Câu hỏi tự luận địa lí 7 cánh diều Bài 14: Đặc điểm tự nhiên Bắc Mỹ

Bộ câu hỏi tự luận địa lí 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 14. Đặc điểm tự nhiên Bắc Mỹ. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học địa lí 7 cánh diều.

BÀI 14: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN BẮC MỸ

(17 câu)

1. Nhận biết (6 câu)

Câu 1: Nêu các khu vực địa hình ở Bắc Mỹ?

Trả lời:

Địa hình của Bắc Mỹ được chia thành ba khu vực: hệ thống Coóc-đi-e ở phía tây, miền đồng bằng trung tâm, miền núi già và sơn nguyên ở phía đông.

 

Câu 2: Trình bày sự phân hóa khí hậu của Bắc Mỹ?

Trả lời:

Khí hậu của Bắc Mỹ phân hoá đa dạng. Theo chiều bắc - nam, Bắc Mỹ có ba đới khí hậu là cực và cận cực; ôn đới, cận nhiệt đới. Theo chiều đông – tây, đới khí hậu ôn đới và cận nhiệt đới lại có các kiểu khí hậu khác nhau.

 

Câu 3: Trình bày đặc điểm của sông, hồ ở Bắc Mỹ?

Trả lời:

Bắc Mỹ có mạng lưới sông khá dày và phân bố tương đối đồng đều. Phần lớn các sông đổ ra Đại Tây Dương. Đa số các sông có nguồn cung cấp nước hỗn hợp, vừa do mưa vừa do tuyết tan. Tuy nhiên, nguồn cung cấp do mưa vẫn chiếm ưu thế. Mi-xi-xi-pi - Mít-xu-rí là hệ thống sông lớn nhất Bắc Mỹ, bắt nguồn từ hệ thống Coóc-đi-e và đổ ra vịnh Mê-hi-cô.

Bắc Mỹ là khu vực có nhiều hồ nhất thế giới. Đa số hồ phân bố ở nửa phía bắc của miền đồng bằng trung tâm. Hồ Lớn (hay Ngũ Hồ) là hệ thống hỗ lớn nhất ở Bắc Mỹ.

Câu 4: Trình bày sự phân bố đới lạnh ở Bắc Mỹ?

Trả lời:

Đới lạnh bao gồm phần lớn các đảo và quần đảo phía bắc, rìa bắc bán đảo A-lát-ca và Ca-na-đa.

 

Câu 5: Trình bày sự phân bố đới ôn hòa ở Bắc Mỹ?

Trả lời:

Đới ôn hoà bao gồm phần lớn miền núi phía tây, miền đồng bằng trung tâm, miền núi già và sơn nguyên phía đông.

 

Câu 6: Trình bày sự phân bố đới nóng ở Bắc Mỹ?

Trả lời:

Đới nóng bao gồm phía nam bán đảo Phlo-ri-đa và rìa tây nam Hoa Kỳ.

2. Thông hiểu (4 câu)

Câu 1: Trình bày đặc điểm của đới lạnh ở Bắc Mỹ?

Trả lời:

Đới lạnh ở Bắc Mỹ có khí hậu khắc nghiệt nên thực vật nghèo nàn, chủ yếu có rêu và địa y. Động vật có các loài chịu được lạnh như: gấu bắc cực, bò tuyết, tuần lộc, một số loài chim,...

 

Câu 2: Trình bày đặc điểm của đới ôn hòa ở Bắc Mỹ?

Trả lời:

Đới ôn hòa ở Bắc Mỹ có khí hậu ôn hoà với các mùa rõ rệt nên thiên nhiên khá đa dạng. Thực vật có rừng lá kim, rừng lá rộng, rừng hỗn hợp và thảo nguyên. Động vật phong phú, bao gồm: thú ăn cỏ, thú ăn thịt, thú gặm nhấm, bò sát và các loài chim. Cao nguyên Cô-lô-ra-đô và Bồn Địa Lớn có khí hậu hoang mạc và bán hoang mạc nên thực, động vật nghèo nàn. Ngoài một số loài cây bụi và cỏ thưa, thực vật phổ biến nhất là xương rồng và dương xỉ thân gỗ (joshua tree). Động vật có thằn lằn, rắn, nhện, chuột,...

 

Câu 3: Trình bày đặc điểm của đới nóng ở Bắc Mỹ?

Trả lời:

Ở đới nóng Bắc Mỹ, thực vật có rừng cận nhiệt ẩm, rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt địa trung hải. Động vật rất phong phú và đa dạng như: linh miêu, sư tử, chó sói, hươu, gấu, thỏ, sóc, báo, chuột,...

 

Câu 4: Phân biệt các khu vực địa hình của Bắc Mỹ?

Trả lời:

- Hệ thống Coóc-đi-e bao gồm nhiều dãy núi chạy song song, xen giữa là các cao nguyên và bồn địa. Các dãy núi có địa hình cao và hiểm trở. Khu vực này giàu tài nguyên khoáng sản như: dầu mỏ và khí đốt, vàng, bạc, chỉ, kẽm, than.....

- Miền đồng bằng trung tâm tựa như một lòng máng với diện tích rộng lớn. Khu vực này có địa hình cao ở phía tây bắc và thấp dần về phía nam và đông nam. Trong miền đồng bằng trung tâm có nhiều hồ lớn và sông dài. Miền này có tài nguyên khoáng sản giàu có và phong phú, bao gồm: sắt, ni-ken, chỉ, kẽm, đồng, u-ra-ni-um, than, dầu mỏ và khí đốt.

- Miền núi già và sơn nguyên phía đông bao gồm dãy núi A-pa-lát và sơn nguyên La-bra-đô. A-pa-lát là dãy núi già chạy theo hướng đông bắc – tây nam, địa hình tương đối thấp. Miền này có tài nguyên khoáng sản nổi bật là than.

 

3. Vận dụng (4 câu)

Câu 1: Quan sát bản đồ dưới đây và kể tên các con sông và các hồ lớn ở Bắc Mỹ?

Trả lời:

- Các sông lớn ở Bắc Mỹ gồm: hệ thống sông Mít-xu-ri - Mi-xi-xi-pi, sông Mác-ken-di, sông Cô-lô-ra-đô.

- Các hồ lớn như: hệ thống Ngũ Hồ, hồ Uy-ni-pếc, hồ Gấu Lớn, hồ Nô Lệ Lớn,...

Câu 2: Quan sát bản đồ dưới đây và liệt kê các kiểu khí hậu, các đới khí hậu ở Bắc Mỹ?

Trả lời:

Các đới khí hậu và các kiểu khí hậu ở Bắc Mĩ:

  • Đới khí hậu cực và cận cực
  • Đới khí hậu ôn đới
  • Kiểu khí hậu ôn đới lục địa
  • Kiểu khí hậu ôn đới hải dương
  • Kiểu khi hậu hoang mạc và bán hoang mạc
  • Đới khí hậu cận nhiệt đới
  • Kiểu khí hậu cận nhiệt hải dương
  • Kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải
  • Kiểu khí hậu núi cao

Câu 3: Chứng minh rằng khí hậu của Bắc Mĩ có sự phân hóa theo chiều bắc – nam và theo chiều tây – đông?

Trả lời:

Những biểu hiện chứng tỏ khí hậu của Bắc Mĩ có sự phân hóa theo chiều bắc – nam và theo chiều đông – tây:

- Từ bắc xuống nam: có các vành đai khí hậu hàn đới, ôn đới và nhiệt đới.

- Trong mỗi khí hậu, từ tây sang đông có sự phân hóa thành các kiểu khí hậu khác nhau: kiểu khí hậu núi cao và kiểu khí hậu hoang mạc.

Câu 4: Trình bày và giải thích sự phân hóa khí hậu ở Bắc Mỹ?

Trả lời:

- Khí hậu Bắc Mĩ phân hoá theo chiều bắc – nam và theo chiều tây – đông.

- Bắc Mĩ nằm trên các vành đai khí hậu hàn đới, ôn đới và nhiệt đới do lãnh thổ trải dài từ vòng cực Bắc đến vĩ tuyến 15ºB.

- Trong mỗi đới khí hậu ở Bắc Mĩ, theo chiều tây – đông lại có sự phân hoá thành các kiểu khí hậu khác nhau do vị trí ở gần hay xa đại dương, ngoài ra còn do ảnh hưởng của các dãy núi chạy theo hướng kinh tuyến, đặc biệt là sự phân hoá khí hậu giữa phần phía tây và phần phía đông kinh tuyến 100T của Hoa Kì.

- Các dãy núi thuộc hệ thống Cooc-đi-e kéo dài theo hướng bắc - nam ngăn cản sự di chuyển của các khối khí từ Thái Bình Dương vào. Vì vậy, các cao nguyên, bồn địa và sườn đông Cooc-đi-e mưa rất ít.

4. Vận dụng cao (3 câu)

Câu 1: Khí hậu của Bắc Mỹ lại có sự phân hóa theo chiều bắc – nam và theo chiều đông – tây. Giải thích tại sao?

Trả lời:

Theo chiều từ bắc xuống nam, Bắc Mĩ có ba vành đai khí hậu: hàn đới, ôn đới, nhiệt đới (quy luật địa đới).

Tuy nhiên, khi đi từ bắc xuống nam, mỗi đới khí hậu lại có sự phân hoá theo chiều từ tây sang đông với các kiểu khí hậu: bờ tây lục địa, lục địa và bờ đông lục địa tuỳ theo vị trí gần hay xa đại dương (quy luật phi địa đới – chủ yếu là quy luật địa ô và quy luật đai cao).

 

Câu 2: Tại sao các cao nguyên, bồn địa và sườn đông Cooc – đi – e mưa rất ít?

Trả lời:

Do các dãy núi thuộc hệ thống Cooc-đi-e kéo dài theo hướng bắc ngăn cản sự di chuyển của các khối khí từ Thái Bình Dương vào nên các cao nguyên, bồn địa và sườn đông Cooc-đi-e mưa rất ít.

 

Câu 3: Miền đồng bằng ở giữa của Bắc Mĩ không khí lạnh ở phía bắc và không khí nóng ở phía nam dễ dàng xâm nhập sâu vào nội địa. Giải thích tại sao?

Trả lời:

Miển đồng bằng ở giữa của Bắc Mĩ không khí lạnh ở phía bắc và không khí nóng ở phía nam dễ dàng xâm nhập sâu vào nội địa do có địa hình lòng máng.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận địa lí 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay