Câu hỏi tự luận Địa lí 7 cánh diều Ôn tập Chương 4: Châu Mỹ (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 4: Châu Mỹ (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 7 cánh diều.

ÔN TẬP CHƯƠNG 4

CHÂU MỸ

Câu 1: Chứng minh rằng Bắc Mĩ là vùng đất của những người nhập cư?

Trả lời:

Bắc Mỹ là vùng đất của những người nhập cư là bởi đây là nơi tập trung của tất cả các chủng tộc trên thế giới với thành phần chủng tộc đa dạng. Đại bộ phận dân cư Bắc Mĩ là người nhập cư.

Câu 2: Trình bày đặc điểm của dân cư trước khi châu Mỹ được phát hiện?

Trả lời:

Trước khi Cri-xtốp Cô-lôm-bô phát hiện ra Tân thế giới, chủ nhân của châu Mĩ là người Anh-điêng và người E-xki-mô thuộc chủng tộc Môn-gô- 16-it, họ là con cháu của người châu Á di cư đến từ xa xưa.

Người Anh-điêng phân bố rải rác trên hầu khắp châu lục, sống chủ yếu bằng nghề săn bắt và trồng trọt. Một số bộ lạc cổ của người Mai-ca, người A-xơ-tếch ở Trung Mỹ, người Inca ở Nam Mỹ có trình độ phát triển khá cao. Họ đã biết luyện kim, có nghề trồng trọt phát triển, có kỹ thuật xây dựng và đã từng lập nên những quốc gia hùng mạnh. Đó là các nền văn minh: Maya, Inca, A-xơ-tếch.

Người E-xki-mô cư trú ở ven Bắc Băng Dương, sống bằng nghề bắt cá và săn thú.

Câu 3: Tại sao dân cư tập trung đông đúc ở phía đông Hoa Kỳ?

Trả lời:

- Dân cư tập trung đông đúc nhất ở phía đông Hoa Kỳ, đặc biệt dải đất ven bờ phía nam Hồ Lớn và vùng duyên hải Đông Bắc Hoa Kì.

- Nguyên nhân:

+ Đây là nơi có lịch sử khai thác sớm nhất ở Hoa Kỳ.

+ Có các điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất và đời sống.

+ Cơ hạ tầng phát triển, đặc biệt là hệ thống giao thông vận tải.

+ Công nghiệp phát triển sớm, mức độ đô thị hoá cao, tập trung nhiều thành phố, khu công nghiệp, hải cảng lớn.

Câu 4: Đô thị hóa ở Bắc Mỹ phân bố ở những khu vực nào?

Trả lời:

Phần lớn các thành phố nằm ở vùng Hồ Lớn và ven Đại Tây Dương, nối tiếp nhau tạo thành hai dài siêu đô thị từ Bô-xtơn đến Oa-sinh-tơn và từ Si-ca-gô đến Môn-trê-an. Các thành phố mới ở duyên hải Thái Bình Dương và phía nam Hoa Kỳ đang mở rộng nhanh do sự phát triển của các ngành công nghiệp kĩ thuật cao. Ở vùng nội địa của Bắc Mỹ, mạng lưới đô thị thưa thớt hơn.

Một số đô thị ở Bắc Mỹ, đặc biệt là ở Hoa Kỳ, có quá trình đô thị hóa nhanh, làm tăng chi phí cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất – kỹ thuật cho các khu vực ngoại ô, gia tăng sử dụng năng lượng và tài nguyên, gây tắc nghẽn giao thông và ô nhiễm môi trường.

Câu 5: Con người sử dụng phương thức khai thác tự nhiên bền vững ở những tài nguyên nào?

Trả lời:

Con người sử dụng phương thức khai thác tự nhiên bền vững trong tài nguyên đất, tài nguyên rừng và tài nguyên khoáng sản.

Câu 6: Trình bày phương thức khai thác bền vững tài nguyên khoáng sản?

Trả lời:

Bắc Mỹ đã phải đối mặt với vấn đề suy giảm tài nguyên khoáng sản và ô nhiễm môi trường do lịch sử khai thác và sử dụng khoáng sản. Vì thế, Bắc Mỹ đang áp dụng các biện pháp khai thác hiệu quả và bền vững tài nguyên khoáng sản.

Khoáng sản được khai thác trên cơ sở đánh giá trữ lượng tài nguyên, nhu cầu sử dụng trong nước, các tác động kinh tế – xã hội và môi trường. Công nghệ hiện đại được áp dụng để khai thác hiệu quả, giảm thiểu tối đa thất thoát tài nguyên và mức tổn hại môi trường. Bên cạnh đó, Bắc Mỹ đã chú trọng đến việc sử dụng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, hạn chế xuất khẩu nguyên, nhiên liệu thô hoặc sơ chế, phát triển các nguyên vật liệu thay thế và năng lượng tái tạo (từ gió, Mặt Trời). Bắc Mỹ cũng tăng cường nhập khẩu một số loại nguyên, nhiên liệu để tiết kiệm tài nguyên khoáng sản của khu vực.

Câu 7: Phân tích sự thay đổi cơ cấu của các trung tâm công nghiệp phía nam Hồ Lớn và duyên hải Đại Tây Dương?

Trả lời:

Các trung tâm công nghiệp phía nam Hồ Lớn và duyên hải Đại Tây Dương đã phải thay đổi cơ cấu: giảm bớt hoạt động của các ngành truyền thống để tập trung vào các ngành công nghiệp đòi hỏi kỹ thuật cao, đồng thời các ngành dịch vụ cũng được đặc biệt quan tâm phát triển.

Câu 8: Khu vực Trung và Nam Mĩ bao gồm những bộ phận nào?

Trả lời:

Khu vực Trung và Nam Mỹ gồm Mê-hi-cô, eo đất Trung Mỹ, các quần đảo trong biển Ca-ri-bê và toàn bộ lục địa Nam Mỹ.

Câu 9: Trình bày sự phân hóa tự nhiên theo chiều đông – tây ở Nam Mỹ?

Trả lời:

Ở lục địa Nam Mỹ, tự nhiên phân hoá từ đông sang tây theo các khu vực địa hình. Ở phía đông là các sơn nguyên, đồi núi thấp xen các thung lũng. Do ảnh hưởng của dòng biển nóng, lượng mưa nhiều nên rừng rậm phát triển ở rìa phía đông. Ở giữa là các đồng bằng như: La-nốt, A-ma-dôn, La Pla-ta và Pam-pa. Khu vực này trải rộng trên nhiều đới khí hậu nên có thiên nhiên phong phú và đa dạng. Phía tây là miền núi trẻ An-đét cao và đồ sộ nhất châu Mỹ. Thiên nhiên ở đây thay đổi rõ rệt giữa sườn đông và sườn tây.

Câu 10: Nêu các biện pháp để bảo vệ rừng A – ma – dôn?

Trả lời:

Bảo vệ rừng A-ma-dôn là nhiệm vụ cấp bách và quan trọng trong bởi cành diện tích rừng bị suy giảm nhanh chóng. Các quốc gia trong khu vực rừng A-ma-dôn đã có nhiều biện pháp bảo vệ rừng tăng cường giám sát hoạt động khai thác rừng trồng phục hồi rừng, tuyên truyền và đẩy mạnh vai trò của người dân bản địa trong việc bảo vệ rừng.

Câu 11: Trình bày đặc điểm của sông, hồ ở Bắc Mỹ?

Trả lời:

Bắc Mỹ có mạng lưới sông khá dày và phân bố tương đối đồng đều. Phần lớn các sông đổ ra Đại Tây Dương. Đa số các sông có nguồn cung cấp nước hỗn hợp, vừa do mưa vừa do tuyết tan. Tuy nhiên, nguồn cung cấp do mưa vẫn chiếm ưu thế. Mi-xi-xi-pi - Mít-xu-rí là hệ thống sông lớn nhất Bắc Mỹ, bắt nguồn từ hệ thống Cooc-đi-e và đổ ra vịnh Mê-hi-cô.

Bắc Mỹ là khu vực có nhiều hồ nhất thế giới. Đa số hồ phân bố ở nửa phía bắc của miền đồng bằng trung tâm. Hồ Lớn (hay Ngũ Hồ) là hệ thống hỗ lớn nhất ở Bắc Mỹ.

Câu 12: Trình bày sự phân bố đới lạnh ở Bắc Mỹ?

Trả lời:

Đới lạnh bao gồm phần lớn các đảo và quần đảo phía bắc, rìa bắc bán đảo A-lát-ca và Ca-na-đa.

Câu 13: Trình bày sự phân bố đới ôn hòa ở Bắc Mỹ?

Trả lời:

Đới ôn hoà bao gồm phần lớn miền núi phía tây, miền đồng bằng trung tâm, miền núi già và sơn nguyên phía đông.

Câu 14: Trình bày đặc điểm của đới lạnh ở Bắc Mỹ?

Trả lời:

Đới lạnh ở Bắc Mỹ có khí hậu khắc nghiệt nên thực vật nghèo nàn, chủ yếu có rêu và địa y. Động vật có các loài chịu được lạnh như: gấu bắc cực, bò tuyết, tuần lộc, một số loài chim,...

Câu 15: Trình bày đặc điểm của đới nóng ở Bắc Mỹ?

Trả lời:

Ở đới nóng Bắc Mỹ, thực vật có rừng cận nhiệt ẩm, rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt địa trung hải. Động vật rất phong phú và đa dạng như: linh miêu, sư tử, chó sói, hươu, gấu, thỏ, sóc, báo, chuột,...

Câu 16: Chứng minh rằng khí hậu của Bắc Mĩ có sự phân hóa theo chiều bắc – nam và theo chiều tây – đông?

Trả lời:

Những biểu hiện chứng tỏ khí hậu của Bắc Mĩ có sự phân hóa theo chiều bắc – nam và theo chiều đông – tây:

- Từ bắc xuống nam: có các vành đai khí hậu hàn đới, ôn đới và nhiệt đới.

- Trong mỗi khí hậu, từ tây sang đông có sự phân hóa thành các kiểu khí hậu khác nhau: kiểu khí hậu núi cao và kiểu khí hậu hoang mạc.

Câu 17: Khí hậu của Bắc Mỹ lại có sự phân hóa theo chiều bắc – nam và theo chiều đông – tây. Giải thích tại sao?

Trả lời:

Theo chiều từ bắc xuống nam, Bắc Mỹ có ba vành đai khí hậu: hàn đới, ôn đới, nhiệt đới (quy luật địa đới).

Tuy nhiên, khi đi từ bắc xuống nam, mỗi đới khí hậu lại có sự phân hoá theo chiều từ tây sang đông với các kiểu khí hậu: bờ tây lục địa, lục địa và bờ đông lục địa tùy theo vị trí gần hay xa đại dương (quy luật phi địa đới – chủ yếu là quy luật địa ô và quy luật đai cao).

Câu 18: Cuộc phát kiến tìm ra châu Mỹ của C. Cô – lôm – bô có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

  1. Cô-lôm-bô đã phát kiến ra châu Mỹ vào năm 1492. Những chuyến đi sau đó của ông và các nhà thám hiểm châu Âu đến châu Mỹ đã mang lại hiểu biết mới về những vùng đất mới, những dân tộc mới và những nền văn minh mới.

Câu 19: Văn hóa Mỹ La – tinh có những nét gì đặc sắc?

Trả lời:

Trung và Nam Mỹ là nơi giao thoa của nhiều nền văn hoá. Sự hòa quyện văn hoá của người bản địa, người châu Âu, người châu Phi và người châu Á đã tạo nên nét độc đáo của nền văn hoá Mỹ La-tinh.

Hằng năm, ở Trung và Nam Mỹ thường diễn ra nhiều lễ hội. Lễ hội hoá trang

Ri-ô đê Gia-nê-rô ở Braxin là một sự kiện văn hoá nổi tiếng, thường diễn ra trước

lễ Phục sinh, âm nhạc và các điệu nhảy sôi động trong lễ hội hoá trang không chỉ hấp dẫn hàng triệu du khách mà còn thể hiện sự đoàn kết của người dân Mỹ La-tinh.

Câu 20: Trung và Nam Mỹ có tốc độ đô thị hóa cao. Giải thích tại sao?

Trả lời:

Trung và Nam Mĩ có tốc độ đô thị hóa cao chủ yếu là do quá trình đô thị hóa tự phát với nhiều nguyên nhân khác nhau như tìm kiếm việc làm, tị nạn...

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận địa lí 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay