Câu hỏi tự luận kinh tế pháp luật 10 cánh diều Bài 12: Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bộ câu hỏi tự luận kinh tế pháp luật 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 12: Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học kinh tế pháp luật 10 cánh diều.

Xem: => Giáo án giáo dục kinh tế và pháp luật 10 cánh diều (bản word)

BÀI 12: BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

(17 câu)

1. Nhận biết (6 câu)

Câu 1: Liệt kê những cơ quan trong bộ máy nhà nước?

Trả lời:

Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm các cơ quan: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân, Chính quyền địa phương, Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán nhà nước.

 

Câu 2: Nêu đặc điểm của bộ máy nhà nước?

Trả lời:

Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có đặc điểm là: quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân và mang tính thống nhất.

 

Câu 3: Quốc hội là gì?

Trả lời:

Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

 

Câu 4: Ai là người đứng đầu Nhà nước?

Trả lời:

Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại, thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân.

 

Câu 5: Tòa án nhân dân là gì? Tòa án nhân dân gồm những cơ quan nào?

Trả lời:

Toà án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.

Toà án nhân dân gồm Toà án nhân dân tối cao và các Toà án khác do luật định.

 

Câu 6: Viện kiểm sát nhân dân là gì? Viện kiểm sát nhân dân gồm những cơ quan nào?

Trả lời:

Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.

Viện kiểm sát nhân dân gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện Kiểm sát khác do luật định.

 

2. Thông hiểu (7 câu)

Câu 1: Trình bày nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước?

Trả lời:

Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nguyên tắc tập trung dân chủ và nguyên tắc Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước.

 

Câu 2: Trình bày cơ cấu tổ chức của Quốc hội?

Trả lời:

Cơ cấu tổ chức của Quốc hội bao gồm các đại biểu Quốc hội, đứng đầu là Chủ tịch Quốc hội. Để thực hiện các chức năng của mình, Quốc hội thành lập các cơ quan chuyên môn (1 Hội đồng và các Uỷ ban).

 

Câu 3: Nêu một số quyền hạn và nhiệm vụ của chủ tịch nước?

Trả lời:

Chủ tịch nước công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh; đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định tặng thưởng huân, huy chương và các giải thưởng nhà nước; quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân,...

 

Câu 4: Trình bày nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ?

Trả lời:

Chính phủ thống nhất quản lí kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước; bảo đảm hiệu lực của bộ máy nhà nước từ Trung ương đến cơ sở; bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và pháp luật; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất và văn hoá, tinh thần của nhân dân.

 

Câu 5: Trình bày cơ cấu tổ chức của Chính phủ?

Trả lời:

Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Hoạt động của Chính phủ thể hiện ở ba hình thức: thông qua phiên họp của Chính phủ, thông qua hoạt động của Thủ tướng Chính phủ và thông qua hoạt động của các thành viên Chính phủ.

 

Câu 6: Nêu nhiệm vụ của tòa án nhân dân?

Trả lời:

Toà án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lí, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

 

Câu 7: Nêu nhiệm vụ của viện kiểm sát nhân dân?

Trả lời:

Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

 

3. Vận dụng (2 câu)

Câu 1: Những người có hành vi chống phá nhà nước sẽ chịu hình phạt như thế nào?

Trả lời:

Bộ luật Hình sự năm 2015 (Sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Điều 117 (trích)

1. Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a) Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;

b) Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân.

 

Câu 2: Hình thức hoạt động của Chủ tịch nước là gì?

Trả lời:

Hình thức hoạt động của Chủ tịch nước là:

- Các hoạt động cá nhân: lắng nghe, tìm hiểu đời sống nhân dân, quan tâm đến tâm

tư, nguyện vọng của mọi người dân, thăm và tặng quà cho các cá nhân tiêu biểu,...

- Việc ban hành lệnh, quyết định.

- Việc ủy nhiệm cho Phó Chủ tích nước thực hiện một số nhiệm vụ thay thế mình.

 

4. Vận dụng cao (2 câu)

Câu 1: Trình bày hoạt động của Quốc hội?

Trả lời:

- Tổng số đại biểu Quốc hội không quá 500 người, bao gồm đại biểu hoạt động chuyên trách và đại biểu hoạt động không chuyên trách.

- Uỷ ban Thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội, gồm Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội do Chủ tịch Quốc hội làm Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Quốc hội làm Phó Chủ tịch.

- Quốc hội thành lập các cơ quan chuyên môn gồm: Hội đồng Dân tộc, Uỷ ban Pháp luật, Uỷ ban Tư pháp, Uỷ ban Kinh tế, Uỷ ban Tài chính — Ngân sách, Uỷ ban Quốc phòng và An ninh, Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Uý ban Xã hội, Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Uỷ ban Đối ngoại.

- Quốc hội họp công khai, mỗi năm có một số kì họp.

+      Kì họp là hình thức hoạt động chủ yếu vả quan trọng nhất của Quốc hội.

+      Tại kì họp, Quốc hội thực hiện đầy đủ các chức năng: làm Hiến pháp và sửa đối Hiến pháp, làm luật và sửa đổi luật; quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước; giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

 

Câu 2: Chức năng của Tòa án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân có điểm gì khác nhau?

Trả lời:

 Tòa án nhân dânViện Kiểm sát nhân dân
Vị tríLà cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư phápThực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp
Chức năngCó nhiệm vụ bảo vệ công lí, bảo vệ quyên con người, quyền công dân, bảo vệ chê độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhânCó nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất

 

=> Giáo án kinh tế và pháp luật 10 cánh diều bài 12: Bộ máy nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận kinh tế pháp luật 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay