Câu hỏi tự luận Địa lí 7 cánh diều Ôn tập Chương 4: Châu Mỹ (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 4: Châu Mỹ (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 7 cánh diều.

ÔN TẬP CHƯƠNG 4

CHÂU MỸ

Câu 1: Nêu sự khác biệt giữa quá trình đô thị hóa ở Trung và Nam Mĩ và Bắc Mĩ?

Trả lời:

- Quá trình đô thị hoá ở Bắc Mĩ gắn liền với quá trình công nghiệp hoá.

- Quá trình đô thị hoá ở Trung và Nam Mĩ diễn ra với tốc độ nhanh trong khi kinh tế còn chậm phát triển.

Câu 2: Phân bố dân cư ở Trung và Nam Mĩ có điểm khác biệt nổi bật nào so với Bắc Mĩ?

Trả lời:

- Dân cư Trung và Nam Mĩ phân bố trên mạch núi An-det, trong khi ở hệ thống núi Cooc-đi-e, dân cư phân bố thưa thớt.

- Dân cư Trung và Nam Mĩ phân bố thưa thớt trên đồng bằng sông A-ma-dôn, trong khi ở Bắc Mĩ dân cư tập trung rất đông đúc ở vùng đồng bằng Trung tâm.

Câu 3: Chứng minh rằng phần lớn cư dân Trung và Nam Mĩ là người lai và có nền văn hóa Mỹ Latinh độc đáo?

Trả lời:

- Dân cư Trung và Nam Mĩ phần lớn là người lai do sự hòa huyết giữa người Âu gốc Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha thuộc nhóm ngôn ngữ Latinh với người gốc Phi và người Anh-điêng bản địa.

- Trung và Nam Mĩ có nền văn hóa Mỹ latinh độc đáo, do kết hợp từ ba dòng văn hóa: Âu, Phi và Anh-điêng.

Câu 4: Văn hóa Mỹ La – tinh có những nét gì đặc sắc?

Trả lời:

Trung và Nam Mỹ là nơi giao thoa của nhiều nền văn hoá. Sự hòa quyện văn hoá của người bản địa, người châu  u, người châu Phi và người châu Á đã tạo nên nét độc đáo của nền văn hoá Mỹ La-tinh.

Hằng năm, ở Trung và Nam Mỹ thường diễn ra nhiều lễ hội. Lễ hội hoá trang

Ri-ô đê Gia-nê-rô ở Braxin là một sự kiện văn hoá nổi tiếng, thường diễn ra trước

lễ Phục sinh.

 m nhạc và các điệu nhảy sôi động trong lễ hội hoá trang không chỉ hấp dẫn hàng triệu du khách mà còn thể hiện sự đoàn kết của người dân Mỹ La-tinh.

Câu 5: Trình bày đặc điểm của rừng A – ma – dôn?

Trả lời:

Rừng A-ma-dôn ở lục địa Nam Mỹ là rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới, với diện tích khoảng 5,5 triệu km² và trải rộng trên nhiều quốc gia. A-ma-dôn được gọi là “lá phổi xanh” của thế giới vì nó cung cấp tới 20% lượng khí oxy và hấp thụ 10% lượng khí cac-bo-nic cho toàn cầu.

Nơi đây có hệ sinh thái phong phú nhất thế giới với rất nhiều loài chim, thú, bò sát quý hiếm và hàng triệu loài côn trùng. Trong rừng còn có nhiều loại cây lấy gỗ lớn, nhiều cây bụi thấp và cây dây leo tạo thành nhiều tầng tán khác nhau.

Từ những năm 1960 đến nay, nhiều diện tích rừng ở đây đã bị chặt phá do những hoạt động kinh tế của con người. Bên cạnh đó, nạn cháy rừng cũng đang đe dọa nghiêm trọng đến các loài động, thực vật.

Câu 6: Trình bày sự phân hóa tự nhiên theo chiều đông – tây ở Trung Mỹ?

Trả lời:

Phía đông của Mê-hi-cô, eo đất Trung Mỹ và các quần đảo có lượng mưa nhiều nên rừng rậm nhiệt đới phát triển. Phía tây mưa ít nên phát triển xa-van.

Câu 7: Đặc điểm địa hình của Bắc Mĩ và Nam Mĩ có gì khác biệt?

Trả lời:

- Giống nhau: cấu trúc địa hình của Trung và Nam Mĩ tương tự với cấu trúc địa hình của Bắc Mĩ.

- Khác nhau:

Bắc Mĩ

Nam Mỹ

Núi

- Bắc Mĩ có núi già A-pa-lat ở phía đông

- Nam Mỹ là các cao nguyên

Hệ thống Cooc-đi-e của Bắc Mĩ là hệ thống núi và sơn nguyên chiếm gần một nửa lục địa Bắc Mĩ

Hệ thống An-đét cao và đồ sộ hơn, nhưng chiếm tỉ lệ diện tích không đáng kể so với hệ thống Cooc-đi-e ở Bắc Mĩ

Đồng bằng

Đồng bằng trung tâm Bắc Mĩ là đồng bằng cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam

Đồng bằng trung tâm Nam Mĩ là một chuỗi các đồng bằng nối với nhau từ đồng bằng Ô-ri-nô-cô đến đồng bằng A-ma-dôn và đồng bằng Pam-pa. Tất cả đều là đồng bằng thấp, chỉ trừ phía nam đồng bằng Pam-pa cao lên thành một cao nguyên.

Câu 8: Hoang mạc lại hình thành ở dải đất duyên hải phía tây An – đét. Giải thích tại sao?

Trả lời:

Hoang mạc A-ta-ca-ma hình thành ven biển, do ảnh hưởng của dòng biển lạnh Peru. Dòng biển lạnh Peru rất lạnh chảy sát bờ biển, làm cho hơi nước từ biển vào đi qua dòng biển này gặp lạnh ngưng đọng thành sương mù.

Khi không khí vào đến đất liền đã mất hơi nước, trở nên khô; mưa rất hiếm tạo điều kiện cho hoang mạc phát triển.

Câu 9: Ở Trung và Nam Mĩ có những kiểu môi trường chính nào?

Trả lời:

Rừng thưa và xavan phát triển ở vùng trung tâm và phía tây sơn nguyên Bra-xin.

Thảo nguyên khô phát triển trên cao nguyên phía đông An-đét thuộc Ac-hen-ti-na.

Rừng xích đạo điển hình nhất trên thế giới bao phủ đồng bằng A-ma-dôn.

Hoang mạc A-ta-ca-ma hình thành ở ven biển phía tây dãy An-đét.

Câu 10: Trình bày sự phân bố của một số trung tâm kinh tế quan trọng ở Bắc Mĩ?

Trả lời:

Một số trung tâm kinh tế quan trọng của Bắc Mỹ là Niu Y-oóc, Si-ca-gô, Phi-la-đen-phi-a, Tô-rôn-tô, Môn-trê-an, Át-lan-ta, Niu Oóc-lin, Hiu-xtơn, Lốt An-giơ-lét, Xan Phran-xi-xcô,... Các trung tâm này tập trung ở ba khu vực chính: Đông Bắc Hoa Kỳ và Đông Nam Ca-na-đa; Đông Nam và ven vịnh Mê-hi-cô của Hoa Kỳ; Tây Nam Hoa Kỳ.

Câu 11: Nêu vai trò của các trung tâm kinh tế quan trọng ở Bắc Mĩ?

Trả lời:

Mỗi trung tâm kinh tế có một số ngành công nghiệp quan trọng. Các trung tâm kinh tế này không chỉ đóng vai trò đầu tàu, kết nối và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong khu vực mà còn kết nối các trung tâm kinh tế toàn cầu.

Câu 12: Trình bày phương thức khai thác bền vững tài nguyên đất?

Trả lời:

Trong nhiều thập kỷ, Bắc Mỹ đã phát triển nền nông nghiệp với quy mô lớn, sản xuất chuyên canh và sử dụng nhiều chế phẩm hoá học gây tổn hại tài nguyên đất và ô nhiễm môi trường. Vì vậy, Bắc Mỹ đang áp dụng các phương thức khai thác tài nguyên đất bền vững trong sản xuất nông nghiệp, bao gồm: đa canh và luân canh, bảo vệ tài nguyên đất, kết hợp chăn nuôi với trồng trọt và sản xuất nông – lâm kết hợp.

Câu 13: Trình bày phương thức khai thác bền vững tài nguyên rừng?

Trả lời:

Việc khai thác gỗ quá mức ở Bắc Mỹ trước đây đã làm suy giảm diện tích rừng, giảm đa dạng sinh học và gây xói mòn đất. Vì vậy, bên cạnh việc trồng rừng để phục hồi các khu rừng đã mất, Bắc Mỹ đang áp dụng các phương pháp khai thác rừng bền vững. Rừng được khai thác dần trong một thời gian dài để có thể tự tái sinh tự nhiên. Rừng cũng được khai thác bằng phương pháp khai thác chọn chặt cây theo yêu cầu sử dụng và phù hợp với khả năng tái sinh tự nhiên của rừng.

Câu 14: Trình bày ý nghĩa của việc khai thác bền vững tài nguyên đất?

Trả lời:

Đa canh và luân canh giúp giảm trừ được sâu bệnh, tăng độ phì của đất và giảm xói mòn đất.

Bảo vệ tài nguyên đất bao gồm trồng cây che phủ, bón phân hữu cơ, giảm cày xới đất, duy trì độ ẩm của đất bằng lớp phủ. Các phương thức này ngăn ngừa xói mòn đất, bổ sung dinh dưỡng cho đất, giảm trừ được cỏ dại và tăng khả năng giữ nước của đất.

Kết hợp chăn nuôi với trồng trọt để cây trồng cung cấp thức ăn tại chỗ cho vật nuôi, vật nuôi cung cấp phân hữu cơ cho cây trồng. Sản xuất nông – lâm kết hợp để cây rừng vừa bảo vệ đất, giữ nước, tạo bóng râm và nơi trú ẩn cho vật nuôi, vừa đem lại thu nhập thêm cho nông dân.

Câu 15: Trình bày đặc điểm chủng tộc ở Bắc Mĩ?

Trả lời:

Đặc điểm nhập cư ở Bắc Mĩ:

Trước khi C. Cô-lôm-bô phát kiến ra châu Mỹ, chủ nhân của Bắc Mỹ là người E-xki-mô và người Anh-điêng thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-ít. Từ đầu thế kỉ XVII, người da trắng gốc châu  u (Anh, Pháp, Đức và Hà Lan) thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-ít nhập cư vào Bắc Mỹ với số lượng ngày càng tăng. Người da đen thuộc chủng tộc Nê-grô-ít từ châu Phi bị đưa sang Bắc Mỹ làm nô lệ. Sau đó, các dòng nhập cư tự nguyện từ châu  u, châu Á, khu vực Trung và Nam Mỹ vào Bắc Mỹ tiếp tục diễn ra cho đến nay.

Câu 16: Trình bày quá trình nhập cư ở Bắc Mĩ?

Trả lời:

Đặc điểm chủng tộc ở Bắc Mĩ:

Bắc Mỹ có thành phần chủng tộc đa dạng do có lịch sử nhập cư lâu dài. Các chủng tộc ở Bắc Mỹ đã hoà huyết, tạo nên các thành phần người lại. Các dòng nhập cư giúp giảm thiểu tình trạng thiếu lao động, đem lại sự đa dạng và phong phú về văn hoá ở Bắc Mỹ. Tuy nhiên, nhập cư cũng dẫn đến tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm và gia tăng chi phí cho các dịch vụ giáo dục, y tế và điều kiện sống. Nhập cư và hệ quả đa dạng về chủng tộc cũng là nguồn cội của sự bất đồng văn hoá và nạn phân biệt chủng tộc.

Câu 17: Trình bày sự phân bố dân cư ở các khu vực của Bắc Mĩ?

Trả lời:

Dân cư Bắc Mĩ phân bố rất không đồng đều giữa miền Bắc và miền Nam, giữa phía tây và phía đông.

+ Bán đảo A-la-xca và phía bắc Ca-na-đa là nơi dân cư thưa thớt nhất. Nhiều nơi không có người sinh sống.

+ Phía tây, trong khu vực hệ thống Cooc-đi-e, dân cư thưa thớt (1 đến 10 người/km²), chỉ có dải đồng bằng hẹp ven Thái Bình Dương là có mật độ dân số cao hơn.

+ Phía đông Hoa Kỳ là khu vực tập trung đông dân nhất của Bắc Mĩ. Đặc biệt dải đất ven bờ phía nam Hồ Lớn và vùng duyên hải Đông Bắc Hoa Kì có mật độ dân cư lên tới trên 100 người/km², chủ yếu do công nghiệp phát triển sớm, mức độ đô thị hoá cao, tập trung nhiều thành phố, khu công nghiệp, hải cảng lớn.

Câu 18: Nêu các khu vực địa hình ở Bắc Mỹ?

Trả lời:

Địa hình của Bắc Mỹ được chia thành ba khu vực: hệ thống Cooc-đi-e ở phía tây, miền đồng bằng trung tâm, miền núi già và sơn nguyên ở phía đông.

Câu 19:  Trình bày sự phân hóa khí hậu của Bắc Mỹ?

Trả lời:

Khí hậu của Bắc Mĩ phân hóa đa dạng. Theo chiều bắc - nam, Bắc Mỹ có ba đới khí hậu là cực và cận cực; ôn đới, cận nhiệt đới. Theo chiều đông – tây, đới khí hậu ôn đới và cận nhiệt đới lại có các kiểu khí hậu khác nhau.

Câu 20: Trình bày phạm vi của châu Mỹ?

Trả lời:

Châu Mỹ bao gồm lục địa Bắc Mỹ và lục địa Nam Mỹ. Hai lục địa này được nối với nhau qua co đất hẹp Trung Mỹ.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận địa lí 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay