Câu hỏi tự luận Địa lí 12 kết nối Bài 10: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 12 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 10: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 12 KNTT.
Xem: => Giáo án địa lí 12 kết nối tri thức
BÀI 10: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
(10 CÂU)
1. NHẬN BIẾT (4 CÂU)
Câu 1: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế có ý nghĩa như thế nào?
Trả lời:
Việc xác định cơ cấu kinh tế hợp lí và thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế có ý nghĩa chiến lược đối với đất nước.
- Phát huy các lợi thể so sánh, khai thác và sử dụng hợp lí các nguồn lực của đất nước, tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng hiệu quả hơn.
- Tăng cường cập nhật, áp dụng khoa học - công nghệ, tạo nên các phương thức quản lí mới, hiện đại. Qua đó, nâng cao trình độ lao động, tăng năng suất và hiệu quả lao động, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư.
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Tạo ra năng lực sản xuất hàng hoá với khối lượng lớn, chất lượng cao, tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu, tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần đẩy nhanh quá trình hội nhập với khu vực và thế giới.
Câu 2: Trình bày sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa?
Trả lời:
Câu 3: Nêu đặc điểm chuyển dịch cơ cấu theo ngành ở nước ta?
Trả lời:
Câu 4: Giải thích sự chuyển dịch cơ cấu theo ngành ở nước ta?
Trả lời:
2. THÔNG HIỂU (4 CÂU)
Câu 1: Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong mỗi nhóm ngành?
Trả lời:
- Đối với nhóm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản, cơ cấu dịch chuyển theo hướng tăng tỉ trọng của ngành thuỷ sản, giảm tỉ trọng của ngành nông nghiệp. Giá trị các sản phẩm nông nghiệp được nâng cao qua việc liên kết với công nghiệp chế biến, các dịch vụ nông nghiệp, theo chuỗi giá trị: sản xuất – chế biến – tiêu thụ. - -
- Ngành công nghiệp chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp khai khoáng, tăng tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Trong đó, chú trọng những ngành ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ từng bước được hình thành và phát triển.
- Nhóm ngành dịch vụ phát triển theo hướng đa dạng, dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, tăng cường chuyển đổi số, đặc biệt là trong các lĩnh vực thương mại điện tử, tài chính ngân hàng, bảo hiểm, y tế, giáo dục, logistics, du lịch,...
Câu 2: Trình bày sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế ở nước ta?
Trả lời:
Câu 3: Các thành phần kinh tế có vai trò như thế nào?
Trả lời:
Câu 4: Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ?
Trả lời:
3. VẬN DỤNG (1 CÂU)
Câu 1: Chứng minh cơ cấu kinh tế của nước ta có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa?
Trả lời:
Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế nước ta có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thể hiện rõ nhất ở những điểm sau:
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành:
+ GDP chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
+ Tăng trưởng GDP tương đối cao và duy trì ổn định qua nhiều năm.
+ Tăng cường năng suất lao động trong các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.
+ Phát triển công nghiệp 4.0: Nước ta bắt kịp xu hướng công nghiệp 4.0 bằng cách áp dụng các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, IoT (Internet of Things), Blockchain và máy học. Đây là một biểu hiện rõ ràng của sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hóa.
- Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế:
+ Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế ( Nhà nước, ngoài Nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ) cùng phát triển.
- Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế:
+ Trên phạm vi cả nước đã hình thành 6 vùng kinh tế, các vùng kinh tế trọng điểm, vùng kinh tế động lực.
+ Trong công nghiệp, hình thành các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
+ Trong nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh.
+ Các vùng sản xuất hàng hóa được hình thành, góp phần tạo nên sự chuyển dịch trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu.
4. VẬN DỤNG CAO (1 CÂU)
Câu 1: Phân tích ý nghĩa của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta?
Trả lời:
Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa mang lại nhiều lợi ích, từ tăng cường cạnh tranh đến tạo ra việc làm và phát triển bền vững. Một số ý nghĩa chính là:
- Đa dạng hóa nền kinh tế: Phát triển các ngành công nghiệp mang lại sự đa dạng hóa cho nền kinh tế. Việc này giúp giảm rủi ro khi một số ngành kinh tế gặp khó khăn, bởi vì sự đa dạng hóa giúp giảm sự phụ thuộc vào một số ít ngành hoặc thị trường.
- Tăng cường năng lực cạnh tranh: Các ngành công nghiệp hiện đại thường đi kèm với sự đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, cũng như sự đổi mới. Điều này giúp cải thiện năng lực cạnh tranh của nước ta trên thị trường quốc tế.
- Tăng năng suất lao động: Công nghiệp hiện đại thường sử dụng công nghệ tiên tiến và quy trình sản xuất hiệu quả, giúp tăng cường năng suất và sử dụng nguồn lực hiệu quả.
- Góp phần phát triển cơ sở hạ tầng: Việc phát triển các ngành công nghiệp thường đi kèm với đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Điều này bao gồm việc xây dựng cơ sở hạ tầng vận tải, năng lượng và thông tin, tất cả đều quan trọng cho sự phát triển bền vững của đất nước.
- Thu hút đầu tư nước ngoài: Các doanh nghiệp nước ngoài hoặc công ty đa quốc gia thường tìm kiếm các thị trường có cơ sở hạ tầng tốt và môi trường kinh doanh thuận lợi. Việc phát triển ngành công nghiệp và hiện đại hóa tạo ra điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài.
- Tạo việc làm: Công nghiệp và các ngành liên quan thường tạo ra nhiều cơ hội việc làm. Việc tạo ra các công việc ổn định và có thu nhập cao có thể giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm tỉ lệ thất nghiệp.
- Phát triển bền vững: Các ngành công nghiệp hiện đại có thể được thiết kế để phát triển bền vững, giảm lượng chất thải và tác động tiêu cực đến môi trường. Điều này đặt ra cơ hội để xây dựng một nền kinh tế có trách nhiệm với môi trường.
---------------------------------------
----------------------Còn tiếp---------------------
=> Giáo án Địa lí 12 kết nối Bài 10: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế