Câu hỏi tự luận Địa lí 7 cánh diều Ôn tập Chương 1: Châu Âu (P2)
Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 1: Châu Âu (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 7 cánh diều.
Xem: => Giáo án địa lí 7 cánh diều (bản word)
ÔN TẬP CHƯƠNG 1
CHÂU ÂU
Câu 1: Khi thành lập thị trường chung châu Âu, Liên minh châu Âu gặp những thuận lợi và khó khăn gì?
Trả lời:
Thuận lợi:
+ Tăng cường tự do lưu thông người, hàng hóa, tiền vốn và dịch vụ.
+ Thúc đẩy và tăng cường quá trình nhất thể hóa ở EU về các mặt kinh tế và xã hội.
+ Tăng thêm tiềm lực và khả năng cạnh tranh kinh tế của toàn khối.
+ Việc sử dụng đồng tiền chung, thống nhất có tác dụng thủ tiêu những rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ, tạo điều kiện thuận lợi cho lưu chuyển vốn và đơn giản hóa công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia.
Khó khăn: Việc chuyển sang đồng Ơ-rô có thể gây nên tình trạng giá hàng tiêu dùng tăng cao và dẫn tới lạm phát.
Câu 2: Chứng minh rằng Liên minh châu Âu là tổ chức thương mại hàng đầu thế giới?
Trả lời:
Liên minh châu Âu là tổ chức thương mại hàng đầu thế giới do:
-
Kinh tế của EU phụ thuộc nhiều vào hoạt động xuất, nhập khẩu. Các nước EU đã dỡ bỏ hàng rào thuế quan trong buôn bán với nhau và có chung một mức thuế quan trong quan hệ thương mại với các nước ngoài EU.
-
EU dẫn đầu thế giới về thương mại, chiếm tỉ trọng 40% hoạt động thương mại của thế giới.
-
EU là bạn hàng lớn nhất của các nước đang phát triển.
Câu 3: Liên minh châu Âu là một mô hình liên minh toàn diện nhất thế giới. Giải thích tại sao?
Trả lời:
Liên minh châu Âu là một mô hình liên minh toàn diện nhất thế giới do:
-
Liên minh châu Âu có cơ quan lập pháp là Nghị viện châu Âu.
-
Liên minh châu Âu có chính sách kinh tế chung, có hệ thống tiền tệ chung (đồng Ơ-rô), tự do lưu thông hàng hóa, dịch vụ, tiền vốn.
-
Công dân của Liên minh châu Âu, bên cạnh quốc tịch của quốc gia mà mình sinh sống còn có quốc tịch chung châu Âu. Sự đi lại qua biên giới của công dân các nước thành viên Liên minh rất thuận lợi.
-
Các nước trong Liên minh châu Âu chú trọng bảo vệ tính đa dạng về văn hóa và ngôn ngữ, tổ chức và tài trợ việc học ngoại ngữ, trao đổi sinh viên, tổ chức đào tạo nghề cho giới trẻ và những người thất nghiệp.
Câu 4: Tại sao nói việc ra đời đồng tiền chung Ơ-rô là bước tiến mới của sự liên kết EU?
Trả lời:
Việc ra đời đồng tiền chung Ơ-rô là bước tiến mới của sự liên kết EU bởi:
+ Nâng cao sức cạnh tranh của thị trường chung châu Âu.
+ Thủ tiêu những rủi ro do chuyển đổi tiền tệ.
+ Tạo thuận lợi cho việc chuyển giao vốn trong EU.
+ Đơn giản hóa công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia.
Câu 5: Liên minh châu Âu có những thành công gì trong hợp tác phát triển lĩnh vực giao thông vận tải?
Trả lời:
Những thành công của Liên minh châu Âu trong hợp tác phát triển lĩnh vực giao thông vận tải:
-
Thành lập cơ quan hàng không vũ trụ châu Âu (ESA). Cơ quan này đã thực hiện các dự án chế tạo tên lửa đẩy A-ri-an và đưa lên quỹ đạo 120 vệ tinh nhân tạo (trung bình mỗi năm phóng 8 vệ tinh).
-
Thành lập tổ hợp hàng không E-bớt (Airbus). Tổ hợp này đang rất thành công trong việc sản xuất các loại máy bay E-bớt (Airbus), đang phát triển mạnh và cạnh tranh có hiệu quả với các hãng chế tạo máy bay nổi tiếng của Hoa Kỳ như Boeing.
-
Anh và Pháp đã thành công trong việc hợp tác xây dựng đường hầm giao thông dưới biển Măng-sơ, được hoàn thành vào năm 1994.
Câu 6: Nêu nguyên nhân gây giảm độ che phủ rừng ở châu Âu?
Trả lời:
Tuy nhiên, hiện nay biến đổi khí hậu đang đe dọa nghiêm trọng đến các khu rừng ở châu Âu như gây cháy rừng, làm suy giảm đa dạng sinh học và khả năng phát triển của cây rừng. Nhu cầu gỗ tăng cao ở nhiều quốc gia cũng làm suy giảm đáng kể diện tích rừng tự nhiên.
Câu 7: Nêu những giải pháp bảo vệ môi trường nước ở châu Âu?
Trả lời:
Để cải tạo và bảo vệ nguồn nước, các quốc gia châu Âu đã có nhiều giải pháp như:
-
Thực hiện các dự án kiểm soát nguồn nước thải,
-
Đầu tư công nghệ tiên tiến làm sạch nguồn nước,
-
Nâng cao nhận thức của người dân và đặc biệt là hợp tác giữa các quốc gia để cùng kiểm soát ô nhiễm trên các dòng sông và các vùng biển.
-
Đối với các vùng biển, châu Âu đã thành lập các khu bảo tồn biển, quản lí chất thải nhựa, áp dụng công nghệ vận tải sạch,...
-
Cuối năm 2019, châu Âu đã thực hiện dự án quản lý nước thông minh với sự hỗ trợ của khoa học – công nghệ nhằm mục tiêu phát triển bền vững.
Câu 8: Nêu nguyên nhân gây giảm độ che phủ rừng ở châu Âu?
Trả lời:
Tuy nhiên, hiện nay biến đổi khí hậu đang đe dọa nghiêm trọng đến các khu rừng ở châu Âu như gây cháy rừng, làm suy giảm đa dạng sinh học và khả năng phát triển của cây rừng. Nhu cầu gỗ tăng cao ở nhiều quốc gia cũng làm suy giảm đáng kể diện tích rừng tự nhiên.
Câu 9: Phân tích những ảnh hưởng của cơ cấu dân số già tới sự phát triển kinh tế - xã hội ở châu Âu?
Trả lời:
Ảnh hưởng của cơ cấu dân số già đến sự phát triển kinh tế – xã hội ở châu Âu:
- Già hoá dân số dẫn đến sự mất cân đối trong cơ cấu dân số và đương nhiên tỷ lệ người già trong dân số sẽ tăng lên đáng kể. Cùng với thời gian, lực lượng lao động chủ chốt trong xã hội sẽ giảm, còn con số người về hưu cứ ngày một tăng.
- Với thực trạng này, có thể đoán trước những bi kịch không chỉ về mặt xã hội, mà cả của nền kinh tế nói chung nữa. Vì tuổi trẻ, hay thế hệ trẻ chính là yếu tố huyết mạch cho nền kinh tế của mỗi quốc gia, là nguồn nhân lực thiết yếu mang tính sống còn.
Câu 10: Phân tích biểu hiện về sự đa dạng của tôn giáo, ngôn ngữ và văn hóa của châu Âu?
Trả lời:
Dân cư châu Âu chủ yếu thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it, gồm ba nhóm ngôn ngữ chính: nhóm Giecman, nhóm Latinh, nhóm Xlavơ.
Do tính chất đa dân tộc nên phần lớn các quốc gia ở châu Âu đều đa dạng về ngôn ngữ và văn hóa.
Phần lớn dân châu Âu theo Cơ Đốc giáo, gồm đạo Thiên Chúa, đạo Tin Lành và đạo Chính Thống. Ngoài ra, còn có một số vùng theo đạo Hồi.
Câu 11: Châu Âu có mức độ đô thị hóa cao. Giải thích tại sao?
Trả lời:
Có tỉ lệ dân thành thị cao, chiếm khoảng 75% dân số và hơn 50 thành phố
trên 1 triệu dân. Ở những vùng công nghiệp lâu đời, các thành phố phát triển và nối liền với nhau tạo thành dải đô thị xuyên biên giới như dải đô thị kéo dài từ
Li-vơ-pun (Anh) đến Công (Đức).
Việc phát triển sản xuất công nghiệp ở vùng nông thôn cùng với việc mở rộng ngoại ô của các đô thị đã thúc đẩy nhanh quá trình đô thị hóa nông thôn. Điều kiện sống của người dân nông thôn ngày càng gần với điều kiện sống của người dân thành thị.
Câu 12: Tôn giáo, ngôn ngữ và văn hóa của châu Âu rất đa dạng?
Trả lời:
Châu Âu đa dạng về ngôn ngữ, tôn giáo và văn hoá thể hiện ở các điểm sau: Có các tôn giáo chính: Thiên Chúa, Tin Lành và Chính Thống. Một bộ phận dân số theo đạo Hồi. Có nhiều dân tộc sống đan xen vào nhau, có ngôn ngữ riêng và nền văn hoá
riêng. Các dân tộc này tồn tại bên nhau và giữ nét đặc thù văn hoá của mình đồng thời vẫn tiếp thu văn hoá của các dân tộc khác trong cùng quốc gia. Có ba nhóm ngôn ngữ chính: Latinh, Giecman và Xla-vơ, nhưng lại chia ra rất nhiều nhóm ngôn ngữ nhỏ, chưa kể đến các nhóm ngôn ngữ địa phương.
Câu 13: Phân tích đặc điểm đô thị hóa đang mở rộng ở châu Âu?
Trả lời:
Ở châu Âu, điều kiện sống của người dân giữa các thành phố không có khoảng cách lớn, khả năng tìm kiếm việc làm và tăng thu nhập tại các thành phố lớn không còn hấp dẫn như thời kỳ bắt đầu công nghiệp hoá. Hiện nay, dân thành thị có xu hướng chuyển từ trung tâm thành phố ra vùng ngoại ô, từ các thành phố lớn về các thành phố vệ tinh,... Chính vì vậy, mô hình đô thị làng quê đang ngày càng phổ biến ở nhiều quốc gia châu Âu.
Câu 14: Phân tích đặc điểm quá trình đô thị hóa diễn ra sớm ở châu Âu?
Trả lời:
Những đô thị đầu tiên xuất hiện ở châu Âu vào thời kì cổ đại, sau đó phát triển trong thời kì trung đại. Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa phát triển mạnh mẽ vào cuối thế kỉ XVIII gắn liền với sự ra đời của cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh. Kể từ đó, các đô thị hình thành ngày càng nhiều và quy mô ngày càng lớn. Nhiều đô thị ở châu Âu kết nối với nhau thành các chuỗi đô thị với hàng triệu dân và có sức ảnh hưởng lớn đến kinh tế - xã hội thế giới như: Luân-đôn, Pa-ri, Mi-lan,... Những toà lâu đài, nhà thờ, thánh đường và nhiều công trình kiến trúc khác có giá trị của các thế kỉ trước được bảo tồn và phát huy ở các đô thị này.
Câu 15: Nêu đặc điểm của đô thị hóa ở châu Âu?
Trả lời:
Đặc điểm của đô thị hóa ở châu Âu:
-
Đô thị hóa diễn ra sớm
-
Mức độ đô thị hóa cao
-
Đô thị hóa đang mở rộng
Câu 16: Quan sát hình ảnh dưới đây và nêu cơ cấu dân số châu Âu theo giới tính?
Trả lời:
Cơ cấu dân số châu Âu theo giới tính:
Trong cơ cấu dân số theo giới tính ở châu Âu, tỷ số giới nữ nhiều hơn giới nam.
Năm 2019, trung bình cứ 100 nữ thì có 93,4 nam.
Câu 17: Phân biệt môi trường ôn đới hải dương và môi trường ôn đới lục địa?
Trả lời:
Môi trường ôn đới hải dương |
Môi trường ôn đới lục địa |
|
Phân bố |
Các nước vùng ven biển Tây Âu như Anh, Ai-len, Pháp,... có khí hậu ôn đới hải dương |
Khu vực Đông Âu có khí hậu ôn đới lục địa |
Khí hậu |
+ Mùa hạ mát, mùa đông không lạnh lắm. + Nhiệt độ thường trên 0°C. + Mưa quanh năm và lượng mưa tương đối lớn (khoảng 800 - 1000mm/năm), có nhiều sương mù, đặc biệt là về thu – đông. + Dòng hải lưu nóng Bắc Ấn Độ Dương và gió Tây ôn đới có vai trò rất lớn, làm cho khí hậu các nước này ấm và ẩm hơn so với các nơi khác cùng vĩ độ. |
+ Ở phía bắc của Đông Âu, mùa đông kéo dài và có tuyết phủ. + Càng đi về phía nam, mùa đông càng ngắn dần, mùa hạ nóng hơn, lượng mưa giảm dần. + Vào sâu trong đất liền, mùa đông lạnh và tuyết rơi nhiều, mùa hạ nóng và có mưa. |
Sông ngòi |
Sông ngòi nhiều nước quanh năm và không đóng băng |
Sông nhiều nước trong mùa xuân – hạ và có thời kì đóng băng vào mùa đông. Càng vào sâu trong nội địa, thời gian sông đóng băng càng dài hơn |
Cảnh quan |
Rừng sồi, dẻ xưa kia có diện tích rất lớn, nay chỉ còn lại trên các sườn núi |
Rừng và thảo nguyên chiếm phần lớn diện tích. Thực vật thay đổi từ bắc xuống nam. Ở vùng gần vòng cực là đới đồng rêu băng giá quanh năm. Về phía nam lần lượt là rừng lá kim, rừng hỗn giao, rừng lá rộng, thảo nguyên rừng. Phía đông nam là thảo nguyên. Ven biển Caspi là vùng nửa hoang mạc. |
Câu 18: Tại sao ở phía tây châu Âu có khí hậu ấm áp và mưa nhiều hơn ở phía đông?
Trả lời:
Dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương làm cho biển và khí hậu châu Âu thêm ấm về mùa đông. Hơi ấm và ẩm của biển được gió Tây ôn đới thổi quanh năm đưa sâu vào trong đất liền, làm giảm bớt tính chất lục địa của khí hậu ở khu vực Đông và Đông Nam châu Âu.
Vùng ven biển phía tây chịu ảnh hưởng của biển mạnh hơn, không khí ẩm của biển khi đi sâu vào đất liền bị biến tính dần, ảnh hưởng của biển càng đi sâu về phía đông và đông nam càng yếu đi. Vì thế, càng đi về phía tây, khí hậu châu Âu càng ấm áp, mưa nhiều và ôn hoà hơn.
Câu 19: Môi trường núi cao ở châu Âu có những đặc điểm gì?
Trả lời:
Đặc điểm của môi trường núi cao:
- Môi trường núi cao điển hình là môi trường thuộc dãy An-pd.
- Dãy An-pơ nhận được nhiều mưa ở các sườn phía tây, Thảm thực vật thay đổi theo độ cao:
+ Ở chân núi, rừng đã được khai phá từ lâu để sản xuất nông nghiệp. + Từ độ cao 800m đến khoảng 1800m, nhiệt độ giảm dần, mưa nhiều, rừng hỗn giao phát triển.
+ Trên 1800m, nhiệt độ tiếp tục giảm, là địa bàn của các loài cây lá kim (thông, tùng,...).
+ Trên 2200m là vùng đồng cỏ núi cao.
+ Trên 3000m là thế giới của băng tuyết vĩnh cửu và băng hà.
Câu 20: Trình bày đặc điểm của môi trường địa trung hải?
Trả lời:
Đặc điểm của môi trường địa trung hải:
-
Ở các nước Nam Âu, ven Địa Trung Hải, vào mùa thu – đông thời tiết không lạnh lắm và có mưa, thường là những trận mưa rào. Mùa hạ nóng, khô.
-
Sông ngòi ngắn và dốc, mùa thu – đông có nhiều nước hơn và mùa hạ ít nước.
-
Thực vật thích nghi với điều kiện khí hậu khô hạn trong mùa hạ. Rừng thưa, bao gồm các loại cây lá cứng và xanh quanh năm.