Câu hỏi tự luận địa lí 7 cánh diều Bài 9: vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên châu phi

Bộ câu hỏi tự luận địa lí 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 9: vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên châu phi Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học địa lí 7 cánh diều

BÀI 9: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI VÀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CHÂU PHI

(16 câu)

1. Nhận biết (7 câu)

Câu 1: Trình bày vị trí địa lí của châu Phi?

Trả lời:

Vị trí địa lí của châu Phi:

Phần lục địa của châu Phi kéo dài từ khoảng 37°20′B đến 34°51'N. Đại bộ phần lãnh thổ năm giữa hai chỉ tuyến, tương đối cân xứng hai bên đường xích đạo.

Châu Phi được bao bọc bởi các biển và đại dương, tiếp giáp với lục địa Á – Âu qua biển Địa Trung Hải và Biển Đô, hai biển này được nổi với nhau qua kênh đảo Xuyê.

 

Câu 2: Trình bày hình dạng và kích thước của châu Phi?

Trả lời:

Hình dạng và kích thước của châu Phi:

Châu Phi có dạng hình khối, đường bờ biển ít bị chia cắt, có rất ít các vịnh biển và bản đảo lớn. Với diện tích khoảng 30,3 triệu km², châu Phi là châu lục lớn thứ ba trên thế giới.

 

Câu 3: Trình bày đặc điểm địa hình của châu Phi?

Trả lời:

Đặc điểm địa hình của châu Phi:

Toàn bộ châu Phi được xem như một khối cao nguyên khổng lồ, với độ cao trung bình là 750 m, trên đó chủ yếu là các sơn nguyên xen bồn địa thấp. Châu Phi có rất ít núi cao và đồng bằng thấp.

Ở Bắc Phi có dãy núi trẻ At-lat, các đồng bằng ven Địa Trung Hải, lùi xuống phía nam là hoang mạc Xa-ha-ra hoang mạc nhiệt đới lớn nhất thế giới. Phần lớn Nam Phi có độ cao trung bình hơn 1000 m. Các sơn nguyên cao tập trung ở phía đông, phần trung tâm là các bồn địa. Ở đây có nhiều thung lũng sâu, nhiều hồ hẹp và dài, có nhiều động đất và núi lửa.

Câu 4: Trình bày đặc điểm khoáng sản của châu Phi?

Trả lời:

Châu Phi có tài nguyên khoáng sản phong phú, nhiều kim loại quý hiếm, một số loại có trữ lượng lớn như: vàng, kim cương, u-ra-ni-um, đồng, dầu mỏ, phốt phát.....

Câu 5: Trình bày đặc điểm sông, hồ của châu Phi?

Trả lời:

Mạng lưới sông, hồ của châu Phi kém phát triển và phân bố không đều. Nguồn cung cấp nước cho sông ở đây chủ yếu do mưa. Phần lớn các sông ở châu Phi có nhiều thác ghềnh. Các sông lớn là: sông Nin, sông Công-gô, sông Dăm-be-di....

Các hồ lớn hầu hết có nguồn gốc kiến tạo và tập trung ở Đông Phi. Do các hồ có diện tích rộng và độ sâu lớn nên tích trữ được một khối lượng nước ngọt phong phú. Các sông, hồ có giá trị cho giao thông, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của con người.

Câu 6: Trình bày đặc điểm khí hậu của châu Phi?

Trả lời:

Châu Phi có khí hậu nóng và khô bậc nhất thế giới. Nhiệt độ trung bình năm của châu lục là trên 20 °C, lượng mưa tương đối ít và giảm dần từ xích đạo về phía hai chỉ tuyển, hình thành những hoang mạc lớn, lan ra sát biển. Nguyên nhân là do chịu tác động của vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ, địa hình và các dòng biển nóng, lạnh ven bờ.

Câu 7: Trình bày đặc điểm sinh vật của châu Phi?

Trả lời:

Châu Phi có thành phần thực vật, động vật rất phong phú và đa dạng, có nhiều loài địa phương độc đáo. Thực vật có keo, bao bắp, cọ dầu, có với... Động vật có hươu cao cổ, ngựa vẫn, voi, hà mã, sơn dương, tê giác đen, khi Gô-rin, sư tử,... Bên cạnh đó, châu lục này còn có nhiều loài thực vật và động vật khác như: sồi thường xanh. ô liu, chả là, lạc đà một bướu, linh cẩu.....

2. Thông hiểu (2 câu)

Câu 1: Trình bày đặc điểm của các đới khí hậu ở châu Phi?

Trả lời:

Đặc điểm các đới khí hậu ở châu Phi:

- Khí hậu xích đạo: nóng ẩm, mưa nhiều quanh năm.

- Khi hậu cận xích đạo: chịu tác động của gió mùa, một mùa nóng ẩm, mưa nhiều; một mùa khô, mát.

- Khí hậu nhiệt đới: ở Bắc Phi mang tính lục địa, rất khô và nóng; ở Nam Phi ẩm và đỡ nóng hơn.

- Khí hậu cận nhiệt: mùa đông ấm, ẩm ướt, mùa hạ khô, trời trong sáng.

 

Câu 2: Hiện nay châu Phi đang gặp những vấn đề nào trong sử dụng thiên nhiên?

Trả lời:

Một số vấn đề môi trường trong sử dụng thiên nhiên ở châu Phi hiện nay là:

Thiên nhiên châu Phi phong phú và đa dạng, nhất là các loài động vật. Cách dây hơn 100 năm, châu lục này được xem như một vườn thú khổng lồ. Tuy nhiên hiện nay, nhiều loài động vật ở châu Phi đang có nguy cơ bị tuyệt chủng như: linh dương xanh, gấu núi, sư tử, voi châu Phi, tê giác, báo đốm,... Việc săn bắn trộm, giết hại hàng loạt và buôn bán động vật hoang dã là một trong những vấn đề môi trường trong sử dụng thiên nhiên ở châu Phi.

Các nước ở khu vực phía nam hoang mạc Xa-ha-ra từng là nơi có số lượng lớn loài tê giác đen, nhưng đang có nguy cơ tuyệt chủng do hoạt động săn bắn trộm để lấy sừng. Theo Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF), hiện châu Phi chỉ còn lại hơn 5 000 cá thể tê giác đen, trong đó 80% là ở Nam Phi. Việc buôn bán sừng tê giác đen xuất phát từ niềm tin hoang đường về tác dụng chữa bệnh thần ki của sừng tê giác. Voi bị săn bắn lấy ngà để buôn bán trái phép dùng làm đồ trang sức dùng làm đồ trang sức hay trang trí nội thất.

Do bị săn bắn trộm trong suốt thời gian dài, đàn voi châu Phi từ vài triệu con vào giữa thế kỉ XX chỉ còn khoảng 400 nghìn con hiện nay, mặc dù việc buôn bán ngà voi đã bị cấm từ đầu những năm 1990.

 

3. Vận dụng (3 câu)

Câu 1: Phân biệt đặc điểm các môi trường tự nhiên ở châu Phi?

Trả lời:

 

Môi trường xích đạo

Môi trường nhiệt đới

Môi trường hoang mạc

Môi trường cận nhiệt

Phạm vi

Gồm bồn địa Công-gô và duyên hải phía bắc vịnh Ghi-nê

Có phạm vi gần như trùng với ranh giới đới khí hậu cận xích đạo

Gồm hoang mạc Xa – ha – ra, bán đảo Xô – ma – li và hoang mạc Ca – la – ha – ri.

ở phần cực bắc và cực nam châu Phi

Khí hậu

Khi hậu nóng và ẩm điều hoà

Có sự phân hoả ra mùa mưa và mùa khô rõ rệt

Có khi hậu khắc nghiệt, ít mưa, biên độ nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn.

Mùa đông ấm, ẩm; mùa hạ nóng, khô

Sinh vật

Thảm thực vật rừng rậm xanh quanh năm.

Thảm thực vật chủ yếu là rừng thưa và xa van cây bụi. Nhờ nguồn thức ăn phong phú, xa van là nơi tập trung nhiều động vật ăn cỏ (ngựa vằn, sơn dương, hươu cao cổ,...) và động vật ăn thịt (sư tử, bảo gắm,...).

Hệ thực, động vật nghèo nàn. Động vật chủ yếu là rắn độc, ki đà và một số loài gặm nhấm,...

Thảm thực vật là rừng và cây bụi lá cứng.

Câu 2: Khí hậu chịu ảnh hưởng như thế nào bởi đường bờ biển châu Phi?

Trả lời:

- Đường bờ biển châu Phi ít khúc khuỷu, không có nhiều bán đảo, vịnh và biển ven bờ. Vì thế, khoảng cách từ trung tâm Bắc Phi đến bờ biển lớn, ảnh hưởng của biển không thể vào sâu trong lục địa khu vực Bắc Phi.

- Khoảng cách từ trung tâm Nam Phi đến bờ biển nhỏ hơn khoảng cách Khoảng cách trung thành thường biển có thể vào sâu trong địa Nam Phi.

Chính vị thế, mặc dù Nam Phi có đường chí tuyến Nam đi qua, nhưng ảnh hưởng biển rõ hơn Bắc Phi. Khí hậu Nam Phi ẩm hơn khí hậu Bắc Phi.

Câu 3: Chứng minh rằng hoang mạc chiếm diện tích lớn ở Bắc Phi?

Trả lời:

Hoang mạc lại chiếm diện tích lớn ở Bắc Phi là bởi:

+ Chí tuyến đi qua giữa Bắc Phi nên quanh năm Bắc Phi nằm dưới áp cao cận chí tuyến, thời tiết rất ổn định, không có mưa.

+ Phía bắc của Bắc Phi là lục địa Á – Âu, một lục địa lớn nên gió mùa đông bắc từ lục địa Á – Âu thổi vào Bắc Phi khô ráo, khó gây ra mưa.

+ Lãnh thổ Bắc Phi rộng lớn, lại có độ cao trên 200m nên ảnh hưởng của biển khó ăn sâu vào đất liền.

 

4. Vận dụng cao (4 câu)

Câu 1: Quan sát bản đồ dưới đây và nêu sự phân bố khoáng sản của châu Phi?

Trả lời:

Các khoáng sản chính

Sự phân bố

Dầu mỏ, khí đốt

Đồng bằng ven biển Bắc Phi và Tây Phi (ven vịnh Ghi - nê),…

Sắt

Dãy núi trẻ At – lat,..

Vàng

Khu vực Trung Phi (gần xích đạo), các cao nguyên ở Nam Phi

Côban, mangan, đồng, chì, kim cương, uranium

Các cao nguyên Nam Phi

Câu 2: Tại sao châu Phi có khí hậu khô nóng?

Trả lời:

Châu Phi có khí hậu khô nóng, vì:

  • Phần lớn lãnh thổ nằm giữa hai chí tuyến.
  • Bờ biển châu Phi không bị cắt xẻ nhiều. Châu Phi là một lục địa hình khối. Kích thước châu Phi rất lớn. Ảnh hưởng của biển không vào sâu trong đất liền.

 

Câu 3: Khí hậu châu Phi khô và hình thành những hoang mạc lớn. Giải thích tại sao?

Trả lời:

Khí hậu châu Phi khô, hình thành hoang mạc lớn nhất thế giới (Xa-ha-ra) vì:

+ Bờ biển châu Phi không bị cắt xẻ nhiều. Châu Phi là một lục địa hình khối. Kích thước châu Phi rất lớn. Ảnh hưởng của biển không vào sâu trong đất liền nên châu Phi có khí hậu khô.

+ Chí tuyến đi qua giữa Bắc Phi nên quanh năm Bắc Phi nằm dưới áp cao cận chí tuyến, thời tiết rất ổn định, không có mưa.

+ Phía bắc của Bắc Phi là lục địa Á – Âu, một lục địa lớn nên gió mùa đông bắc từ lục địa Á – Âu thổi vào Bắc Phi khô ráo, khó gây ra mưa.

+ Lãnh thổ Bắc Phi rộng lớn, lại có độ cao trên 200m nên ảnh hưởng của biển khó ăn sâu vào đất liền.

 

Câu 4: Lượng mưa của châu Phi bị ảnh hưởng như thế nào bởi các dòng biển nóng, lạnh ven biển?

Trả lời:

Dòng biển lạnh Ca-na-ri chảy ven bờ biển Tây Bắc châu Phi, dòng biển lạnh Ben-ghê-la chảy ven bờ biển Tây Nam châu Phi, lượng mưa vùng ven biển dưới 200mm.

Dòng biển nóng Ghi-nê chảy ven vịnh Ghi-nê, lượng mưa vùng ven biển trên 2000mm.

Dòng biển nóng Mô-dăm-bich, dòng biển nóng Mũi Kim chảy ven bờ biển Đông châu Phi, lượng mưa vùng ven biển từ 200mm đến 2000mm.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận địa lí 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay