Câu hỏi tự luận Địa lí 7 cánh diều Ôn tập Chương 4: Châu Mỹ (P4)

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 4: Châu Mỹ (P4). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 7 cánh diều.

Xem: => Giáo án địa lí 7 cánh diều (bản word)

ÔN TẬP CHƯƠNG 4

CHÂU MỸ

Câu 1: Chứng minh rằng Châu Mỹ nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây?

Trả lời:

Châu Mĩ nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây:

- Châu Mĩ tiếp giáp các đại dương: Thái Bình Dương và Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương

- Châu Mĩ trải dài từ vùng cực Bắc đến tận vùng cận cực Nam, nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây; được bao bọc bởi các đại dương và có khoảng cách xa so với các châu lục khác.

Câu 2: Quan sát bản đồ dưới đây và cho biết châu Mĩ tiếp giáp với những đại dương nào?

Trả lời:

Châu Mỹ tiếp giáp với 3 đại dương:

Phía Đông tiếp giáp với Đại Tây Dương

Phía Tây tiếp giáp với Thái Bình Dương

Phía Bắc tiếp giáp với Bắc Băng Dương

Câu 3: Quan sát bản đồ dưới đây và cho biết châu Mĩ trải dài từ khoảng bao nhiêu vĩ độ?

Trả lời:

Châu Mỹ châu lục duy nhất nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây và là châu lục trải dài trên nhiều vĩ độ nhất, phần đất liền khoảng từ 72 B đến 54°N.

Câu 4: Trình bày quy mô dân số Trung và Nam Mỹ?

Trả lời:

Trung và Nam Mỹ có quy mô dân số lớn (gần 654 triệu người, năm 2020), tỷ suất tăng dân số tự nhiên thấp (0,9%, năm 2020) và đang có xu hướng giảm. Dân cư Trung và Nam Mỹ tập trung chủ yếu ở khu vực đồng bằng ven biển có điều kiện tự nhiên thuận lợi, các vùng ở sâu trong nội địa, đặc biệt ở khu vực rừng A-ma-dôn, dân cư phân bố rất thưa thớt. Năm 2020, mật độ dân số trung bình của khu vực là 33 người/km².

Câu 5: Trình bày nguồn gốc dân cư Trung và Nam Mỹ?

Trả lời:

Dân cư Trung và Nam Mĩ bao gồm người bản địa, người nhập cư và người lại. Người bản địa chủ yếu là người Anh-điêng thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-it di cư từ châu Á sang. Từ cuối thế kỉ XVI, đa số người nhập cư là người châu  u gốc Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Đến thế kỉ XVII, người nhập cư chủ yếu là người châu Phi. Sự hoà huyết giữa người gốc  u, người gốc Phi và người Anh-điêng bản địa đã tạo nên sự đa dạng trong nguồn gốc dân cư của Trung và Nam Mỹ.

Câu 6: Trình bày lịch sử quá trình nhập cư Bắc Mỹ?

Trả lời:

Sau năm 1492, nhiều chuyến thám hiểm đến châu Mỹ được tài trợ bởi Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Đan Mạch, Hà Lan,... đã thúc đẩy dòng di cư lớn từ châu  u vào Bắc Mỹ. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX, người châu Phi bị cưỡng bức di cư đến Bắc Mỹ làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, công trình xây dựng,... Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Bắc Mỹ thu hút người nhập cư từ khắp nơi trên thế giới. Những thập niên gần đây, người nhập cư vào Bắc Mỹ chủ yếu đến từ khu vực Trung và Nam Mỹ, châu Á. Hoa Kỳ là quốc gia nhận người nhập cư lớn nhất thế giới.

Câu 7: Trình bày đặc điểm của rừng A-ma-dôn?

Trả lời:

Đặc điểm của rừng A-ma-dôn:

Rừng A-ma-dôn là rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới, với diện tích hơn 5,5 triệu km?. Rừng trải rộng trên nhiều quốc gia chủ yếu ở Bra-xin (chiếm 60% diện tích). Với khí hậu nóng ẩm, rừng A-ma-dôn có mức độ đa dạng sinh học rất cao.

Rừng gồm 5 - 6 táng cây với các cây vợt tấn có thể cao trên 50 m, dưới đó là các cây gỗ lớn, các cây bụi thấp cùng hệ thống dây leo chằng chịt. Thành phần loài động, thực vật trong rừng hết sức phong phú, đa dạng với hàng triệu loài côn trùng, hàng nghìn loài chim, thủ, bò sát và hàng chục nghìn loài thực vật.

Rừng A-ma-dân được xem là lá phổi xanh" của Trái Đất, cung cấp oxy cho sự sống, đóng vai trò quan trọng trong điều hoà khí hậu là nguồn dự trữ sinh học quý giá của toàn cầu.

Câu 8: Trình bày sự phân hóa khí hậu của Bắc Mỹ?

Trả lời:

Khí hậu của Bắc Mỹ có sự phân hoá đa dạng cả theo chiều bắc - nam và theo chiều đông – tây, bao gồm:

– Đới khí hậu cực và cận cực: phân bố từ 60°B trở lên vùng cực. Nhiệt độ trung bình năm thấp, mùa đông rất lạnh; lượng mưa rất ít.

– Đới khí hậu ôn đới: chiếm diện tích lớn nhất, ở khoảng - vĩ độ 400 – 60°B.

Ở vùng ven biển, khí hậu ôn hoà, lượng mưa tương đối lớn. Vào sâu trong nội địa, mùa hạ nóng, nhiệt độ tăng dần từ bắc xuống nam. Mùa đông ở phía bắc lạnh, tuyết phủ dày; ở phía nam ít lạnh hơn. Lượng mưa ít, nhiều nơi không mưa trong thời gian dài.

– Đới khí hậu cận nhiệt: chiếm diện tích lớn ở phía nam. Ven biển phía tây có khí hậu cận nhiệt địa trung hải, mùa hạ nóng, khô; mùa đông ấm, lượng mưa khá ít. Ven biển phía đông có khí hậu cận nhiệt ẩm, mùa hạ nóng, ẩm; mùa đông tương đối lạnh, khô, lượng mưa khá nhiều và tăng dần về phía biển.

– Đới khí hậu nhiệt đới: chiếm diện tích nhỏ nhất, ở phía nam bán đảo Phlo-ri-da (Florida) - và quần đảo Ha-oai (Hawaii); nhiệt độ cao quanh năm; lượng mưa nhiều nhưng phân bố không đều.

Câu 9: Khai thác rừng A-ma-dôn dẫn đến những hậu quả gì?

Trả lời:

Năm 2016, rừng nhiệt đới A-ma-dôn đã mất khoảng 3,4 triệu ha diện tích rừng nguyên sinh và năm 2020 mất khoảng 2,3 triệu ha. Hoạt động khai thác rừng quá mức gây hậu quả nghiêm trọng cho môi trường, là một trong những nguyên nhân làm biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, các vụ cháy rừng cũng làm suy giảm số lượng loài động, thực vật nơi đây.

Câu 10: Các trung tâm kinh tế quan trọng ở Bắc Mĩ có vai trò như thế nào?

Trả lời:

Mỗi trung tâm kinh tế có một số ngành công nghiệp quan trọng. Các trung tâm kinh tế này không chỉ đóng vai trò đầu tàu, kết nối và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong khu vực mà còn kết nối các trung tâm kinh tế toàn cầu.

Câu 11: Trình bày và giải thích sự phân hóa khí hậu ở Bắc Mỹ?

Trả lời:

- Khí hậu Bắc Mĩ phân hóa theo chiều bắc – nam và theo chiều tây – đông.

- Bắc Mĩ nằm trên các vành đai khí hậu hàn đới, ôn đới và nhiệt đới do lãnh thổ trải dài từ vòng cực Bắc đến vĩ tuyến 15ºB.

- Trong mỗi đới khí hậu ở Bắc Mĩ, theo chiều tây – đông lại có sự phân hoá thành các kiểu khí hậu khác nhau do vị trí ở gần hay xa đại dương, ngoài ra còn do ảnh hưởng của các dãy núi chạy theo hướng kinh tuyến, đặc biệt là sự phân hoá khí hậu giữa phần phía tây và phần phía đông kinh tuyến 100T của Hoa Kỳ.

- Các dãy núi thuộc hệ thống Cooc-đi-e kéo dài theo hướng bắc - nam ngăn cản sự di chuyển của các khối khí từ Thái Bình Dương vào. Vì vậy, các cao nguyên, bồn địa và sườn đông Cooc-đi-e mưa rất ít.

Câu 12: Các luồng nhập cư có tầm quan trọng như thế nào đối với sự hình thành cộng đồng dân cư châu Mĩ?

Trả lời:

Trước thế kỷ XV ở châu Mĩ chủ yếu là chủng tộc Môn-gô-lô-it, đó là người Anh-điêng và người E-xki-mô.

Từ thế kỉ XV đến nay, ở châu Mĩ có đầy đủ các chủng tộc chính trên thế giới: người Môn-gô-lô-it (bản địa), người Ơ-rô-pê-ô-it (các dân tộc ở châu  u), người Nê-grô-it (nô lệ da đen bị cưỡng bức đến từ châu Phi) và người Môn-gô-lô-it nhập cư sau này (người Trung Quốc, Nhật Bản...).

Ngoài ra sự hoà huyết giữa các chủng tộc đã hình thành nhóm người lai ở châu Mĩ.

Câu 13: Miền đồng bằng ở giữa của Bắc Mĩ không khí lạnh ở phía bắc và không khí nóng ở phía nam dễ dàng xâm nhập sâu vào nội địa. Giải thích tại sao?

Trả lời:

Miền đồng bằng ở giữa của Bắc Mĩ không khí lạnh ở phía bắc và không khí nóng ở phía nam dễ dàng xâm nhập sâu vào nội địa do có địa hình lòng máng.

Câu 14: Dân cư tập trung đông đúc ở phía đông Hoa Kỳ. Giải thích tại sao?

Trả lời:

- Dân cư tập trung đông đúc nhất ở phía đông Hoa Kỳ, đặc biệt dải đất ven bờ phía nam Hồ Lớn và vùng duyên hải Đông Bắc Hoa Kì.

- Nguyên nhân:

+ Đây là nơi có lịch sử khai thác sớm nhất ở Hoa Kỳ.

+ Có các điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất và đời sống.

+ Cơ hạ tầng phát triển, đặc biệt là hệ thống giao thông vận tải.

+ Công nghiệp phát triển sớm, mức độ đô thị hoá cao, tập trung nhiều thành phố, khu công nghiệp, hải cảng lớn.

Câu 15: Trình bày thực trạng khai thác tài nguyên đất của người dân Bắc Mĩ?

Trả lời:

Bắc Mỹ có nhiều đồng bằng rộng lớn, đất đai màu mỡ và đã được khai thác từ lâu để trồng trọt. Sản xuất nông nghiệp được tiến hành chuyên canh trong các trang trại lớn. Tuy nhiên, do thời gian dài sử dụng lượng phân hoá học lớn nên đất đai bị thoái hoá.

Câu 16: Trình bày phương thức khai thác bền vững tài nguyên sinh vật của Bắc Mĩ?

Trả lời:

Do có vị trí tiếp giáp với ba đại dương lớn nên nguồn tài nguyên sinh vật biển của Bắc Mỹ rất đa dạng. Hằng năm, một lượng lớn thuỷ hải sản được đánh bắt, đáp ứng nhu cầu thực phẩm của người dân. Để đảm bảo sự phát triển của nguồn lợi thuỷ hải sản, các nước ở Bắc Mỹ đã có những quy định rất chặt chẽ về thời gian đánh bắt, kích thước và số lượng hải sản được đánh bắt cho mỗi loại phương tiện cụ thể.

Câu 17: Trình bày phương thức khai thác bền vững tài nguyên khoáng sản của Bắc Mĩ?

Trả lời:

Hiện nay, các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng sạch như: năng lượng mặt trời, gió, địa nhiệt, thuỷ triều,... đang được sử dụng thay thế dẫn cho nguồn năng lượng hoá thạch. Xu hướng này mang lại nhiều lợi ích kinh tế đồng thời bảo vệ môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững.

Câu 18: Tại sao nói “Bắc Mĩ là vùng đất của những người nhập cư”?

Trả lời:

Bắc Mỹ là vùng đất của những người nhập cư là bởi đây là nơi tập trung của tất cả các chủng tộc trên thế giới với thành phần chủng tộc đa dạng. Đại bộ phận dân cư Bắc Mĩ là người nhập cư.

Câu 19: Chủng tộc Nê – grô – it có mặt ở châu Mĩ do đâu?

Trả lời:

Trong quá trình xâm chiếm châu Mỹ, thực dân da trắng đã cưỡng bức người da đen thuộc chủng tộc Nê-grô-it từ châu Phi sang làm nô lệ, khai thác đất hoang, lập đồn điền trồng bông, thuốc lá, mía, cà phê,...

Câu 20: Cơ cấu của các trung tâm công nghiệp phía nam Hồ Lớn và duyên hải Đại Tây Dương có sự thay đổi như thế nào?

Trả lời:

Các trung tâm công nghiệp phía nam Hồ Lớn và duyên hải Đại Tây Dương đã phải thay đổi cơ cấu: giảm bớt hoạt động của các ngành truyền thống để tập trung vào các ngành công nghiệp đòi hỏi kỹ thuật cao, đồng thời các ngành dịch vụ cũng được đặc biệt quan tâm phát triển.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận địa lí 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay