Câu hỏi tự luận Địa lí 12 kết nối Bài 8: Đô thị hoá

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 12 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 8: Đô thị hoá. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 12 KNTT.

Xem: => Giáo án địa lí 12 kết nối tri thức

BÀI 8: ĐÔ THỊ HÓA 

(10 CÂU)

1. NHẬN BIẾT (4 CÂU)

Câu 1: Nêu lịch sử hình thành đô thị hóa ở nước ta?

Trả lời:

- Thế kỉ III trước Công nguyên, nước ta hình thành đô thị đầu tiên là Thành Cổ Loa với chức năng hành chính là kinh đô của Nhà nước Âu Lạc. 

- Trải qua thời gian dài từ thời phong kiến đến khi đất nước thống nhất năm 1975, đô thị hoá nước ta diễn ra chậm, số lượng đô thị, tỉ lệ dân thành thị thấp. 

- Từ khi bắt đầu công cuộc Đổi mới (1986), đô thị hoá diễn ra nhanh hơn. Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị tăng khá nhanh

Câu 2: Trình bày đặc điểm đô thị hóa ở Việt Nam?

Trả lời:

Câu 3: Em hãy cho biết đặc điểm mạng lưới đô thị Việt Nam?

Trả lời:

Câu 4: Kể tên một số đô thị loại II và loại III?

Trả lời:

2. THÔNG HIỂU (4 CÂU)

Câu 1: Phân tích ảnh hưởng tích cực của quá trình đô thị hóa đô đến sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta?

Trả lời:

Đô thị hoá kéo theo sự dịch chuyển lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp và dịch vụ có năng suất cao hơn. Năng suất lao động cao là nhân tố quyết định phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống.

- Đô thị hoá là động lực phát triển kinh tế của cả nước và các địa phương. Năm 2021, mặc dù chỉ chiếm 36,2% số lao động đang làm việc của cả nước nhưng đô thị đóng góp tới 70% GDP, tạo nguồn thu chủ yếu cho ngân sách. Trình độ đô thị hoá càng cao, tỉ lệ lao động đô thị càng lớn thì đóng góp cho GDP càng nhiều, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh.

- Đô thị hoá sẽ tăng cường cơ sở hạ tầng kĩ thuật, xã hội, như: điện nước, đường sá, trường học, bệnh viện, hệ thống thông tin liên lạc, thương mại, ngân hàng, tài chính,... phục vụ tốt hơn cho sản xuất, kinh doanh và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

- Đô thị hoá nông thôn góp phần phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn; lan toả và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị vào nông thôn; môi trường, cảnh quan nông thôn biến đổi theo hướng hiện đại hơn.

Câu 2: Quá trình đô thị hóa có những tác động tiêu cực nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta?

Trả lời:

Câu 3: Nêu nguyên nhân phần lớn đô thị vừa và lớn của nước ta đều tập trung ở khu vực đồng bằng và ven biển?

Trả lời:

Câu 4: Phân tích sự khác nhau về phân bố mạng lưới đô thị ở Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ?

Trả lời:

3. VẬN DỤNG (1 CÂU)

Câu 1: Vì sao mạng lưới đô thị nước ta phân bố không đều giữa các vùng?

Trả lời:

- Đô thị hóa có mối liên hệ chặt chẽ với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chịu sự tác động của công nghiệp hóa nói riêng và quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung.

- Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của các vùng trong nước khác nhau, đặc biệt là quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tình hình phát triển công nghiệp và dịch vụ giữa các vùng lãnh thổ nước ta có khác nhau dẫn đến đặc điểm mạng lưới đô thị cũng khác nhau.

- Những vùng có kinh tế phát triển (Ví dụ : Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng,...), hoạt động công nghiệp và dịch vụ phát triển thì quá trình đô thị hóa phát triển với mạng lưới đô thị tập trung, quy mô lớn, chức năng của đô thị đa dạng, nhiều đô thị là trung tâm công nghiệp, dịch vụ,...

- Các vùng có kinh tế phát triển hạn chế, quá trình đô thị hóa diễn ra chậm, mạng lưới đô thị còn thưa thớt, chủ yếu là các đô thị nhỏ.

4. VẬN DỤNG CAO (1 CÂU)

Câu 1: Trình bày tác động của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội ở nông thông nước ta?

Trả lời:

- Tích cực:

+ Cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho nông thôn, là thị trường tiêu thụ, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở nông thôn.

+ Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở khu vực nông thôn sang hướng hiện đại hóa, công nghiệp hóa, đa dạng ngành nghề sản xuất và dịch vụ.

+ Thu hút lao động nông thôn, tạo việc làm,tăng thu nhập; làm thay đổi cơ cấu dân số, cơ cấu lao động, nghề nghiệp.

+ Lan tỏa lối sống văn minh, hiện đại về nông thôn.

- Tiêu cực:

+ Làm thu hẹp diện tích đất nông nghiệp do mở rộng không gian đô thị.

+ Ảnh hưởng đến sự thiếu hụt lao động chất lượng cao ở nông thôn do bị hút vào các đô thị.

+ Gây áp lực lên văn hóa và đời sống của cộng đồng dân cư nông thôn.

---------------------------------------

----------------------Còn tiếp---------------------

=> Giáo án Địa lí 12 kết nối Bài 8: Đô thị hoá

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Địa lí 12 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay