Tự luận Địa lí 12 kết nối Bài 3: Sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên
Bộ câu hỏi và bài tập tự luận Địa lí 12 kết nối tri thức cho Bài 3: Sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên. Tài liệu có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu hơn về môn Địa lí 12. Tài liệu có file word tải về.
Xem: => Giáo án địa lí 12 kết nối tri thức
BÀI 3: SỰ PHÂN HÓA ĐA DẠNG CỦA THIÊN NHIÊN NƯỚC TA
(13 CÂU)
1. NHẬN BIẾT (3 CÂU)
Câu 1: Trình bày sự phân hóa của thiên nhiên nước ta theo chiều bắc - nam?
Trả lời:
Phân hoá thiên nhiên theo chiều bắc – nam ở nước ta thể hiện rõ nhất ở sự khác biệt về nhiệt độ và cảnh quan thiên nhiên giữa phần lãnh thổ phía Bắc và phần lãnh thổ phía Nam.
- Phần lãnh thổ phía Bắc (toàn bộ lãnh thổ phía Bắc tới dãy núi Bạch Mã) + Khí hậu đặc trưng là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có một mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình năm trên 20°C. Do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên có một mùa đông lạnh với 2 – 3 tháng nhiệt độ trung bình dưới 18°C, biên độ nhiệt độ trung bình năm cao.
+ Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng nhiệt đới gió mùa, tuỳ thuộc vào điều kiện khí hậu và đất ở các khu vực mà có các hệ sinh thái rừng khác nhau, như rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh, rừng ngập mặn,... Ngoài ra, còn có các hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới như rừng cận nhiệt lá rộng thường xanh, rừng lá kim núi cao,... Trong rừng, thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra còn có các loài thực vật cận nhiệt đới (dẻ, re,...) và ôn đới (sa mộc, đỗ quyên,...) cùng các loài thú có lông dày như gấu, chồn,...
Phần lãnh thổ phía Nam (từ dãy núi Bạch Mã trở vào phía Nam)
+ Khí hậu mang sắc thái của khí hậu cận xích đạo gió mùa, có nền nhiệt độ cao, trung bình năm trên 25°C, biên độ nhiệt độ không quá 4 – 5°C. Khí hậu phân thành hai mùa: mùa mưa và mùa khô.
+ Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng cận xích đạo gió mùa. Thành phần thực vật và động vật phần lớn thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới có nguồn gốc Ma-lai-xi-a In-đô-nê-xi-a di cư lên hoặc từ Ấn Độ - Mi-an-ma di cư sang. Trong rừng xuất hiện nhiều loài cây chịu hạn, rụng lá vào mùa khô như các loài cây thuộc họ Dầu; có nơi hình thành rừng thưa nhiệt đới khô, nhiều nhất ở Tây Nguyên (rừng khộp). Động vật tiêu biểu là các loài thú lớn như voi, hổ, báo, bò rừng....
Ở vùng ven biển, vùng cửa sông của đồng bằng sông Cửu Long phát triển rừng ngập mặn và rừng tràm (bán đảo Cà Mau, rừng U Minh,...). Trong rừng, hệ động vật trên cạn và dưới nước rất đa dạng.
Câu 2: Trình bày sự phân hóa của thiên nhiên nước ta theo chiều đông - tây?
Trả lời:
Câu 3: Nêu sự phân hóa của thiên nhiên nước ta theo độ cao?
Trả lời:
2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Phân tích đặc điểm tự nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
Trả lời:
Yếu tố | Đặc điểm |
Phạm vi, ranh giới | - Bao gồm vùng đồi núi Đông Bắc và đồng bằng sông Hồng cùng vùng biển, đảo phía đông. - Ranh giới phía tây và tây nam của miền dọc theo hữu ngạn sông Hồng và rìa phía tây nam đồng bằng sông Hồng. |
Địa hình | - Địa hình đa dạng, đồi núi thấp chiếm ưu thế, hướng của các dãy núi theo hướng vòng cung, cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam. Đồng bằng tương đối rộng và bằng phẳng. Địa hình các-xtơ khá phổ biến, tiêu biểu ở Hà Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng,... |
Đất | - Đất có nhiều loại khác nhau, tiêu biểu là đất feralit trên các loại đá mẹ ở vùng đồi núi thấp, đất phù sa ở đồng bằng sông Hồng, ngoài ra còn có đất phèn, đất mặn ở vùng ven biển. |
Khí hậu | - Miền chịu ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc của gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa đông lạnh, khi các đợt không khí lạnh tràn xuống liên tục có thể dẫn đến hiện tượng rét đậm, rét hại. Chính vì thế, miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là miền địa lí tự nhiên có mùa đông lạnh điển hình nhất nước ta. |
Sông ngòi | - Các sông lớn như sông Đà, sông Mã, sông Cả,... chảy theo hướng tây bắc – đông nam; những sông nhỏ, dốc, bắt nguồn từ vùng núi phía tây đổ ra Biển Đông. |
Sinh vật | - Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có sự hội tụ của nhiều luồng sinh vật, đặc biệt là luồng Hi-ma-lay-a - Vân Quý, Ấn Độ - Mi-an-ma và Ma-lai-xi-a - In-đô-nê-xi-a. Rừng còn tương đối nhiều ở vùng núi Nghệ An, Hà Tĩnh, thành phần thực vật phương Nam chiếm ưu thế ở khu vực Trường Sơn Bắc. |
Khoáng sản | - Khoáng sản có sắt ở Hà Tĩnh; đồng ở Sơn La, Lào Cai; a-pa-tít ở Lào Cai; crôm ở Thanh Hoá; thiếc ở Nghệ An; vật liệu xây dựng ở nhiều địa phương,.... |
Câu 2: Trình bày đặc điểm tự nhiên của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?
Trả lời:
Câu 3: Phân tích đặc điểm tự nhiên của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ?
Trả lời:
Câu 4: Tại sao Nam Bộ gần Xích đạo hơn nhưng nhiệt độ tháng 7 vẫn thấp hơn Bắc Trung Bộ?
Trả lời:
Câu 5: Tại sao ở cùng một khu vực nội chí tuyến, nhưng chế độ nhiệt ở miền Bắc chỉ có một tối đa và một tối thiểu, còn ở miền Nam có hai tối đa và hai tối thiểu?
Trả lời:
3. VẬN DỤNG (3 CÂU)
Câu 1: Giải thích tại sao khu vực Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ có mùa mưa thường đến muộn so với các khu vực khác?
Trả lời:
- Mùa mưa ở Trung Trung Bộ và Nam Bộ thường từ tháng 9 đến tháng 1 ( trong khi cả nước là từ tháng 5 đến tháng 10 ); mùa khô ở khu vực này từ tháng 2 đến tháng 8.
- Mùa mưa ở các khu vực này đến muộn do tác động của gió Tây Nam từ cao áp Bắc Ấn Độ Dương đến kết hợp với dãy Trường Sơn.
+ Gió Tây Nam từ cao áp Bắc Ấn Độ Dương đến có tính chất nóng ẩm, gây mưa đầu mùa cho cả nước ta. Khoảng từ tháng 5, ở Bắc Bộ và Nam Bộ chịu tác động của gió này nên bắt đầu bước vào mùa mưa.
+ Tuy nhiên, ở Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ gió Tây Nam từ cao áp Bắc Ấn Độ Dương sau khi gây mưa lớn cho sườn đón gió ở Tây Trường Sơn Nam, vượt núi tràn xuống đồng bằng ven biển gây hiện tượng phơn khô nóng, không có mưa. Do đó, lúc này ở Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ là thời kì mùa khô.
Câu 2: Trình bày sự khác nhau về chế độ nhiệt của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Trả lời:
Câu 3: Phân tích sự khác nhau về chế độ mưa của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Trả lời:
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: So sánh và giải thích về chế độ nhiệt và chế độ mưa của Đồng Hới, Đà Nẵng và Nha Trang. Tại sao tháng mưa cực đại trong năm không trùng với tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất?
Trả lời:
a) Giống nhau:
Vị trí đều nằm ven biển miền Trung nên chế độ nhiệt và chế độ mưa có những nét tương đồng nhau.
- Chế độ nhiệt:
+ Nhiệt độ trung bình năm đều trên 210C. Đồng Hới nằm ở trong miền khí hậu chịu tác động của gió mùa Đông Bắc ( nhưng đã suy yếu ), Đà Nẵng và Nha Trang ở trong miền khí hậu không chịu tác động của gió mùa Đông Bắc , nên mùa đông không lạnh lắm; mùa hạ cả 3 địa điểm đều chịu tác động của gió phơn Tây Nam khô nóng.
+ Biên độ nhiệt độ trung bình năm tương đối lớn, do chênh lệch nhiệt độ giữa mùa hạ và mùa đông không lớn lắm, nhất là ở Nha Trang.
+ Diễn biến nhiệt độ trong năm ở cả ba địa điểm đều có một cực đại và một cực tiểu, mặc dù ở Nha Trang không rõ lắm.
- Chế độ mưa:
+ Tổng lượng mưa lớn, tháng mưa cực đại là tháng 10 hoặc tháng 11. Lượng mưa trong hai tháng này chiếm một tỉ lệ rất lớn, ảnh hưởng đến tổng lượng mưa cả năm. Đây là hai tháng có sự tập trung của các nhân tố gây mưa như : dải hội tụ nhiệt đới, gió đông bắc gặp bức chắn địa hình Trường Sơn, áp thấp và bão,...
+ Mùa mưa đều lệch về thu đông. Nguyên nhân do đầu hạ chịu tác động của gió phơn Tây Nam khô nóng; sang mùa đông, mưa vẫn kéo dài do tác động của gió đông bắc ( gió mùa Đông Bắc, Tín phong bán cầu Bắc) gặp dãy Trường Sơn, áp thấp và bão vẫn hoạt động gây mưa.
b) Khác nhau:
- Đồng Hới thuộc miền khí hậu phía Bắc ; Đà Nẵng ở đầu phía Bắc và Nha Trang ở cuối của miền khí hậu phía Nam, có sự khác nhau cả về chế độ nhiệt và mưa trong năm.
- Chế độ nhiệt:
+ Nhiệt độ trung bình năm cao nhất ở Nha Trang ( 26,70C ), tiếp đến là Đà Nẵng ( 25,20C ), thấp nhất ở Đồng Hới. Nguyên nhân: Về mùa hạ, ở cả ba địa điểm này có sự chênh lệch nhiệt độ không đáng kể. Về mùa đông : Ở Đồng Hới nhiệt độ hạ thấp do tác động của gió mùa Đông Bắc; Đà Nẵng có vị trí xa Xích đạo hơn Nha Trang và chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, tuy nhỏ nhưng vẫn lớn hơn Nha Trang.
+ Tháng có nhiệt độ cao nhất: Ở Nha Trang là tháng 6, ở Đà Nẵng và Đồng Hới là tháng 7; tương ứng với khoảng thời gian sau khi Mặt Trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến Bắc ( ngày 22/6 ).
+ Biên độ nhiệt cao nhất là ở Đồng Hới ( 12,00C ), tiếp đến là Đà Nẵng ( 9,70C ), thấp nhất là Nha Trang (4,80C). Nguyên nhân do sự hạ thấp nhiệt độ trong mùa đông ở 3 địa điểm này khác nhau, liên quan đến vị trí gần hay xa Xích đạo và tác động của gió mùa Đông Bắc.
- Chế độ mưa:
+ Tổng lượng mưa lớn nhất là Đồng Hới, tiếp đến là Đà Nẵng, liên quan đến lượng mưa lớn trong tháng do tác động mạnh mẽ gần như cùng trong khoảng thời gian ngắn của dải hội tụ nhiệt đới, áp thấp và bão, gió mùa Đông Bắc mạnh hơn ở Đồng Hới và gió đông bắc gặp các dãy núi cao ở vị trí của Đà Nẵng.
Nha Trang là nơi có lượng mưa thấp nhất trong cả ba địa điểm do vị trí địa lí chếch hướng không lớn với gió đông bắc về mùa đông; vị trí nằm khuất gió của khối núi cao cực Nam Trung Bộ, chịu tác động mạnh của hiện tượng phơn đầu mùa và cả những đợt gió mùa Tây Nam yếu vào thời kì giữa và cuối mùa hạ.
+ Lượng mưa tháng lớn nhất ở Đồng Hới và Đà Nẵng là tháng 10, ở Nha Trang là tháng 11, liên quan đến sự lùi dần của dải hội tụ nhiệt đới và theo đó là hoạt động của áp thấp và bão.
+ Mùa mưa ở Đồng Hới là từ tháng 8 – 1, Đà Nẵng từ tháng 9 – 1 và Nha Trang : 9 – 12. Nguyên nhân do Đồng Hới nằm gần Bắc Bộ hơn, nơi có dải hội tụ gây mưa lớn vào tháng 8, chịu tác động nhiều hơn tháng đỉnh mưa ở đây; mùa mưa kết thúc muộn hơn do còn chịu tác động của gió mùa Đông Bắc. Mùa mưa ở Nha Trang kết thúc sớm hơn liên quan đến hoạt động mạnh lên của Tín phong bán cầu Bắc vào tháng 1 trở về sau.
c) Tháng mưa cực đại trong năm không trùng với tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất, do tháng mưa cực đại liên quan đến hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới, tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất liên quan đến hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh.
--------------------------------------
----------------------Còn tiếp---------------------
=> Giáo án Địa lí 12 kết nối Bài 3: Sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên