Câu hỏi tự luận Địa lí 7 cánh diều Ôn tập Chương 2: Châu Á (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 2: Châu Á (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 7 cánh diều.

ÔN TẬP CHƯƠNG 2

CHÂU Á

Câu 1: Trình bày đặc điểm dân cư châu Á?

Trả lời:

Số dân châu Á tăng nhanh trong nửa cuối thế kỉ XX. Tuy nhiên, trong những thập kỷ gần đây, nhiều nước ở châu Á như Trung Quốc, Thái Lan, Mi-an-ma, Việt Nam,... đã thực hiện chính sách hạn chế gia tăng nhanh dân số. Nhờ đó, mức tăng dân số của châu Á đã giảm đáng kể, thậm chí thấp hơn mức gia tăng trung bình của thế giới (giai đoạn 2015 - 2020, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của thế giới là 1,09%, châu Á là 0,95%).

Châu Á là khu vực có cơ cấu dân số trẻ, nhưng đang chuyển biến theo hướng già hoá. Số người trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ lớn (67,7% năm 2020), cung cấp nguồn lao động dồi dào cho các hoạt động kinh tế, nhưng lại tạo áp lực về giải quyết các vấn đề việc làm, giáo dục và chăm sóc y tế,...

Cư dân châu Á thuộc nhiều chủng tộc: Môn-gô-lô-it, O-rô-pê-ô-it, Ô-xtra-lô-it.

Câu 2: Đặc điểm tự nhiên giữa khu vực Đông Á và khu vực Đông Nam Á có điểm nào khác nhau?

Trả lời:

Khu vực Đông Á

Khu vực Đông Nam Á

Lục địa

Hải đảo

Lục địa

Hải đảo

Địa hình

Ở phía tây bộ phận lục địa là hệ thống núi, cao nguyên hiểm trở xen kẽ bồn địa, hoang mạc; ở phía đông là vùng đồi, núi thấp và những đồng bằng rộng, bằng phẳng.

Bộ phận hải đảo có những dãy núi uốn nếp trẻ, xen kẽ các cao nguyên; thường xuyên xảy ra động đất và núi lửa.

Đông Nam Á lục địa có địa hình đồi, núi là chủ yếu; hầu hết các dãy núi có độ cao trung bình, chạy theo hướng bắc nam hoặc tây bắc – đông nam; các đồng bằng phù sa phân bố ở hạ lưu các con sông

Đông Nam Á hải đảo có những dãy núi trẻ và thường xuyên xảy ra động đất, núi lửa.

Khí hậu

Khí hậu Đông Á phân hoá từ bắc xuống nam, từ tây sang đông. Khu vực phía tây và phía bắc có khí hậu khắc nghiệt hơn khu vực phía đông và phía nam.

Đông Nam Á lục địa có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông nhiệt độ hạ thấp, mưa nhiều vào mùa hạ.

Đại bộ phận Đông Nam Á hải đảo có khí hậu xích đạo nóng và mưa đều quanh năm

Khoáng sản

Là nơi tập trung nhiều mỏ khoáng sản như: than, sắt, dầu mỏ, man-gan,...

Có nhiều khoáng sản quan trọng như: thiếc, đồng, than, dầu mỏ, khí đốt,...

Sông ngòi

Đông Á có nhiều sông lớn như: Trường Giang, Hoàng Hà, Tây Giang,...

Đông Nam Á có mạng lưới sông ngòi phát triển, nhiều sông lớn như: Mê Công, I-ra-oa-đi, Mê Nam,...

Thảm thực vật

Thực vật ở Đông Á đa dạng. Rừng lá kim ở phía bắc, sâu trong nội địa là vùng thảo nguyên rộng lớn, phía nam là rừng lá rộng cận nhiệt.

- Ở bộ phận hải đảo có nguồn hải sản phong phú.

Thực vật ở Đông Nam Á chủ yếu là rừng nhiệt đới ẩm, ngoài ra còn có rừng thưa và xa-van ở những khu vực ít mưa

Câu 3: Đặc điểm tự nhiên giữa khu vực Trung Á và khu vực Tây Á có điểm nào khác nhau?

Trả lời:

Khu vực Trung Á

Khu vực Tây Á

Địa hình 

Trung Á nằm sâu trong nội địa với nhiều dạng địa hình. Các dãy núi cao và đồ sộ nằm ở phía đông nam như: Thiên Sơn, Pa-mi-a,... Đồng bằng và hoang mạc nằm ở phía tây như: đồng bằng Tu-ran, hoang mạc Cra-cum.

Tây Á có núi và sơn nguyên chiếm phần lớn diện tích. Phía bắc có nhiều dãy núi cao. Phía nam là sơn nguyên chiếm phần lớn diện tích bán đảo A-ráp. Phía đông là đồng bằng Lưỡng Hà.

 

Khoáng sản  

Dầu mỏ và khí đốt là nguồn tài nguyên có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế của khu vực.

Khoảng 1/2 lượng dầu mỏ trên thế giới tập trung ở Tây Á. Dầu mỏ và khí đốt đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế của khu vực.

Khí hậu 

Khí hậu của Trung Á khô hạn, mùa hạ nóng, mùa đông lạnh, thỉnh thoảng có tuyết rơi.

Tây Á có khí hậu khô hạn. Lượng mưa trung bình năm khoảng 200 - 250 mm. Mùa hạ nóng và khô, có nơi nhiệt độ vào tháng 7 lên tới 45 °C. Mùa đông khô và lạnh.

Thủy văn

Sông ngòi ở Trung Á kém phát triển, hai sông lớn nhất của khu vực là Xưa Đa-ri-a và A-mu Đa-ri-a, có ý nghĩa rất quan trọng đối với khu vực này.

Sông ngòi kém phát triển, các sông thường ngắn và ít nước. Hai sông lớn nhất khu vực là sông Tigrơ và sông Ơ-phrát.

Cảnh quan 

Hoang mạc phát triển trên phần lớn diện tích của Trung Á, khu vực phía bắc và ven hồ A-ran có các thảo nguyên rộng lớn.

Phía tây bắc của khu vực có thảo nguyên chiếm phần lớn diện tích. Rừng và cây bụi lá cứng địa trung hải phát triển ở khu vực ven bờ Địa Trung Hải.

Câu 4: Đặc điểm tự nhiên giữa khu vực Bắc Á và khu vực Nam Á có điểm nào khác nhau?

Trả lời:

Khu vực Bắc Á

Khu vực Nam Á

Địa hình

Phía bắc châu Á, thuộc lãnh thổ nước Nga, giáp Bắc Băng Dương.

Nam Á có ba dạng địa hình chính. Hệ thống núi Hi-ma-lay-a hùng vĩ nằm ở phía đông bắc với nhiều đỉnh núi cao trên 8.000 m. Ở giữa là đồng bằng Ấn – Hằng. Phía nam và tây bắc lần lượt là sơn nguyên Đê-can và sơn nguyên I-ran.

Khí hậu 

- Đây là khu vực có khí hậu lạnh giá khắc nghiệt, mang tính chất lục địa sâu sắc. 

Phần lớn lãnh thổ Nam Á có khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa mưa và khô rõ rệt. Những nơi đón gió mùa mùa hạ có lượng mưa lớn; ngược lại, những nơi khuất gió hoặc nằm sâu trong nội địa có lượng mưa nhỏ. Trên dãy Hi-ma-lay-a quanh năm có tuyết phủ.

Thủy văn 

Mạng lưới sông ở Bắc Á khá dày. Ở đây có nhiều sông lớn như: Ô-bi, I-é-nit-xây, Lê-na,... Các sông này đều có nguồn thuỷ năng rất lớn.

Nam Á có nhiều hệ thống sông lớn như: sông Ấn, sông Hằng, sông Pra-ma-pút,...

Thảm thực vật 

Rừng bao phủ trên một diện tích rất rộng, chủ yếu là rừng là kim, được bảo tồn tương đối tốt.

Thực vật điển hình của Nam Á là rừng nhiệt đới ẩm. Ở những nơi khuất gió, lượng mưa ít có sự xuất hiện của rừng thưa và xavan, cây bụi.

Khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản tương đối phong phú, một số loại có trữ lượng lớn như dầu mỏ, than đá, kim cương, vàng, đồng, thiếc,...

Nam Á giàu tài nguyên khoáng sản như: than, sắt, mangan, đồng, dầu mỏ,...

Câu 5: Quan sát lược đồ dưới đây và liệt kê các quốc gia ở khu vực Nam Á?

Trả lời:

Các quốc gia khu vực Nam Á: Ấn Độ, Pa-ki-xtan, Áp-ga-ni-xtan, Nepal, Bu-tan, Băng-la-đét, Xri Lan-ca, Man-đi-vơ, Iran.

Câu 6:  Quan sát lược đồ dưới đây và liệt kê các quốc gia ở khu vực Đông Á?

Trả lời:

Các quốc gia ở khu vực Đông Á: Mông Cổ, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản

Câu 7: Quan sát lược đồ dưới đây và liệt kê các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á?

Trả lời:

Các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Brunei, Đông Ti-mo

Câu 8: Quan sát lược đồ dưới đây và liệt kê các quốc gia ở khu vực Trung Á?

Trả lời:

Các quốc gia khu vực Trung Á: Ca-dắc-xtan, U-dơ-bê-ki-xtan, Tuốc-mê-ni-xtan, Cư-rơ-gư-xtan, Tát-gi-ki-xtan.

Câu 9: Quan sát lược đồ dưới đây và liệt kê các quốc gia ở khu vực Tây Á?

Trả lời:

Các quốc gia ở khu vực Tây Á: A-rập Xê-út, Thổ Nhĩ Kỳ, Irắc, Y-ê-men, O-man, Ca-ta, Các Tiểu vương quốc A-rập Thống nhất (UAE), Bahrain, Cô-oét, Syria, Li-băng, Gioóc-đa-ni, Pa-le-xtin, I-xra-en, Ác-mê-ni-a, A-déc-bai-gian, Gru-di-a.

Câu 10: Trình bày đặc điểm tự nhiên của khu vực Nam Á?

Trả lời:

Nam Á có ba dạng địa hình chính. Hệ thống núi Hi-ma-lay-a hùng vĩ nằm ở phía đông bắc với nhiều đỉnh núi cao trên 8.000 m. Ở giữa là đồng bằng Ấn – Hằng. Phía nam và tây bắc lần lượt là sơn nguyên Đê-can và sơn nguyên I-ran.

Phần lớn lãnh thổ Nam Á có khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa mưa và khô rõ rệt. Những nơi đón gió mùa mùa hạ có lượng mưa lớn; ngược lại, những nơi khuất gió hoặc nằm sâu trong nội địa có lượng mưa nhỏ. Trên dãy Hi-ma-lay-a quanh năm có tuyết phủ. Thực vật điển hình của Nam Á là rừng nhiệt đới ẩm. Ở những nơi khuất gió, lượng mưa ít có sự xuất hiện của rừng thưa và xavan, cây bụi. Nam Á có nhiều hệ thống sông lớn như: sông Ấn, sông Hằng, sông Pra-ma-pút,... Nam Á giàu tài nguyên khoáng sản như: than, sắt, mangan, đồng, dầu mỏ,...

Câu 11: Trên bản đồ chính trị, châu Á được chia thành mấy khu vực, là những khu vực nào?

Trả lời:

Trên bản đồ chính trị, châu Á được chia thành 5 khu vực, đó là: Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á, Trung Á và Tây Á.

Câu 12: So sánh sự khác nhau của các đới thiên nhiên ở châu Á?

Trả lời:

Đới lạnh

Đới ôn hòa

Đới nóng

Phân bố

Phân bố ở một dải hẹp phía bắc

Chiếm diện tích rộng lớn, có sự phân hoá từ bắc xuống nam, từ đông sang tây

Phân bố ở Đông Nam Á, Nam Á

Vùng Xibia rộng lớn ở phía bắc

Phía đông, đông nam Trung Quốc và quần đảo Nhật Bản

Các khu vực nằm sâu trong lục địa

Khí hậu

Khí hậu cực và cận cực, lạnh giá khắc nghiệt

Khí hậu ôn đới lục địa, lạnh, khô về mùa đông

Khí hậu cận nhiệt gió mùa, lượng mưa tương đối lớn

Khí hậu khô hạn, khắc nghiệt

khí hậu nhiệt đới gió mùa và khí hậu xích đạo. 

Sinh vật

- Thực vật nghèo thành phần loài, chủ yếu là rêu và địa y, không có cây thân gỗ lớn

- Động vật là các loài chịu được lạnh hoặc loài di cư.

- Rừng lá kim phát triển mạnh trên nền đất pốt dôn. 

- Hệ động vật tương đối phong phú.

Thảm rừng lá rộng cận nhiệt là phổ biến. Trong rừng có nhiều loài cây lấy gỗ và dược liệu quý, có chất lượng tốt.

Hình thành các cảnh quan thảo nguyên, hoang mạc, bán hoang mạc.

- Thảm thực vật điển hình là rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới gió mùa phân bố ở Đông Nam Á, Nam Á. 

- Rừng nhiệt đới ở châu Á có thành phần loài đa dạng, nhiều loại cho gỗ tốt, nhiều loài động vật quý hiếm.

Câu 13: Cần lưu ý những vấn đề gì trong sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á?

Trả lời:

Rừng tự nhiên còn lại ít, nhiều loại động – thực vật bị suy giảm nghiêm trọng về số lượng.

Vì vậy, cần lưu ý và quan tâm đến việc bảo vệ và phục hồi rừng.

Câu 14: Trình bày đặc điểm sông, hồ châu Á?

Trả lời:

Châu Á có nhiều hệ thống sông lớn như: Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công. Ô-bi, Lê-na.... Các sông phân bố không đều và có chế độ nước phức tạp.

Châu Á có nhiều hồ lớn như: Bai-can, Ban-khát.... Một số hồ đo có kích thước rộng lớn nên còn được gọi là “biển” như: biển Caspi Sông, hồ , Biển Chết.

châu Á có ý nghĩa quan trọng đối với kinh tế, đời sống con người và môi trường tự nhiên. Tuy nhiên, cần sử dụng hợp lí nguồn nước sông, hồ để tránh tình trạng ô nhiễm và cạn kiệt.

Câu 15: Trình bày đặc điểm địa hình của châu Á?

Trả lời:

Châu Á có địa hình phân hóa đa dạng. Núi, cao nguyên và sơn nguyên chiếm khoản 3/4 diện tích châu lục, phần lớn tập trung ở khu vực trung tâm. Các dãy núi chạy theo hai hướng chính là bắc – nam và đông – tây. Các đồng bằng châu thổ rộng lớn phả bố chủ yếu ở phía đông và phía nam. Địa hình ven biển và hải đảo bị chia cắt mạnh tạo thành các vũng, vịnh.....

Câu 16: Nêu đặc điểm của khí hậu châu Á?

Trả lời:

Châu Á có đầy đủ các đới khí hậu. Trong mỗi đới lại phân hoá thành nhiều kiểu khí hậu. Những khu vực nằm sâu trong nội địa và phía tây nam của châu lục có kiểu khí hậu lục địa. Rìa phía nam, đông và đông nam của châu lục có kiểu khí hậu gió mùa.

Câu 17: Trình bày phạm vi lãnh thổ của châu Á?

Trả lời:

Châu Á có dạng hình khối, bờ biển bị chia cắt mạnh bởi các biển và vịnh biển. Vùng trung tâm của châu lục có nơi cách biển đến 2.500 km. Đây là châu lục rộng nhất thế giới. Diện tích phần đất liền của châu Á khoảng 41,5 triệu km², nếu tính cả phần đảo và quần đảo thì diện tích lên tới khoảng 44,4 triệu km² (bao gồm phần lãnh thổ của Liên bang Nga thuộc châu Á).

Câu 18: Địa hình và khoáng sản châu Á có ảnh hưởng như thế nào đối với phát triển kinh tế?

Trả lời:

Địa hình và khoáng sản đã tạo điều kiện cho châu Á phát triển nhiều ngành kinh tế như: trồng cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, khai thác khoáng sản; thuỷ điện, du lịch,..

Tuy nhiên, cần lưu ý đến việc sử dụng đi đôi với bảo vệ tài nguyên khoáng sản, hạn chế các tác động tiêu cực làm biến đổi địa hình, ô nhiễm môi trường......

Câu 19: Phân tích lịch sử phát triển châu Á Từ thế kỉ XVI và đặc biệt trong thế kỉ XIX?

Trả lời:

Từ thế kỉ XVI và đặc biệt trong thế kỉ XIX:

- Hầu hết các nước châu Á trở thành thuộc địa của các đế quốc Anh, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha,... Dưới chế độ thực dân và phong kiến, nhiều nước trở thành nơi cung cấp nguyên liệu và là nơi tiêu thụ hàng hóa cho “mẫu quốc”, nhân dân chịu cảnh áp bức khổ cực.

- Riêng Nhật Bản, nhờ sớm thực hiện cuộc cải cách Minh Trị vào nửa cuối thế kỉ XIX mở rộng quan hệ với các nước phương Tây, giải phóng đất nước thoát khỏi mọi ràng buộc lỗi thời của chế độ phong kiến, tạo điều kiện cho nền kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh chóng.

Câu 20: Trình bày đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Á?

Trả lời:

Đông Á gồm hai bộ phận là lục địa và hải đảo. Ở phía tây bộ phận lục địa là hệ thống núi, cao nguyên hiểm trở xen kẽ bồn địa, hoang mạc; ở phía đông là vùng đồi, núi thấp và những đồng bằng rộng, bằng phẳng. Bộ phận hải đảo có những dãy núi uốn nếp trẻ, xen kẽ các cao nguyên; thường xuyên xảy ra động đất và núi lửa.

Khí hậu Đông Á phân hoá từ bắc xuống nam, từ tây sang đông. Khu vực phía tây và phía bắc có khí hậu khắc nghiệt hơn khu vực phía đông và phía nam. Thực vật ở Đông Á đa dạng. Rừng lá kim ở phía bắc, sâu trong nội địa là vùng thảo nguyên rộng lớn, phía nam là rừng lá rộng cận nhiệt. Đông Á có nhiều sông lớn như: Trường Giang, Hoàng Hà, Tây Giang,... Đây cũng là nơi tập trung nhiều mỏ khoáng sản như: than, sắt, dầu mỏ, man-gan,... Ngoài ra, ở bộ phận hải đảo có nguồn hải sản phong phú.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận địa lí 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay