Câu hỏi tự luận kinh tế pháp luật 10 cánh diều Bài 1: Các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội
Bộ câu hỏi tự luận kinh tế pháp luật 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 1: Các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học kinh tế pháp luật 10 cánh diều.
Xem: => Giáo án giáo dục kinh tế và pháp luật 10 cánh diều (bản word)
BÀI 1: CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
(13 câu)
1. Nhận biết (6 câu)
Câu 1: Nền kinh tế của một quốc gia là gì?
Trả lời:
Nền kinh tế của một quốc gia là một chỉnh thể thống nhất, bao gồm toàn bộ các hoạt động kinh tế cơ bản như sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng
Câu 2: Hoạt động kinh tế của con người bao gồm những hoạt động nào?
Trả lời:
Hoạt động kinh tế của con người bao gồm hoạt động sản xuất, hoạt động phân phối, trao đổi, hoạt động tiêu dùng. Các hoạt động này có vai trò khác nhau đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi người và xã hội.
Câu 3: Hoạt động sản xuất là gì?
Trả lời:
Hoạt động sản xuất là hoạt động tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần, đáp ứng các nhu cầu của con người.
Câu 4: Phân phối là gì?
Trả lời:
Phân phối là hoạt động phân chia các yếu tố sản xuất như lao động, tiền vốn, tư liệu sản xuất cho các ngành, các đơn vị sản xuất khác nhau (phân phối cho sản xuất) và phân chia sản phẩm cho các cá nhân tiêu dùng theo tỉ lệ đóng góp của họ cho xã hội (phân phối cho tiêu dùng).
Câu 5: Trao đổi là gì?
Trả lời:
Trao đổi là hoạt động đưa sản phẩm sau khi sản xuất đến với người tiêu dùng.
Câu 6: Tiêu dùng là gì?
Trả lời:
Tiêu dùng là hoạt động sử dụng các sản phẩm được sản xuất ra để thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của con người.
2. Thông hiểu (2 câu)
Câu 1: Hoạt động sản xuất có vai trò như thế nào?
Trả lời:
Sản xuất là một hoạt động kinh tế cơ bản, quyết định sự tồn tại phát triển của con người và xã hội. Sự phát triển của hoạt động sản xuất là cơ sở thúc đẩy việc mở rộng các hoạt động khác của con người, làm phong phú đời sống vật chất và tinh thần của xã hội. Với vai trò quan trọng như vậy, mỗi người cần tích cực, chủ động tham gia vào hoạt động sản xuất phù hợp với điều kiện và lứa tuổi của mình.
Câu 2: Hoạt động trao đổi có vai trò như thế nào?
Trả lời:
Hoạt động trao đổi có vai trò kết nối sản xuất với tiêu dùng, giúp người sản xuất bản được sản phẩm của mình, đồng thời giúp người tiêu dùng mua được sản phẩm phù hợp với nhu cầu của bản thân. Khi tham gia vào hoạt động trao đổi, mỗi người cần thực hiện mua và bản phù hợp với nhu cầu và điều kiện của mình, phù hợp với quy định của pháp luật.
3. Vận dụng (2 câu)
Câu 1: Hoạt động động tiêu dùng có ý nghĩa như thế nào?
Trả lời:
Ý nghĩa của hoạt động tiêu dùng:
- Thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của mọi người trong ngày tết.
- Thúc đẩy hoạt động mua bán ngày cuối năm trở nên sôi nổi và nhộn nhịp hơn.
Câu 2: Đối với sản xuất, hoạt động tiêu dùng có vai trò như thế nào?
Trả lời:
Vai trò của hoạt động tiêu dùng đối với sản xuất:
- Thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của con người.
- Là động lực thúc đẩy sản xuất ngày càng phát triển, tạo ra nhiều sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
4. Vận dụng cao (3 câu)
Câu 1: Kể tên các hoạt động tiêu dùng trong cuộc sống mà em biết?
Trả lời:
Các hoạt động tiêu dùng trong cuộc sống mà em biết:
- Tiêu dùng quần áo mới
- Tiêu dùng thực phẩm cho sinh hoạt ăn uống hằng ngày
- Tiêu dùng vật dụng gia đình
- Tiêu dùng đồ dùng học tập
Câu 2: Trong đại dịch COVID-19, hoạt động kinh tế đã có những thay đổi như thế nào?
Trả lời:
Cuối năm 2019, dịch bệnh COVID – 19 bùng phát đã tác động nặng nề tới nền kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam. Các biện pháp giãn cách, phong toả mà chính quyền đã áp dụng làm hạn chế và thay đổi nhu cầu, thói quen tiêu dùng của người dân.
Nhu cầu về các mặt hàng thiết yếu để chăm sóc sức khoẻ, chăm sóc cá nhân, ăn uống, vui chơi tại nhà,... tăng cao, tạo cơ hội phát triển cho một số ngành sản xuất như: sản xuất khẩu trang, dung dịch sát khuẩn, máy trợ thở, vắc xin phòng dịch, mì ăn liền, thực phẩm đông lạnh, vận chuyển giao nhận hàng hoá tại nhà,... nhưng cũng làm cho một số doanh nghiệp không bán được hàng, nhiều cửa hàng dịch vụ ăn uống phải đóng cửa, các công ty du lịch phải tạm dừng hoạt động vì không có khách,...
Câu 3: Bán hàng trực tuyến là gì? Bán hàng trực tuyến có những tích cực và tiêu cực gì với xã hội?
Trả lời:
- Bán hàng trực tuyến là một hình thức kinh doanh được nhiều bạn trẻ thử sức vì không tốn chi phi thuê mặt bằng, nguồn nhân lực, có thể cạnh tranh với các cửa hàng khác, mang lại nguồn thu nhập hằng tháng thông qua sử dụng các công cụ truyền thống để quảng cáo các sản phẩm của mình.
- Tích cực: Người tiêu dùng ngày càng thích sử dụng hình thức mua sắm trực tuyến này vì có nhiều tiện lợi.
- Tiêu cực: Mất thời gian chờ đợi hàng hoá đến tay, sản phẩm nhận được nhiều khi không đúng với quảng cáo,...
=> Giáo án kinh tế và pháp luật 10 cánh diều bài 1: Các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội