Câu hỏi tự luận Địa lí 7 cánh diều Ôn tập Chương 3: Châu Phi (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 3: Châu Phi (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 7 cánh diều.

ÔN TẬP CHƯƠNG 3

CHÂU PHI

Câu 1: Phân biệt cách thức khai thác thiên nhiên ở các môi trường tự nhiên ở châu Phi?

Trả lời:

Môi trường xích đạo

Môi trường 

nhiệt đới

Môi trường hoang mạc

Môi trường cận nhiệt

Cách thức khai thác thiên nhiên

- Hình thành các vùng chuyên canh cây dầu, cao,...) theo quy lớn nhằm mục đích xuất khẩu hoặc cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến.

- Tại những khu vực khô hạn làm nương rẫy vẫn là hình thức canh tác phổ biến, cây trồng chính là lạc, bông, kê,...; chăn nuôi dê, cừu,... theo hình thức chăn thả.

- Ở những khu vực có khí hậu nhiệt đới ẩm hình thành các vùng trồng cây ăn quả (chuối,... ) và cây công nghiệp (mía, chè, thuốc lá, bông, cà phê,...) với mục đích xuất khẩu.

- Một số nước cũng phát triển công nghiệp chế biến sản phẩm cây nông nghiệp và sản phẩm chăn nuôi.

- Tại các ốc đảo, người dân trồng cây ăn quả (cam, chanh và đặc biệt là cây chà là) và một số cây lương thực (lúa mạch,....) trên những mảnh ruộng nhỏ. 

- Nhờ tiến bộ của kĩ thuật khoan sâu, nhiều mỏ dầu khí lớn, các mỏ khoáng sản và các túi nước ngầm được phát hiện. 

- Hoạt động du lịch phát triển 

- Tận dụng lợi thế khí hậu ở môi trường cận nhiệt các nước đã trong các loài cây ăn quả (nho, cam, chanh, ô liu,... ) có giá trị xuất khẩu và một số cây lương thực (lúa mi, ngô). - Hoạt động khai thác khoáng sản rất phát triển.

- Thuận lợi để phát triển các hoạt động du lịch.

Câu 2: Nêu những biện pháp người dân châu Phi đã thực hiện để bảo vệ thiên nhiên ở môi trường nhiệt đới?

Trả lời:

Ở môi trường nhiệt đới, cần chú ý xây dựng các công trình thuỷ lợi để đảm bảo nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân trong mùa khô.

Một số quốc gia châu Phi (Kê-nia, Tan-da-ni-a,...) đã thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên (vườn quốc gia) vừa đề bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên, vừa phát triển du lịch sinh thái.

Câu 3: Nêu những biện pháp người dân châu Phi đã thực hiện để bảo vệ thiên nhiên ở môi trường hoang mạc?

Trả lời:

Biến đổi khí hậu và việc khai thác thiên nhiên không hợp lý của con người đã khiến diện tích hoang mạc ở châu Phi ngày càng mở rộng. Các nước trong khu vực đã có nhiều biện pháp như hợp tác để thành lập "vành đai xanh” chống lại tình trạng hoang mạc hoá,...

Các quốc gia hợp tác xây dựng “Bức tường xanh vĩ đại", rộng 15 km, dài 8 000 km, phủ tới 700 triệu ha đất khô cần, nơi sinh sống của trên 230 triệu người. “Bức tường xanh vĩ đại” trở thành vành đai bảo vệ và chống lại tình trạng hoang mạc hoả, biến đổi khí hậu, suy thoái môi trường....

Câu 4: Người dân châu Phi đã làm gì để khai thác, sử dụng thiên nhiên ở môi trường địa trung hải?

Trả lời:

Người dân đã khai thác đặc điểm thiên nhiên về nhiệt độ, lượng mưa, đất và sinh vật để trồng cây ăn quả cận nhiệt như: nho, ô liu, cam. chanh và cây lương thực như: lúa mi, ngô. Dựa vào khoảng sản sẵn có, người dân cũng đã tiến hành khai thác và xuất khẩu phốt phát, khí đốt, dầu mỏ. Tuy nhiên, tình trạng hoang mạc hoa cũng đang là thách thức lớn đối với các quốc gia ở môi trường này.

Câu 5: Người dân châu Phi đã làm gì để khai thác, sử dụng thiên nhiên ở môi trường hoang mạc?

Trả lời:

Con người ở môi trường hoang mạc đã khai thác tài nguyên nước, sinh vật để phát triển chăn nuôi du mục. Tại các ốc đảo, người dân trồng chà là, cam, chanh, lúa mạch.... Hiện nay, với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, nhiều nước đã đầu tư vào hệ thống tưới tiêu, cải tạo hoang mạc thành đồng ruộng để trồng trọt.

Một số quốc gia thuộc môi trường hoang mạc có khoáng sản phong phú, trữ lượng lớn đã khai thác dầu mỏ, vàng và kim cương để xuất khẩu. Nhiều quốc gia đã tận dụng cảnh quan hấp dẫn, độc đáo để thu hút khách du lịch tới tham quan.

Tuy nhiên, các quốc gia châu Phi đang phải đối mặt với tình trạng hoang mạc hoá ngày càng mở rộng. Nhiều giải pháp để hạn chế tình trạng này đã được đưa ra, đặc biệt là sự hợp tác của các quốc gia trong việc xây dựng “Bức tường xanh vĩ đại”, rộng 15 km, dài 8 000 km, phủ tới 700 triệu ha đất khô cằn, nơi sinh sống của trên 230 triệu người. “Bức tường xanh vĩ đại” trở thành vành đai bảo vệ và chống lại tình trạng hoang mạc hoá, biến đổi khí hậu, suy thoái môi trường....

Câu 6: Người dân châu Phi đã làm gì để khai thác, sử dụng thiên nhiên ở môi trường xích đạo?

Trả lời:

Con người đã khai thác tài nguyên đất, nước, rừng để hình thành các vùng trồng cà phê, ca cao, cao su, cọ dầu,... để xuất khẩu; khai thác và xuất khẩu dầu mỏ, bô-xít....

Tuy nhiên, sự suy giảm diện tích rừng, đất đai bị thoái hoá và ô nhiễm môi trường đang là trở ngại lớn đối với người dân sống ở môi trường này.

Câu 7: Xác định phạm vi phân bố của môi trường địa trung hải ở châu Phi?

Trả lời:

Môi trường địa trung hải phân bố thành dải hẹp ở vùng cực Bắc và cực Nam châu Phi.

Câu 8: Các di sản lịch sử ở châu Phi phân bố ở những quốc gia nào?

Trả lời:

Châu Phi có nhiều di sản được Uỷ ban Di sản Thế giới (WHC) ghi danh. Đây là các di sản lịch sử về kiến trúc, điêu khắc, khảo cổ,... có giá trị nổi bật toàn cầu. Đến năm 2019, châu lục này có 54 di sản lịch sử thế giới phân bố trên 30 quốc gia, trong đó tập trung nhiều ở Cộng hoà Nam Phi, Ai Cập, Ma-rốc, Tuy-ni-di, An-giê-ri, Ê-ti-ô-pi, Kê-ni-a, Tan-da-ni-a, Cộng hoà Dân chủ Công-gô, Cốt-đi-voa, Xê-nê-gan,...

Câu 9: Các thành phố lớn của châu Phi thường là các thành phố Cảng. Giải thích tại sao?

Trả lời:

Trong suốt một thời gian dài (từ thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX), châu Phi là thuộc địa. Các thành phố cảng là nơi để chuyển các tài nguyên khai thác ở châu Phi về các nước chính quốc.

Câu 10: Cuộc xung đột sắc tộc ở châu Phi dẫn đến những hậu quả gì?

Trả lời:

- Hình thành những làn sóng người tị nạn từ vùng có chiến tranh hoặc xung đột sắc tộc đến những nơi an toàn hơn.

- Làng mạc, thành phố bị tàn phá, các nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ, đồn điền, đồng ruộng bị phá hủy, đốt cháy, bỏ hoang, sản xuất đình trệ, mức sống bị hạ thấp,...

- Những nơi tiếp nhận người tị nạn có nhiều vấn đề xã hội phải giải quyết: nạn thất nghiệp, bệnh tật, tiếp tế nước sạch, thực phẩm, thuốc men, phòng chống dịch bệnh, suy dinh dưỡng...

- Sự đoàn kết thống nhất trong một nước giữa các dân tộc, các sắc tộc,... không bền vững, mầm mống bất ổn định kinh tế – xã hội vẫn duy trì lâu dài, cản - trở sự phát triển kinh tế đất nước.

Câu 11: Tại sao nói châu Phi là một trong những cái nôi của loài người?

Trả lời:

Châu Phi là một trong những cái nôi của loài người.

Lịch sử châu Phi được bắt đầu với sự xuất hiện của người hiện đại Hô-mô Sa-pi-en ở Đông Phi, sau đó là sự ra đời của các nền văn minh cổ đại. Nền văn minh Ai Cập cổ đại là một trong những nền văn minh lâu đời nhất trên thế giới.

Câu 12: Nguyên nhân xã hội nào làm cho sự phát triển kinh tế - xã hội của châu Phi bị kìm hãm?

Trả lời:

Những nguyên nhân xã hội đã kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội của châu Phi:

- Bùng nổ dân số

- Xung đột tộc người

- Đại dịch AIDS

Câu 13: Quan sát bảng số liệu về tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của thế giới và châu Phi và nhận xét tỉ lệ tăng dân số tự nhiên ở châu Phi so với thế giới trong giai đoạn 1960 - 2019?

TỈ LỆ TĂNG DÂN SỐ TỰ NHIÊN CỦA CHÂU PHI VÀ THẾ GIỚI

GIAI ĐOẠN 1960 – 2019 (%)

                              Năm 

Châu lục/thế giới   

1960

1980

2000

2019

Châu Phi 

2,3

2,8

2,5

2,6

Thế giới

1,8

1,6

1,4

1,2

Trả lời:

Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên của châu Phi luôn lớn hơn mức tăng trung bình của thế giới. Tỉ lệ gia tăng dân số trung bình của thế giới có xu hướng giảm qua từng giai đoạn nhưng tỉ lệ gia tăng dân số trung bình của châu Phi vẫn có xu hướng tăng.

- Năm 1960, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên của châu Phi gấp 1,28 lần thế giới.

- Năm 2019, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên của châu Phi gấp 2,17 lần thế giới.

Câu 14: Trình bày sự bùng nổ dân số ở châu Phi?

Trả lời:

Sự gia tăng dân số nhanh trong thời gian ngắn và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên bình quân hàng năm vượt trên 2,1% ở phần lớn các quốc gia châu Phi được gọi là bùng nổ dân số. Cho đến nay, nhiều quốc gia ở khu vực Trung Phi, Đông Phi và Tây Phi có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên vẫn ở mức cao, từ 2,7% đến 3,0%.

Nguyên nhân chính của bùng nổ dân số ở châu lục này là do tỉ suất sinh cao, duy trì trong thời gian dài, trong khi tỉ suất tử giảm nhờ những thành tựu của y tế, khoa học kĩ thuật và điều kiện sống phần nào được cải thiện,.....

Câu 15: Liệt kê các đặc điểm xã hội nổi bật ở châu Phi?

Trả lời:

Những đặc điểm xã hội nổi bật ở châu Phi:

- Nạn đói

- Xung đột quân sự

- Di sản lịch sử

Câu 16: Xung đột quân sự ở một số quốc gia châu Phi xảy ra do những nguyên nhân nào?

Trả lời:

Sự bất ổn về an ninh, xung đột quân sự đang là một trong những vấn nạn còn tồn tại ở một số quốc gia châu Phi như: Cốt-di-voa, Công-gô, Ni-giê-ri-a, U-gan-da, Li-bi, Ru-an-da.... Trong đó, nổi bật nhất là hai cuộc xung đột quân sự ở Xu-đăng và Xô-ma-li kéo dài suốt nhiều năm. Nguyên nhân bắt nguồn từ những tranh chấp về sở hữu đất đai và tài nguyên thiên nhiên, từ sự bất đồng về tôn giáo và sắc tộc.

Câu 17: Trình bày hình dạng và kích thước của châu Phi?

Trả lời:

Hình dạng và kích thước của châu Phi:

Châu Phi có dạng hình khối, đường bờ biển ít bị chia cắt, có rất ít các vịnh biển và bản đảo lớn. Với diện tích khoảng 30,3 triệu km², châu Phi là châu lục lớn thứ ba trên thế giới.

Câu 18: Trình bày đặc điểm địa hình của châu Phi?

Trả lời:

Đặc điểm địa hình của châu Phi:

Toàn bộ châu Phi được xem như một khối cao nguyên khổng lồ, với độ cao trung bình là 750m, trên đó chủ yếu là các sơn nguyên xen bồn địa thấp. Châu Phi có rất ít núi cao và đồng bằng thấp.

Ở Bắc Phi có dãy núi trẻ Atlas, các đồng bằng ven Địa Trung Hải, lùi xuống phía nam là hoang mạc Xa-ha-ra hoang mạc nhiệt đới lớn nhất thế giới. Phần lớn Nam Phi có độ cao trung bình hơn 1000 m. Các sơn nguyên cao tập trung ở phía đông, phần trung tâm là các bồn địa. Ở đây có nhiều thung lũng sâu, nhiều hồ hẹp và dài, có nhiều động đất và núi lửa.

Câu 19: Trình bày đặc điểm khoáng sản của châu Phi?

Trả lời:

Châu Phi có tài nguyên khoáng sản phong phú, nhiều kim loại quý hiếm, một số loại có trữ lượng lớn như: vàng, kim cương, u-ra-ni-um, đồng, dầu mỏ, phốt phát.....

Câu 20: Trình bày đặc điểm sông, hồ của châu Phi?

Trả lời:

Mạng lưới sông, hồ của châu Phi kém phát triển và phân bố không đều. Nguồn cung cấp nước cho sông ở đây chủ yếu do mưa. Phần lớn các sông ở châu Phi có nhiều thác ghềnh. Các sông lớn là: sông Nin, sông Công-gô, sông Dăm-be-di....

Các hồ lớn hầu hết có nguồn gốc kiến tạo và tập trung ở Đông Phi. Do các hồ có diện tích rộng và độ sâu lớn nên tích trữ được một khối lượng nước ngọt phong phú. Các sông, hồ có giá trị cho giao thông, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của con người.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận địa lí 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay