Câu hỏi tự luận Địa lí 7 cánh diều Ôn tập Chương 5: Châu Đại Dương; 6: Châu Nam Cực (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 5: Châu Đại Dương; 6: Châu Nam Cực (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 7 cánh diều.

ÔN TẬP CHƯƠNG 5+6

CHÂU ĐẠI DƯƠNG – CHÂU NAM CỰC

Câu 1: Chứng minh rằng các đảo và quần đảo của châu Đại Dương được gọi là “thiên đường xanh” của Thái Bình Dương?

Trả lời:

Phần lớn các đảo và quần đảo của châu Đại Dương có khí hậu nóng ẩm và điều hoà. Mưa nhiều, rừng xích đạo xanh quanh năm hoặc rừng mưa nhiệt đới phát triển xanh tốt đặc biệt là các rừng dừa ven biển đã khiến cho các đảo và quần đảo châu Đại Dương được gọi là “thiên đường xanh” của Thái Bình Dương.

Câu 2: Chứng minh rằng đại bộ phận diện tích lục địa Ô – xtrây – li – a có khí hậu khô hạn?

Trả lời:

- Chí tuyến Nam đi qua giữa lãnh thổ lục địa Ô-xtrây-li-a, nên đại bộ phận anh tuyển Nam Ô-xtrây-li-a nằm trong khu vực áp cao chí tuyến, không khi ổn định khó mưa.

Phía đông lục địa Ô – xtrây – li – a lại có dãy Trường Sơn nằm sát biển chay từ bắc xuống nam chắn gió từ biển thổi vào lục địa gây mưa ở sườn đông Trường Sơn, nhưng hiệu ứng phơn làm cho lượng mưa phía sườn chắn gió giảm dần theo chiều từ đông sang tây, làm cho khí hậu của phần lớn lục địa Ô-xtrây-li-a là khô hạn.

Câu 3: Châu Nam Cực không có người dân sinh sống. Giải thích tại sao?

Trả lời:

Châu Nam Cực không có cư dân sinh sống vì khí hậu khắc nghiệt và vị trí biệt lập. Mãi tới năm 1820 con người mới đủ sức đặt chân đến và đem theo công nghệ để nghiên cứu.

Câu 4: Châu Nam Cực là hoang mạc lạnh nhưng vùng ven bờ và trên các đảo vẫn có nhiều chim và động vật sinh sống. Giải thích tại sao?

Trả lời:

Chim cánh cụt, hải cẩu, hải báo và các loài chim biển sống ở ven lục địa và trên các đảo dựa vào nguồn cá, tôm và phù du sinh vật dồi dào trong các biển bao quanh.

Câu 5: Khí hậu châu Nam Cực có đặc điểm gì nổi bật hơn so với các châu lục còn lại?

Trả lời:

Khí hậu khắc nghiệt:

- Rất lạnh và giá lạnh quanh năm.

- Có gió bão nhiều nhất thế giới.

Câu 6: Tại sao cá voi xanh ở vùng biển Nam Cực hiện nay cần được bảo vệ nghiêm ngặt?

Trả lời:

Cá voi xanh ở vùng biển Nam Cực cần được bảo vệ nghiêm ngặt bởi vì chúng đang có nguy cơ tuyệt chủng do con người đánh bắt quá mức.

Câu 7: Trình bày đặc điểm dân cư của Úc

Trả lời:

- Từ thế kỉ XVIII, Úc trở thành đất nước của những người nhập cư từ châu Âu và châu Á. Năm 2019, người bản địa chiếm 3% dân cư.

- Dân số không đông, tỉ lệ gia tăng và mật độ dân số thấp, năm 2019 có khoảng 25 triệu người, tỉ lệ gia tăng dân số 0,9%, mật độ dân số 3 người/km2.

- Mức độ đô thị hóa cao với tỉ lệ dân đô thị khoảng 86%.

Câu 8: Hiểu biết của em về lịch sử của Úc

Trả lời:

 - Ô-xtrây-li-a được người Hà Lan phát hiện năm 1606, sau đó Vương quốc Anh đã đưa tù nhân và di dân đến định cư, khai phá Ô-xtrây-li-a.

-  Năm 1788, Anh thiết lập chế độ thuộc địa tại Ô-xtrây-li-a.

- Năm 1901, Ô-xtrây-li-a giành độc lập. Ô-xtrây-li-a thuộc Khối Thịnh vượng Anh, người đứng đầu nhà nước là Nữ hoàng Anh thông qua đại diện Toàn quyền Ô-xtrây-li-a.

Câu 9: Trình bày về vấn đề khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên ở Úc

Trả lời:

- Khai thác tài nguyên nước chủ yếu từ nguồn nước mặt và nước ngầm để sử dụng cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt.

- Để gia tăng nguồn nước cung cấp xây dựng các đập và hồ trữ nước mưa, các nhà máy xử lí nước đã qua sử dụng và khử muối từ nước biển

Câu 10: Thực trạng khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước ở Úc

Trả lời:

- Khai thác tài nguyên nước chủ yếu từ nguồn nước mặt và nước ngầm để sử dụng cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt.

- Để gia tăng nguồn nước cung cấp xây dựng các đập và hồ trữ nước mưa, các nhà máy xử lí nước đã qua sử dụng và khử muối từ nước biển

Câu 11: Để gia tăng nguồn cung cấp nước các quốc gia ở Ô- xtrây-li-a có những biện pháp gì?

Trả lời:

Để gia tăng nguồn cung cấp nước Ô- xtrây-li-a đã xâu dụng các đập và hồ trữ nước mưa , các nhà máy xử lí nước đã qua sử dụng và khử muối từ nước biển

Câu 12: Tại sao diện tích hoang mạc hóa ở Ô- xtrây-li-a đang mở rộng?

Trả lời:

Ô- xtrây-li-a đang áp dụng các biện pháp khắc phục hiện tượng hoang mạc hóa do chăn thả gia súc quá mức trước đây, hạn hán và cháy rừng do biến đổi khí hậu

Câu 13: Ở những vùng đất bán khô hạn ngành nào được tập trung phát triển mạnh nhất?

Trả lời:

Ô- xtrây-li-a phát triển mạnh ngành chăn nuôi gia súc (bò, cừu) dựa trên cascc cánh đồng cỏ tự nhiên ở những vùng đất bán khô hạn.

Câu 14: Rừng tự nhiên và rừng trồng được phát triển chủ yếu ở đâu?

Trả lời:

Vùng duyên hải phía bắc và phía đông chủ yếu được sử dụng để phát triển tự nhiên và rừng trồng.

Câu 15: Vì sao Ô- xtrây-li-a là quốc gia có nền văn hóa độc đáo và đa dạng?

Trả lời:

Sự chung sống và hòa huyết giữa người bản địa và người nhập cư đã tạo nên một nền văn hóa đa dạng

Câu 16: Tại sao người Anh lại nhập cư đông và khai phá Ô- xtrây-li-a?

Trả lời:

Ô- xtrây-li-a được người Hà lan phát hiện vào năm 1606. Năm 1770, thuyền trưởng Giêm-cúc đến Ô- xtrây-li-a. Sau đó, Vương quốc Anh đã đưa tù nhân và di cư đến đây định cư

Câu 17: Dân cư Ô- xtrây-li-a tập trung thưa thớt ở vùng trung tâm do đâu?

Trả lời:

Càng vào sâu trong lục địa, do ảnh hưởng tính chất lục địa + nằm dọc đường chí tuyến nam nên khí hậu khô hạn, hình thành hoang mạc rộng lớn, dân cư thưa thớt.

Câu 18: Trình bày đặc điểm địa hình của lục địa châu Đại Dương?

Trả lời:

Lục địa Ô-xtrây-li-a bao gồm ba khu vực địa hình chính: vùng núi phía đông, vùng cao nguyên phía tây và vùng đất thấp trung tâm. Vùng núi phía đông có dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a với dải đất hẹp ven biển. Vùng cao nguyên phía tây với ba hoang mạc lớn là: Hoang mạc Lớn, Vích-to-ri-a Lớn và Ghíp-sơn. Vùng đất thấp trung tâm bao gồm bồn địa Ác-tê-di-an Lớn ở phía bắc và châu thổ sông Mơrây – Đáclinh ở phía nam.

Câu 19: Tài nguyên sinh vật của lục địa châu Đại Dương có nét đặc sắc nào?

Trả lời:

Lục địa Ô-xtrây-li-a có tài nguyên sinh vật đa dạng với nhiều loài đặc hữu quý hiếm. Mặc dù phần lớn diện tích Ô-xtrây-li-a là hoang mạc và bán hoang mạc, nhưng lại là một trong những quốc gia có sự đa dạng sinh học cao nhất thế giới.

Lục địa Ô-xtrây-li-a có hệ thực vật và động vật độc đáo do cách biệt với phần còn lại của thế giới. Hầu hết các loài động vật hoang dã của Ô-xtrây-li-a không được tìm thấy ở những nơi khác trên thế giới. Một số loài động vật tiêu biểu là: thú có túi (Kang-gu-ru và Cô-a-la), thú mỏ vịt và đà điểu. Một số loài thực vật đặc hữu là: bạch đàn, keo hoa vàng, tràm và ngân hoa.

Câu 20: Trình bày đặc điểm khí hậu của châu Nam Cực?

Trả lời:

Đặc điểm về khí hậu của châu Nam Cực:

Châu Nam Cực có khí hậu lạnh nhất, nhiều gió bão nhất và khô nhất trên Trái Đất. Nhiệt độ trung bình năm dao động từ khoảng – 60 °C ở trung tâm đến – 10 °C ở vùng ven biển. Nhiệt độ thấp nhất trên Trái Đất được ghi nhận ở châu Nam Cực là 94,7 °C (năm 2010). Châu Nam Cực là nơi có nhiều gió bão do nằm trong vùng khí áp cao. Gió từ trung tâm lục địa toả ra theo hướng ngược chiều kim đồng hồ với vận tốc trên 60km/giờ. Châu Nam Cực có lượng mưa trung bình năm chỉ khoảng từ 50 mm đến 150 mm, chủ yếu dưới dạng tuyết rơi.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận địa lí 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay