Câu hỏi tự luận kinh tế pháp luật 10 cánh diều Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân

Bộ câu hỏi tự luận kinh tế pháp luật 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học kinh tế pháp luật 10 cánh diều.

Xem: => Giáo án giáo dục kinh tế và pháp luật 10 cánh diều (bản word)

BÀI 10: LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH CÁ NHÂN

(13 câu)

1. Nhận biết (4 câu)

Câu 1: Thế nào là tài chính cá nhân?

Trả lời:

Tài chính cá nhân là việc quản lí dòng tiền của mỗi người, bao gồm nhiều yếu tố liên quan như thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư và bảo vệ,...

 

Câu 2: Kế hoạch tài chính cá nhân là gì?

Trả lời:

Kế hoạch tài chính cá nhân là bản kế hoạch về thu chi tài chính cá nhân, tiết kiệm, bảo vệ, đầu tư và phát triển tài chính cá nhân.

 

Câu 3: Lập tài chính cá hoạch tài chính cá nhân có tầm quan trọng như thế nào?

Trả lời:

Lập kế hoạch tài chính cá nhân giúp mỗi người có thể cân đối các khoản chi cần thiết cho đời sống, học tập; hiểu rõ tình hình tài chính của bản thân để chủ động điều chỉnh cho phù hợp; đảm bảo chi tiêu đúng kế hoạch, không lãng phí, dự phòng cho các tình huống phát sinh và đạt được mục tiêu tài chính đã đặt ra.

 

Câu 4: Mục tiêu tài chính là gì?

Trả lời:

Mục tiêu tài chính là mục tiêu cần hướng tới khi lập kế hoạch tài chính cá nhân. Nó có thể liên quan đến những mong muốn cân đối chi tiêu, tiết kiệm, kiếm tiền tăng thu nhập,...

 

2. Thông hiểu (4 câu)

Câu 1: Tài chính cá nhân bao gồm các yếu tố cơ bản nào?

Trả lời:

Các yếu tố cơ bản của tài chính cá nhân gồm:

 - Thu nhập: từ lương, thưởng, các hoạt động kinh doanh,…

 - Tiêu dùng: chi phí sinh hoạt, chi phí học hành, chi phí mua sắm, giải trí,…

 - Tiết kiệm: làm sổ tiết kiệm, mua vàng tích trữ,…

 - Đầu tư: các hoạt động sản xuất kinh doanh, mua vàng, ngoại tệ, chứng khoán,…

 - Bảo vệ: tham gia bảo hiệm, chi phí dự phòng,…

 

Câu 2: Kế hoạch tài chính cá nhân bao gồm những loại nào?

Trả lời:

Các loại kế hoạch tài chính cá nhân bao gồm:

- Kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn (dưới 3 tháng).

- Kế hoạch tài chính cá nhân trung hạn (từ 3 – 6 tháng).

- Kế hoạch tài chính cá nhân dài hạn (từ 6 tháng trở lên).

 

Câu 3: Mỗi cá nhân có thể thực hiện bao nhiêu kế hoạch tài chính?

Trả lời:

Mỗi cá nhân có thể thực hiện đồng thời nhiều kế hoạch tài chính, trong đó kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn là cơ sở để thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân trung hạn và dài hạn.

 

Câu 4: Nêu các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân?

Trả lời:

Tuỳ vào từng loại kế hoạch tài chính cá nhân, một bản kế hoạch tài chính phù hợp sẽ có nhiều bước, nhưng về cơ bản bao gồm:

• Bước 1: Xác định mục tiêu và thời hạn của kế hoạch tài chính cá nhân. Mục tiêu của kế hoạch tài chính cá nhân đặt ra phải cụ thể, phù hợp với khả năng, có dự kiến thời gian để hoàn thành.

• Bước 2: Xác định tình hình tài chính hiện tại, thu và chi thường xuyên của cá nhân.

• Bước 3: Thiết lập quy tắc thu chi cá nhân cụ thể, tránh chi tiêu không kế hoạch, cân nhắc sự cần thiết của hàng hoá trước khi mua, lựa chọn tiêu dùng thông minh,...

• Bước 4: Tuân thủ kế hoạch tài chính cá nhân, quyết tâm thực hiện kế hoạch đã đề ra. Khi tình hình tài chính cá nhân thay đổi thì cần cập nhật thường xuyên, điều chỉnh để bản kế hoạch thực tế hơn.

 

3. Vận dụng (2 câu)

Câu 1: Việc theo dõi và kiểm soát thu chi có vai trò thế nào trong việc lập và thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân?

Trả lời:

Sau khi xác định mục tiêu tài chính thì việc theo dõi và kiểm soát thu chi là bước đi quan trọng để có căn cứ xác định các định mức cho các khoản chi khi phân bổ tài chính, đồng thời kiểm soát được việc thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân theo đúng mục tiêu đã đề ra.

Cần ghi chép đầy đủ các khoản thu chi, đặc biệt là các khoản chi, tách được những khoản chi thiết yếu (những thứ em cần) và những khoản không thiết yếu (những thứ em muốn) để theo dõi, kiểm soát mức chi với mức thu nhập cho phép. Nếu chỉ vượt quá mức, phải nhanh chóng có phương án điều chỉnh để cân đối.

Phải kiểm soát việc thực hiện mục tiêu: Không vì mục tiêu tiết kiệm cũng như mục tiêu cân đối thu chi mà cắt giảm những khoản chi tiêu thiết yếu ảnh hưởng đến sức khoẻ và điều kiện học tập. Không vì theo đuổi mục tiêu kiếm tiền tăng thu nhập mà quên mục tiêu quan trọng nhất là phải học tập tốt.

 

Câu 2: Phân biệt các loại tài chính cá nhân?

Trả lời:

 Kế hoạch cá nhân ngắn hạnKế hoạch cá nhân trung hạnKế hoạch cá nhân dài hạn
Khái niệmlà bản kế hoạch về thu chi ngân sách nhằm thực hiện một mục tiêu tài chính trong một thời gian ngắn (dưới 3 tháng).là bản kế hoạch về thu chi ngân sách nhằm thực hiện một mục tiêu tài chính trong một thời gian từ 3 đến 6 tháng.là bản kế hoạch về thu chi ngân sách nhằm thực hiện được những mục tiêu tài chính quan trọng trong thời gian từ 6 tháng trở lên.
Đặc điểmmục tiêu tài chính ngắn hạn thường là cân đối chỉ tiêu với mức thu nhập đang có hay tiết kiệm được một khoản tiền nhỏ,...., thời gian thực hiện ngắn.thực hiện mục đích cân đối thu chi trong tiêu dùng hay tiết kiệm được một khoản tiền nhỏ, thời gian thực hiện từ 3 đến 6 tháng.mục tiêu thường là có được những khoản tiền lớn để thực hiện được các dự định trong tương lai, thời gian thực hiện từ 6 tháng trở lên, bao gồm kế hoạch thực hiện các mục tiêu ngắn hạn, trung hạn để từng bước đạt được mục tiêu dài hạn.

 

4. Vận dụng cao (3 câu)

Câu 1: Làm thế nào để đạt được mục tiêu đã đặt ra trong kế hoạch tài chính cá nhân?

Trả lời:

Để đạt được những mục tiêu đã đặt ra trong kế hoạch tài chính cá nhân, cần thực hiện đúng các định mức chi tiêu đã đề ra trong kế hoạch. Nếu có những khoản chi đột xuất, cần nhanh chóng tìm cách điều chỉnh. Nếu nhu cầu thực tế hay thu nhập có thay đồi, cần cập nhật và điều chỉnh để bản kế hoạch phù hợp với thực tế.

 

Câu 2: Trong việc lập kế hoạch tài chính cá nhân, việc thiết lập quy tắc thu chi cá nhân có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

Việc thiết lập quy tắc thu chi cá nhân có ý nghĩa đảm bảo chi tiêu không vượt mức thu cho phép, phân bổ thu nhập cho các khoản chi và có tiết kiệm sao cho không ảnh hưởng đến các khoản chi thiết yếu, tăng thu nhập nhưng không được ảnh hưởng đến kết quả học tập.

 

Câu 3: Làm thế nào để xác định mục tiêu tài chính?

Trả lời:

Đề xác định mục tiêu tài chính, cần đánh giá năng lực tài chính của cá nhân, nhìn nhận những điều cần thiết nhất để đảm bảo cuộc sống, từ đó xác định mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn và cân nhắc xem mục tiêu đặt ra có ý nghĩa như thế nào để xem đó là động lực phải thực hiện bằng được.

+ Mục tiêu tài chính cá nhân ngắn hạn: được thực hiện trong thời gian ngắn nên vấn đề tài chính cần giải quyết thường là đảm bảo cân đối thu chi, không chi vượt mức số tiền đang có. Nếu có mục tiêu tiết kiệm trong thời gian ngắn thi thường là số tiền rất nhỏ.

+ Mục tiêu tài chính cá nhân trung hạn, dài hạn: được thực hiện trong thời gian dài hơn nên thường là mong muốn có những khoản tiền lớn hơn thông qua việc tiết kiệm và kiếm thêm.

 

=> Giáo án kinh tế và pháp luật 10 cánh diều bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận kinh tế pháp luật 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay