Câu hỏi tự luận địa lí 7 cánh diều Bài 2: Đặc điểm dân cư, xã hội châu âu

Bộ câu hỏi tự luận địa lí 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 2: Đặc điểm dân cư, xã hội châu âu. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học địa lí 7 cánh diều.

BÀI 2: ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, XÃ HỘI CHÂU ÂU

(16 câu)

1. Nhận biết (4 câu)

Câu 1: Trình bày đặc điểm cơ cấu dân số châu Âu theo nhóm tuổi?

Trả lời:

Đặc điểm cơ cấu dân số châu Âu theo nhóm tuổi:

Châu Âu có cơ cấu dân số già. Tỉ lệ dân số dưới 15 tuổi thấp và có xu hướng giảm. Tỉ lệ dân số từ 65 tuổi trở lên cao và có xu hướng tăng. Giả hoả dân số đang làm cho nhiều nước ở châu Âu rơi vào tỉnh trạng thiếu hụt lao động.

 

Câu 2: Quan sát hình ảnh dưới đây và nêu cơ cấu dân số châu Âu theo giới tính?

Trả lời:

Cơ cấu dân số châu Âu theo giới tính:

Trong cơ cấu dân số theo giới tính ở châu Âu, tỉ số giới nữ nhiều hơn giới nam.

Năm 2019, trung bình cứ 100 nữ thì có 93,4 nam.

 

Câu 3: Trình bày cơ cấu dân số châu Âu theo trình độ văn hóa?

Trả lời:

Cơ cấu dân số theo trình độ văn hoá của châu Âu cao.

Năm 2019, châu Âu có tỉ lệ nhập học các cấp trên 83% trong tổng số dân; số năm đến trường cao từ 7,4 năm đến 14,1 năm trong tổng số dân ở độ tuổi từ 25 trở lên.

 

Câu 4: Nêu đặc điểm của đô thị hóa ở châu Âu?

Trả lời:

Đặc điểm của đô thị hóa ở châu Âu:

  • Đô thị hóa diễn ra sớm
  • Mức độ đô thị hóa cao
  • Đô thị hóa đang mở rộng

2. Thông hiểu (4 câu)

Câu 1: Trình bày đặc điểm di cư ở châu Âu?

Trả lời:

Từ giữa thế kỉ XX đến nay, châu Âu tiếp nhận số lượng người di cư quốc tế lớn nhất thế giới. Năm 2019, có khoảng 82 triệu người từ các quốc gia ở châu Phi, Trung Đông, Ấn Độ,... nhập cư vào châu Âu. Các nước tiếp nhận số lượng người nhập cư nhiều là: Đức, Anh, Pháp, I-ta-li-a,...

Người nhập cư đã bổ sung cho châu Âu một lực lượng lao động lớn, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế. Tuy nhiên, điều này cũng gây những khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, hệ thống phúc lợi và sự ổn định chính trị của các quốc gia.

 

Câu 2: Phân tích đặc điểm quá trình đô thị hóa diễn ra sớm ở châu Âu?

Trả lời:

Những đô thị đầu tiên xuất hiện ở châu Âu vào thời ki cổ đại, sau đó phát triển trong thời kì trung đại. Tuy nhiên, quá trình đô thị hoá phát triển mạnh mẽ vào cuối thế kỉ XVIII gắn liền với sự ra đời của cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh. Kể từ đó, các đô thị hình thành ngày càng nhiều và quy mô ngày càng lớn. Nhiều đô thị ở châu Âu kết nối với nhau thành các chuỗi đô thị với hàng triệu dân và có sức ảnh hưởng lớn đến kinh tế - xã hội thế giới như: Luân-đôn, Pa-ri, Mi-lan,... Những toà lâu đài, nhà thờ, thánh đường và nhiều công trình kiến trúc khác có giá trị của các thế kỉ trước được bảo tồn và phát huy ở các đô thị này.

 

Câu 3: Trình bày mức độ đô thị hóa ở châu Âu?

Trả lời:

Tính đến năm 2019, châu Âu có tỉ lệ dân thành thị là 74,3% trong tổng số dân, với hơn 50 thành phố trên 1 triệu dân. Các quốc gia có tỉ lệ dân thành thị cao ở châu Âu là: Bỉ, Hà Lan, Ai-xơ-len, Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Na Uy, Đan Mạch, Thuỵ Điển,...

 

Câu 4: Phân tích đặc điểm đô thị hóa đang mở rộng ở châu Âu?

Trả lời:

Ở châu Âu, điều kiện sống của người dân giữa các thành phố không có khoảng cách lớn, khả năng tìm kiếm việc làm và tăng thu nhập tại các thành phố lớn không còn hấp dẫn như thời kì bắt đầu công nghiệp hoá. Hiện nay, dân thành thị có xu hướng chuyển từ trung tâm thành phố ra vùng ngoại ô, từ các thành phố lớn về các thành phố vệ tinh,... Chính vì vậy, mô hình đô thị làng quê đang ngày càng phổ biến ở nhiều quốc gia châu Âu.

 

3. Vận dụng (4 câu)

Câu 1: Quan sát biểu dồ dưới đây và liệt kê các đô thị có số dân dưới 3 triệu người, từ 3 triệu người đến dưới 5 triệu người, từ 5 triệu người đến dưới 10 triệu người, từ 10 triệu người trở lên?

Trả lời:

- Đô thị dưới 3 triệu người: Min-xcơ, Ki-ép, Bu-ca-rét, Vác-xa-va, Na-pô-li, Li-ông, Muy-ních, Bec-lin, Hăm-buốc, Va-len-xi-a, Lix-bon, Poóc-tô, Năng-tơ, Bớc-ming-ham, Ô-xlô, Xtốc-khôm

- Đô thị 3 triệu đến dưới 5 triệu người: A-ten, Rô-ma, Mi-lan,

- Đô thị 5 triệu đến dưới 10 triệu người: Xanh Pê-téc-bua, Bác-xê-lô-na, Ma-đrít, Luân Đôn.

- Đô thị 10 triệu người trở lên: Mát-xcơ-va, Pa-ri.

 

Câu 2: Quan sát bản đồ dưới đây và liệt kê một số quốc gia có tỉ lệ dân thành thị từ 80% trở lên?

Trả lời:

Các quốc gia có tỉ lệ dân thành thị

- Từ 90% trở lên: Ai – xơ – len, Bỉ, Hà Lan.

- Từ 80% đến dưới 90%: Na – uy, Thụy Điển, Phần Lan, Anh, Đan Mạch, Pháp, Tây Ban Nha.

 

Câu 3: Quan sát bản đồ dưới đây và liệt kê một số quốc gia có tỉ lệ dân thành thị dưới 80%?

Trả lời:

Các quốc gia có tỉ lệ dân thành thị

- Từ 70% đến dưới 80%: Liên Bang Nga, Bê-la-rút, Hung-ga-ri, Bun-ga-ri, Hy Lạp, I-ta-li-a, Thụy Sĩ, Đức.

- Dưới 70%: U-crai-na, Ba Lan, Ru-ma-ni, Bồ Đào Nha, Ai-len.

 

Câu 4: Cơ cấu dân số già có ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển kinh tế - xã hội ở châu Âu?

Trả lời:

Ảnh hưởng của cơ cấu dân số già đến sự phát triển kinh tế – xã hội ở châu Âu:

- Già hoá dân số dẫn đến sự mất cân đối trong cơ cấu dân số và đương nhiên tỷ lệ người già trong dân số sẽ tăng lên đáng kể. Cùng với thời gian, lực lượng lao động chủ chốt trong xã hội sẽ giảm, còn con số người về hưu cứ ngày một tăng.

- Với thực trạng này, có thể đoán trước những bi kịch không chỉ về mặt xã hội, mà cả của nền kinh tế nói chung nữa. Vì tuổi trẻ, hay thế hệ trẻ chính là yếu tố huyết mạch cho nền kinh tế của mỗi quốc gia, là nguồn nhân lực thiết yếu mang tính sống còn.

 

4. Vận dụng cao (4 câu)

Câu 1: dSôn giáo, ngôn ngữ và văn hóa của châu Âu rất đa dạng?

Trả lời:

Châu Âu đa dạng về ngôn ngữ, tôn giáo và văn hoá thể hiện ở các điểm sau: Có các tôn giáo chính: Thiên Chúa, Tin Lành và Chính Thống. Một bộ phận dân số theo đạo Hồi. Có nhiều dân tộc sống đan xen vào nhau, có ngôn ngữ riêng và nền văn hoá

riêng. Các dân tộc này tồn tại bên nhau và giữ nét đặc thù văn hoá của mình đồng thời vẫn tiếp thu văn hoá của các dân tộc khác trong cùng quốc gia. Có ba nhóm ngôn ngữ chính: Latinh, Giec-man và Xla-vơ, nhưng lại chia ra rất nhiều nhóm ngôn ngữ nhỏ, chưa kể đến các nhóm ngôn ngữ địa phương.

 

Câu 2: Châu Âu có mức độ đô thị hóa cao. Giải thích tại sao?

Trả lời:

Có tỉ lệ dân thành thị cao, chiếm khoảng 75% dân số và hơn 50 thành phố

trên 1 triệu dân. Ở những vùng công nghiệp lâu đời, các thành phố phát triển và nối liền với nhau tạo thành dải đô thị xuyên biên giới như dải đô thị kéo dài từ

Li-vơ-pun (Anh) đến Côn (Đức).

Việc phát triển sản xuất công nghiệp ở vùng nông thôn cùng với việc mờ rộng ngoại ô của các đô thị đã thúc đẩy nhanh quá trình đô thị hóa nông thôn. Điều kiện sống của người dân nông thôn ngày càng gần với điều kiện sống của người dân thành thị.

 

Câu 3: Phân tích biểu hiện về sự đa dạng của tôn giáo, ngôn ngữ và văn hóa của châu Âu?

Trả lời:

Dân cư châu Âu chủ yếu thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it, gồm ba nhóm ngôn ngữ chính: nhóm Giecman, nhóm Latinh, nhóm Xlavơ.

Do tính chất đa dân tộc nên phần lớn các quốc gia ở châu Âu đều đa dạng về ngôn ngữ và văn hóa.

Phần lớn dân châu Âu theo Cơ Đốc giáo, gồm đạo Thiên Chúa, đạo Tin Lành và đạo Chính Thống. Ngoài ra, còn có một số vùng theo đạo Hồi.

 

Câu 4: Phân tích những ảnh hưởng của cơ cấu dân số già tới sự phát triển kinh tế - xã hội ở châu Âu?

Trả lời:

Ảnh hưởng của cơ cấu dân số già đến sự phát triển kinh tế – xã hội ở châu Âu:

- Già hoá dân số dẫn đến sự mất cân đối trong cơ cấu dân số và đương nhiên tỷ lệ người già trong dân số sẽ tăng lên đáng kể. Cùng với thời gian, lực lượng lao động chủ chốt trong xã hội sẽ giảm, còn con số người về hưu cứ ngày một tăng.

- Với thực trạng này, có thể đoán trước những bi kịch không chỉ về mặt xã hội, mà cả của nền kinh tế nói chung nữa. Vì tuổi trẻ, hay thế hệ trẻ chính là yếu tố huyết mạch cho nền kinh tế của mỗi quốc gia, là nguồn nhân lực thiết yếu mang tính sống còn.

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận địa lí 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay