bắc Trung Bộ?
Trả lời:
Câu 4: Trình bày một số đặc điểm nổi bật của ngành chăn nuôi ở Bắc Trung Bộ?
Trả lời:
Câu 5: Phân tích những đặc điểm nổi bật của khai thác, chế biến lâm sản của vùng?
Trả lời:
Câu 6: Trình bày một số đặc điểm nổi bật về ngành thủy sản của vùng?
Trả lời:
3. VẬN DỤNG (1 CÂU)
Câu 1: Chứng minh việc phát triển cơ cấu nông, lâm, ngư nghiệp góp phần phát triển bền vững ở Bắc Trung Bộ?
Trả lời:
- Bắc Trung Bộ có lãnh thổ hẹp ngang. Ở các tỉnh trong vùng, đi từ đông sang tây đều có biển, đến đồng bằng hẹp duyên hải, vùng đồi chuyển tiếp nhỏ hẹp và đến vùng núi phía tây, là tiền đề cần thiết cho sự hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp.
- Việc phát triển lâm nghiệp vừa cho phép khai thác thế mạnh về tài nguyên rừng (khai thác rừng), vừa cho phép bảo vệ tài nguyên đất, điều hòa chế độ nước của các sông miền Trung ngắn và dốc, vốn có thủy chế thất thường (nhờ trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ rừng).
- Việc phát triển các mô hình nông – lâm kết hợp ở vùng đồi không những giúp sử dụng hợp lí tài nguyên, mà còn tạo ra thu nhập cho nhân dân , phát triển các cơ sở kinh tế vùng đồi.
- Việc phát triển rừng ngập mặn, rừng chắn gió, chắn cát tạo điều kiện bảo vệ bờ biển, ngăn chặn nạn cát bay, cát chảy, vừa tạo môi trường cho các loài thủy sinh và nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn.
4. VẬN DỤNG CAO (1 CÂU)
Câu 1: So sánh điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên để phát triển thủy sản giữa Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.
Trả lời:
- Giống nhau:
+ Đều có đường bờ biển dài nhiều vũng, vịnh, đầm phá,...thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn.
+ Đều có vùng biển rộng, giàu nguồn lợi sinh vật và các bãi tôm, bãi cá,...thuận lợi để đánh bắt thủy sản.
- Bắc Trung Bộ :
+ Biển nông, dễ phát triển nghề cá ven bờ.
+ Ven bờ, dọc các cửa sông lớn có nhiều bãi tôm, bãi cá (sông Mã, sông Cả,...) . Gần ngư trường vịnh Bắc Bộ thuận lợi cho khai thác.
+ Nhiều cửa sông lớn (sông Mã, sông Cả,...), nhiều đầm phá (Tam Giang – Cầu Hai, đầm Lập An, đầm Lăng Cô ở Thừa Thiên Huế), có thể nuôi thủy sản nước mặn, nước lợ hoặc có vùng cát duyên hải có thể tiến hành nuôi tôm trên cát.
+ Gió mùa Đông Bắc kéo dài, áp thấp nhiệt đới và bão làm hạn chế thời gian ra khơi, bám biển. Áp thấp nhiệt đới, bão, triều cường có thể làm thay đổi độ mặn, phá hủy đê kè ảnh hưởng đến việc nuôi trồng thủy sản.
- Duyên hải Nam Trung Bộ:
+ Biển có độ sâu lớn gần bờ, thuận lợi cho phát triển đánh bắt xa bờ.
+ Nhiều bãi tôm, bãi cá, có các ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận, ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa thuận lợi cho mở rộng đánh bắt.
+ Dọc biển có nhiều đảo, vũng, vịnh sâu kín gió (đoạn Quy Nhơn – Cam Ranh) thuận lợi cho ngành nuôi trồng thủy sản nước mặn.
+ Đây là vùng cơ tần suất bão và áp thấp nhiệt đới cao (quần đảo Trường Sa) hạn chế thời gian đi biển, đánh bắt. Bão, lũ và hạn , thiếu nước ngọt vào mùa khô, trở ngại cho việc nuôi trồng thủy sản.
---------------------------------------
----------------------Còn tiếp---------------------
=> Giáo án Địa lí 12 kết nối Bài 25: Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản ở Bắc Trung Bộ