Câu hỏi tự luận Địa lí 7 cánh diều Ôn tập Chương 5: Châu Đại Dương; 6: Châu Nam Cực (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 5: Châu Đại Dương; 6: Châu Nam Cực (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 7 cánh diều.

ÔN TẬP CHƯƠNG 5+6

CHÂU ĐẠI DƯƠNG – CHÂU NAM CỰC

Câu 1: Trình bày vị trí địa lí của châu Nam Cực?

Trả lời:

Châu Nam Cực bao gồm lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa. Châu lục này nằm chủ yếu trong vòng cực Nam (66°33'N), được bao bọc bởi Nam Đại Dương, có diện tích khoảng 14,1 triệu km², là châu lục rộng thứ tư trên thế giới.

Câu 2: Trình bày lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực?

Trả lời:

Châu Nam Cực gồm lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa, tổng diện tích hơn 14 triệu km² (đứng thứ tư trong các châu lục trên thế giới).

Đại bộ phận diện tích của lục địa Nam Cực nằm trong phạm vi phía nam của vòng cực Nam. Châu Nam Cực được bao bọc bởi đại dương và nằm cách xa với các châu lục khác.

Câu 3: Nêu các nguồn tài nguyên thiên nhiên của châu Nam Cực?

Trả lời:

Châu Nam Cực được phát hiện và nghiên cứu muộn nhất so với các châu lục khác. Mặc dù được phát hiện vào cuối thế kỉ XIX, nhưng đến đầu thế kỉ XX, một số nhà thám hiểm mới đặt chân lên được lục địa Nam Cực.

Từ năm 1957, việc nghiên cứu châu Nam Cực được xúc tiến mạnh mẽ và toàn diện.

Nhiều quốc gia như: Liên bang Nga, Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Ô-xtrây-li-a, Ác-hen-ti-na,

Chi-lê, Niu Di-len, Nhật Bản,... đã xây dựng các trạm nghiên cứu khoa học tại đây.

Năm 1959, có 12 quốc gia đã ký Hiệp ước Nam Cực nhằm bảo tồn lục địa Nam Cực cho mục đích hoà bình và nghiên cứu khoa học. Hiệp ước này nghiêm cấm các hoạt động quân sự, thăm dò và khai thác khoáng sản cũng như xả thải phóng xạ.

Châu Nam Cực hiện không có cư dân sinh sống thường xuyên, những hằng năm vẫn có nhiều nhà khoa học và khách du lịch đến đây. Các nhà khoa học đến từ nhiều quốc gia và đang nghiên cứu về khí hậu, sinh vật, động đất, bức xạ mặt trời cũng như những thay đổi của lớp ôzôn ở đây.

Câu 4: Trình bày đặc điểm địa hình của châu Nam Cực?

Trả lời:

Châu Nam Cực có độ cao trung bình lớn nhất trên Trái Đất. Đại bộ phận lãnh thổ bị băng bao phủ, tạo thành các cao nguyên băng khổng lồ. Dãy núi Xuyên Nam Cực chia châu lục thành miền Đông Nam Cực và miền Tây Nam Cực.

Câu 5: Trình bày đặc điểm khoáng sản của châu Nam Cực?

Trả lời:

Đặc điểm về khoáng sản của châu Nam Cực:

Châu Nam Cực giàu tài nguyên khoáng sản. Các khoáng sản chính là than và sắt. Bên cạnh đó, vùng thềm lục địa còn có tiềm năng về dầu mỏ.

Câu 6: Trình bày đặc điểm khí hậu của châu Nam Cực?

Trả lời:

Đặc điểm về khí hậu của châu Nam Cực:

Châu Nam Cực có khí hậu lạnh nhất, nhiều gió bão nhất và khô nhất trên Trái Đất. Nhiệt độ trung bình năm dao động từ khoảng – 60 °C ở trung tâm đến – 10 °C ở vùng ven biển. Nhiệt độ thấp nhất trên Trái Đất được ghi nhận ở châu Nam Cực là 94,7 °C (năm 2010). Châu Nam Cực là nơi có nhiều gió bão do nằm trong vùng khí áp cao. Gió từ trung tâm lục địa toả ra theo hướng ngược chiều kim đồng hồ với vận tốc trên 60km/giờ. Châu Nam Cực có lượng mưa trung bình năm chỉ khoảng từ 50 mm đến 150 mm, chủ yếu dưới dạng tuyết rơi.

Câu 7: Trình bày đặc điểm thực vật của châu Nam Cực?

Trả lời:

Đặc điểm về sinh vật của châu Nam Cực:

Thực vật ở châu lục này rất nghèo nàn do khí hậu lạnh giá và khô hạn. Các loài địa y và rêu chỉ xuất hiện tại các ốc đảo vào mùa hạ. Ven lục địa, trên các đảo và vùng biển xung quanh có nhiều loài động vật chịu được lạnh như chim cánh cụt, hải cầu, chim biển, cá voi,...

Câu 8: Trình bày kịch bản về sự thay đổi thiên nhiên châu Nam Cực khi có biến đổi khí hậu toàn cầu?

Trả lời:

Thiên nhiên châu Nam Cực rất nhạy cảm với biến đổi khí hậu toàn cầu. Nhiệt độ tăng sẽ làm băng bị tan, dẫn đến sự thay đổi địa hình, gia tăng mực nước biển, thay đổi độ mặn của nước biển và làm biến đổi chuỗi thức ăn của sinh vật.

So với thời kỳ tiền công nghiệp, nếu nhiệt độ tăng 2 °C, dải băng Tây Nam Cực sẽ sụp đổ, mực nước biển sẽ dâng hơn 2 m; nếu nhiệt độ tăng 6 – 9 °C, hơn 70% lượng băng ở Nam Cực sẽ mất đi, mực nước biển sẽ dâng khoảng 40 m.

Câu 9: Băng tan ở châu Nam Cực do biến đổi khí hậu có tác động như thế nào tới thiên nhiên hoặc con người trên Trái Đất?

Trả lời:

Tác động của băng tan tới thiên nhiên và con người trên Trái Đất:

- Biến đổi khí hậu trầm trọng

- Nắng nóng kéo dài

- Mực nước biển dâng cao

- Tác động đối với tàu thuyền đi trên biển

- Đe dọa sự sống trên Trái Đất

- Thay đổi môi trường sống của nhiều loài động vật

Câu 10: Lớp băng ở châu Nam Cực có đặc điểm gì?

Trả lời:

Lớp băng phủ gần như toàn bộ lục địa Nam Cực, tạo thành các cao nguyên băng khổng lồ. Thể tích băng ở đây lên tới trên 35 triệu km².

- Lớp băng phủ ở lục địa Nam Cực thường xuyên di chuyển từ vùng trung tâm ra các biển xung quanh. Khi đến bờ, băng bị vỡ ra, tạo thành các băng sơn (núi băng) trôi trên biển.

Lớp băng ở Nam Cực ngày càng tan chảy nhiều hơn, do tác động của hiệu ứng nhà kính.

Câu 11: Châu Đại Dương gồm những bộ phận nào?

Trả lời:

Châu Đại Dương bao gồm lục địa Ô-xtrây-li-a và hệ thống các đảo, quần đảo trải rộng hầu khắp Thái Bình Dương.

Hệ thống các đảo và quần đảo bao gồm: nhóm đảo núi lửa Mê-la-nê-di, nhóm đảo san hô Mi-crô-nê-di, nhóm đảo núi lửa và san hô Pô-li-nê-di, quần đảo Niu Di-len.

Câu 12: Tài nguyên khoáng sản có những thuận lợi gì trong phát triển kinh tế của châu Đại Dương?

Trả lời:

- Khoáng sản tuy có trữ lượng lớn nhưng chủ yếu tập trung trên các đảo lớn thuộc Tây Thái Bình Dương. Các khoáng sản chính là bôxit (1/3 trữ lượng của thế giới), niken (1/5 trữ lượng của thế giới), sắt, than đá, dầu mỏ, khí đốt, vàng, đồng, thiếc, uranium,...

- Các đảo san hô thường có nhiều phốt phát, nhiều bãi biển đẹp, đại dương bao la có nhiều hải sản.

- Châu Đại Dương có ít đất trồng trọt. Ở lục địa Ô-xtrây-li-a, đất trồng trọt chỉ chiếm khoảng 5% tổng diện tích. Màu mỡ nhất là đất núi lửa trên các đảo.

Câu 13: Trình bày vị trí địa lí, hình dạng, kích thước của châu Đại Dương?

Trả lời:

Lục địa Ô-xtrây-li-a nằm ở bán cầu Nam, có đường chí tuyến Nam chạy ngang qua lãnh thổ. Lục địa này tiếp giáp với Ấn Độ Dương và các biển của Thái Bình Dương. Lục địa Ô-xtrây-li-a có diện tích nhỏ nhất trên thế giới.

Câu 14: Trình bày đặc điểm thiên nhiên các đảo và quần đảo châu Đại Dương?

Trả lời:

Quần đảo Niu Di-len và nhóm đảo núi lửa có địa hình cao hơn so với các đảo và quần đảo san hô. Các đảo và quần đảo của châu Đại Dương không giàu có về tài nguyên khoáng sản. Sự khan hiếm về tài nguyên khoáng sản khiến các quốc gia gặp khó khăn trong phát triển công nghiệp.

Ngoại trừ quần đảo Niu Di-len có khí hậu ôn đới và cận nhiệt hải dương, phần lớn các đảo và quần đảo của châu Đại Dương có khí hậu nóng, ẩm quanh năm và điều hoà. Trên các đảo và quần đảo hình thành rừng xích đạo hoặc rừng mưa nhiệt đới. Biển nhiệt đới có nguồn lợi hải sản phong phú và là tài nguyên du lịch quan trọng.

Câu 15: Trình bày đặc điểm địa hình của lục địa châu Đại Dương?

Trả lời:

Lục địa Ô-xtrây-li-a bao gồm ba khu vực địa hình chính: vùng núi phía đông, vùng cao nguyên phía tây và vùng đất thấp trung tâm. Vùng núi phía đông có dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a với dải đất hẹp ven biển. Vùng cao nguyên phía tây với ba hoang mạc lớn là: Hoang mạc Lớn, Vích-to-ri-a Lớn và Ghíp-sơn. Vùng đất thấp trung tâm bao gồm bồn địa Ác-tê-di-an Lớn ở phía bắc và châu thổ sông Mơrây – Đáclinh ở phía nam.

Câu 16: Trình bày đặc điểm khoáng sản của lục địa châu Đại Dương?

Trả lời:

Ô-xtrây-li-a có tài nguyên khoáng sản giàu có và phong phú. Các khoáng sản chính bao gồm: than, dầu mỏ, khí đốt, bô-xít, sắt, chì, kẽm, niken, đồng, thiếc, vàng, bạc, kim cương và các loại đá quý.

Câu 17: Trình bày đặc điểm khí hậu của lục địa châu Đại Dương?

Trả lời:

Lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu khô hạn. Đại bộ phận lãnh thổ ở phía tây và trung tâm lục địa có khí hậu hoang mạc, bán hoang mạc do tác động của áp cao chí tuyến, hiệu ứng phơn của dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a và dòng biển lạnh Tây Ô-xtrây-li-a. Khí hậu nhiệt đới phân bố ở phía bắc của lục địa. Khí hậu cận nhiệt phân bố ở phía nam của lục địa. Khí hậu ôn đới phân bố ở phía đông nam của lục địa.

Câu 18: Tài nguyên sinh vật của lục địa châu Đại Dương có nét đặc sắc nào?

Trả lời:

Lục địa Ô-xtrây-li-a có tài nguyên sinh vật đa dạng với nhiều loài đặc hữu quý hiếm. Mặc dù phần lớn diện tích Ô-xtrây-li-a là hoang mạc và bán hoang mạc, nhưng lại là một trong những quốc gia có sự đa dạng sinh học cao nhất thế giới.

Lục địa Ô-xtrây-li-a có hệ thực vật và động vật độc đáo do cách biệt với phần còn lại của thế giới. Hầu hết các loài động vật hoang dã của Ô-xtrây-li-a không được tìm thấy ở những nơi khác trên thế giới. Một số loài động vật tiêu biểu là: thú có túi (Kang-gu-ru và Cô-a-la), thú mỏ vịt và đà điểu. Một số loài thực vật đặc hữu là: bạch đàn, keo hoa vàng, tràm và ngân hoa.

Câu 19: Tại sao những động vật độc đáo duy nhất trên thế giới lại được Ô-xtrây-li-a bảo tồn thành công?

Trả lời:

Ô-xtrây-li-a nguyên là một phần của lục địa Nam Cực, được tách ra và trôi dạt về phía Xích đạo cách đây từ 55 triệu năm đến 10 triệu năm nên đã bảo tồn được những động vật độc đáo duy nhất trên thế giới như các loài thú có túi, cáo mỏ vịt,...

Câu 20: Chỉ ra sự khác nhau về tự nhiên ở các đảo châu Đại Dương và lục địa Ô – xtrây – li – a?

Trả lời:

- Phần lớn các đảo và quần đảo của châu Đại Dương có khí hậu nóng ẩm, điều hòa, mưa nhiều.

- Phần lớn diện tích lục địa Ô-xtrây-li-a là hoang mạc.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận địa lí 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay