Câu hỏi tự luận Địa lí 7 cánh diều Ôn tập Chương 3: Châu Phi (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 3: Châu Phi (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 7 cánh diều.

ÔN TẬP CHƯƠNG 3

CHÂU PHI

Câu 1: Trình bày vị trí địa lí của châu Phi?

Trả lời:

Vị trí địa lí của châu Phi:

Phần lục địa của châu Phi kéo dài từ khoảng 37°20′B đến 34°51'N. Đại bộ phần lãnh thổ nằm giữa hai chỉ tuyến, tương đối cân xứng hai bên đường xích đạo.

Châu Phi được bao bọc bởi các biển và đại dương, tiếp giáp với lục địa Á –  u qua biển Địa Trung Hải và Biển Đô, hai biển này được nổi với nhau qua kênh đào Xuy Ê.

Câu 2: Lượng mưa của châu Phi bị ảnh hưởng như thế nào bởi các dòng biển nóng, lạnh ven biển?

Trả lời:

Dòng biển lạnh Ca-na-ri chảy ven bờ biển Tây Bắc châu Phi, dòng biển lạnh Ben-ghê-la chảy ven bờ biển Tây Nam châu Phi, lượng mưa vùng ven biển dưới 200mm.

Dòng biển nóng Ghi-nê chảy ven vịnh Ghi-nê, lượng mưa vùng ven biển trên 2000mm.

Dòng biển nóng Mô-dăm-bích, dòng biển nóng Mũi Kim chảy ven bờ biển Đông châu Phi, lượng mưa vùng ven biển từ 200mm đến 2000mm.

Câu 3: Khí hậu châu Phi khô và hình thành những hoang mạc lớn. Giải thích tại sao?

Trả lời:

Khí hậu châu Phi khô, hình thành hoang mạc lớn nhất thế giới (Xa-ha-ra) vì:

+ Bờ biển châu Phi không bị cắt xẻ nhiều. Châu Phi là một lục địa hình khối. Kích thước châu Phi rất lớn. Ảnh hưởng của biển không vào sâu trong đất liền nên châu Phi có khí hậu khô.

+ Chí tuyến đi qua giữa Bắc Phi nên quanh năm Bắc Phi nằm dưới áp cao cận chí tuyến, thời tiết rất ổn định, không có mưa.

+ Phía bắc của Bắc Phi là lục địa Á – Âu, một lục địa lớn nên gió mùa đông bắc từ lục địa Á – Âu thổi vào Bắc Phi khô ráo, khó gây ra mưa.

+ Lãnh thổ Bắc Phi rộng lớn, lại có độ cao trên 200m nên ảnh hưởng của biển khó ăn sâu vào đất liền.

Câu 4: Chứng minh rằng hoang mạc chiếm diện tích lớn ở Bắc Phi?

Trả lời:

Hoang mạc lại chiếm diện tích lớn ở Bắc Phi là bởi:

+ Chí tuyến đi qua giữa Bắc Phi nên quanh năm Bắc Phi nằm dưới áp cao cận chí tuyến, thời tiết rất ổn định, không có mưa.

+ Phía bắc của Bắc Phi là lục địa Á – Âu, một lục địa lớn nên gió mùa đông bắc từ lục địa Á – Âu thổi vào Bắc Phi khô ráo, khó gây ra mưa.

+ Lãnh thổ Bắc Phi rộng lớn, lại có độ cao trên 200m nên ảnh hưởng của biển khó ăn sâu vào đất liền.

Câu 5: Khí hậu chịu ảnh hưởng như thế nào bởi đường bờ biển châu Phi?

Trả lời:

- Đường bờ biển châu Phi ít khúc khuỷu, không có nhiều bán đảo, vịnh và biển ven bờ. Vì thế, khoảng cách từ trung tâm Bắc Phi đến bờ biển lớn, ảnh hưởng của biển không thể vào sâu trong lục địa khu vực Bắc Phi.

- Khoảng cách từ trung tâm Nam Phi đến bờ biển nhỏ hơn khoảng cách Khoảng cách trung thành thường biển có thể vào sâu trong địa Nam Phi.

Chính vị thế, mặc dù Nam Phi có đường chí tuyến Nam đi qua, nhưng ảnh hưởng biển rõ hơn Bắc Phi. Khí hậu Nam Phi ẩm hơn khí hậu Bắc Phi.

Câu 6: Trình bày đặc điểm của các đới khí hậu ở châu Phi?

Trả lời:

Đặc điểm các đới khí hậu ở châu Phi:

- Khí hậu xích đạo: nóng ẩm, mưa nhiều quanh năm.

- Khí hậu cận xích đạo: chịu tác động của gió mùa, một mùa nóng ẩm, mưa nhiều; một mùa khô, mát.

- Khí hậu nhiệt đới: ở Bắc Phi mang tính lục địa, rất khô và nóng; ở Nam Phi ẩm và đỡ nóng hơn.

- Khí hậu cận nhiệt: mùa đông ấm, ẩm ướt, mùa hạ khô, trời trong sáng.

Câu 7: Trình bày đặc điểm dân cư của châu Phi?

Trả lời:

Năm 2019, châu Phi có 1 308,1 triệu người, chiếm 17,0% dân số thế giới. Hai quốc gia có dân số trên 100 triệu người là Ni-giê-ri-a (201,0 triệu người) và Ê-ti-ô-pi-a (112,1 triệu người).

Trong giai đoạn 1960 – 2019 (59 năm), dân số châu Phi tăng 4,6 lần, trong khi dân số thế giới tăng 2,6 lần; từ chỗ chỉ chiếm 10,2% dân số thế giới (năm 1960) đã tăng lên 17,0 % (năm 2019) và dự báo sẽ chiếm tới 25,6% (năm 2050) và 30,4% (năm 2100).

Câu 8: Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên cao dẫn đến hậu quả gì đối với sự phát triển của các nước châu Phi?

Trả lời:

Tăng dân số nhanh là một trong những nguyên nhân kìm hãm sự phát triển, dẫn đến đói nghèo, tài nguyên bị khai thác kiệt quệ, suy thoái và ô nhiễm môi trường,... ở châu Phi.

Câu 9: Phân tích vấn đề nạn đói ở nhiều quốc gia châu Phi?

Trả lời:

Nạn đói là một trong những vấn đề xã hội nổi cộm ở châu Phi, đặc biệt ở các quốc gia thuộc khu vực phía nam Xa-ha-ra.

Nguyên nhân của tình trạng thiếu lương thực, đói ăn đi kèm với suy dinh dưỡng là do các cuộc xung đột quân sự, chính trị làm bất ổn định cuộc sống, biến đổi khí hậu làm hạn hán xảy ra ngày càng nghiêm trọng, sản xuất lương thực bị suy giảm, dịch bệnh HIV/AIDS đã khiến cho nhiều gia đình mất đi lao động trụ cột, sự gia tăng dân số quá nhanh cũng gây áp lực lên nguồn cung lương thực.

Câu 10: Kinh tế - xã hội ở châu Phi bị ảnh hưởng như thế nào từ những cuộc xung đột quân sự?

Trả lời:

Xung đột quân sự triền miên ở các quốc gia không chỉ làm nhiều người thiệt mạng mà còn ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, sản xuất lương thực, việc làm và đời sống, nhiều quốc gia rơi vào tình trạng kiệt quệ về kinh tế, người dân lâm vào cảnh đói nghèo.

Câu 11: Nêu giá trị và ý nghĩa của di sản lịch sử ở châu Phi?

Trả lời:

Các di sản lịch sử có giá trị đặc biệt về văn hoá, thẩm mỹ, khoa học và có ý nghĩa lớn về kinh tế, giáo dục vượt khỏi phạm vi quốc gia, châu lục, tạo khả năng thu hút khách du lịch.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của các cuộc xung đột quân sự, xung đột sắc tộc cũng như điều kiện phát triển kinh tế nên nhiều di sản lịch sử chưa được khai thác và phát huy, việc tôn tạo và bảo tồn còn nhiều hạn chế, có nhiều di sản lịch sử đã bị xuống cấp và có nguy cơ bị phá huỷ.....

Câu 12: Sự xung đột tộc người ở châu Phi diễn ra như thế nào?

Trả lời:

Châu Phi có nhiều tộc người, với hàng nghìn thổ ngữ khác nhau.

Trước đây, thực dân châu  u thành lập các quốc gia ở châu Phi trên lãnh thổ của các tộc người khác nhau về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, tôn giáo,... và lợi dụng điều này nhằm thực hiện chính sách chia để trị.

Chính quyền nhiều nước thường nằm trong tay các thủ lĩnh của một vài tộc người. Điều đó đã làm tăng thêm mâu thuẫn giữa các tộc người trong từng nước và giữa các nước láng giềng với nhau, dẫn đến xung đột biên giới và nội chiến liên miên (như ở Li-bê-ri-a, Ê-ti-ô-pi-a, Xu-đăng, Xô-ma-li, Bu-run-đi, Ru-an-đa,...), gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng về kinh tế – xã hội và tạo cơ hội để nước ngoài can thiệp.

Nền kinh tế của nhiều nước châu Phi vẫn là tự cấp, tự túc. Việc trao đổi hàng hoá và giao lưu văn hoá còn quá ít, khiến sự ngăn cách giữa các bộ tộc càng thêm nặng nề.

Câu 13: Kế hoạch hóa rất khó thực hiện ở châu Phi. Giải thích tại sao?

Trả lời:

Vấn đề kế hoạch hóa rất khó thực hiện ở châu Phi vì gặp các trở ngại của tập tục, truyền thống, sự thiếu hiểu biết về khoa học – kĩ thuật,..

Câu 14: Xác định phạm vi phân bố của môi trường xích đạo ở châu Phi?

Trả lời:

Môi trường xích đạo ẩm châu Phi bao gồm bồn địa Công-gô và vùng duyên hải phía bắc vịnh Ghi-nê.

Câu 15: Xác định phạm vi phân bố của môi trường nhiệt đới ở châu Phi?

Trả lời:

Môi trường nhiệt đới châu Phi phân bố ở phía bắc và phía nam môi trường xích đạo.

Câu 16: Xác định phạm vi phân bố của môi trường hoang mạc ở châu Phi?

Trả lời:

Môi trường hoang mạc châu Phi gồm: hoang mạc Xa-ha-ra ở phía bắc và hoang mạc Ca-la-ha-ri, Namip ở phía nam.

Câu 17: Trình bày đặc điểm của môi trường xích đạo ẩm?

Trả lời:

Môi trường xích đạo ẩm có khí hậu nóng. mưa nhiều, đất đai màu mỡ, rừng rậm chiếm diện tích lớn với nhiều loài động vật, thực vật phong phú, có nhiều khoáng sản có giá trị như: dầu mỏ, vàng, quặng sắt, phốt phát....

Câu 18: Trình bày đặc điểm của môi trường nhiệt đới?

Trả lời:

Ở phía bắc, lượng mưa ít, có thời kỳ khô hạn kéo dài, xa-van phát triển. Ở phía nam, khí hậu ẩm và dịu hơn; phía đông quanh năm nóng, ẩm và mưa nhiều. Ở môi trường này có một số khoáng sản có giá trị như: vàng, đồng, chỉ....

Câu 19: Trình bày đặc điểm của môi trường xích hoang mạc?

Trả lời:

Đặc điểm nổi bật của môi trường này là khô hạn, lượng mưa rất ít. Bề mặt đất chủ yếu là sỏi đá, động vật nghèo nàn. Một số nơi trong các hoang mạc có mạch nước ngầm đã xuất hiện các ốc đảo. Trong môi trường này cũng có một số khoáng sản với trữ lượng lớn, đặc biệt là dầu mỏ.

Câu 20: Người dân châu Phi đã làm gì để khai thác, sử dụng thiên nhiên ở môi trường nhiệt đới?

Trả lời:

Do phụ thuộc vào lượng mưa và chế độ mưa, tại những khu vực khô hạn, người dân chủ yếu trồng kê; chăn nuôi dê, cừu theo hình thức chăn thả; khu vực phía đông có mưa nhiều hơn thì trồng cây ăn quả và cây công nghiệp xuất khẩu, điển hình là cây cà phê và chăn nuôi gia súc. Ở những khu vực tập trung khoáng sản, con người đã tiến hành khai thác, chế biến để xuất khẩu.

Để bảo vệ các loài sinh vật, nhiều quốc gia đã thành lập các “xa-van công viên”. các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên, tạo nên các điểm tham quan hấp dẫn. Tuy nhiên, ở môi trường này đang gặp phải những khó khăn như tình trạng thoái hoá đất, khan hiếm nước, nhiều loài sinh vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng....

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận địa lí 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay