Phiếu trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 cánh diều Ôn tập cuối kì 2 (Đề 2)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án giáo dục kinh tế và pháp luật 10 cánh diều (bản word)
TRẮC NGHIỆM KINH TẾ PHÁP LUẬT 10 CÁNH DIỀU CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 02:
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Theo Hiến pháp năm 2013, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về kinh tế bao gồm nội dung nào sau đây?
A. Quyền biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân
B. Quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm
C. Quyền thành lập tổ chức chính trị độc lập
D. Quyền trực tiếp bầu Chủ tịch nước
Câu 2: Để thúc đẩy phát triển kinh tế, cần khuyến khích doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam. Điều này nhằm mục đích gì?
A. Thay thế hoàn toàn các doanh nghiệp trong nước
B. Tăng cường chuyển giao công nghệ và kiến thức quản lý hiện đại, đồng thời phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn
C. Tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài
D. Tạo điều kiện cho chính phủ kiểm soát tuyệt đối các nguồn vốn đầu tư
Câu 3: Nội dung nào sau đây là đúng khi nói về chức năng của Tòa án nhân dân?
A. Thực hiện kiểm toán việc quản lý tài chính của Nhà nước.
B. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm các chức danh quan trọng.
C. Bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
D. Tổ chức, bảo đảm việc thi hành Hiến pháp tại địa phương.
Câu 4: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo tính thống nhất bằng cách nào?
A. Văn bản của cơ quan cấp dưới phải phù hợp với văn bản của cơ quan cấp trên và không trái với Hiến pháp
B. Các cơ quan nhà nước ban hành văn bản theo ý chí riêng
C. Mỗi ngành luật có một hệ thống văn bản pháp luật riêng biệt
D. Hệ thống văn bản pháp luật không cần thống nhất vì mỗi địa phương có quy định riêng
Câu 5: Văn bản quy phạm pháp luật nào có thẩm quyền ban hành thấp nhất?
A. Nghị quyết của Quốc hội
B. Nghị định của Chính phủ
C. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã
D. Lệnh của Chủ tịch nước
Câu 6: Một người lái xe máy vượt đèn đỏ và bị cảnh sát giao thông xử phạt hành chính. Trong tình huống này, cơ quan công an đang thực hiện hình thức pháp luật nào?
A. Tuân thủ pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 7: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào vi phạm pháp luật?
Trường hợp 1. Tàng trữ và buôn bán ma túy.
Trường hợp 2. Người dân tham ra bầu cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.
Trường hợp 3. Trốn thuế.
A. Trường họp 1, 2.
B. Trường hợp 2, 3.
C. Trường hợp 1, 3.
D. Cả 3 trường hợp.
Câu 8: Nội dung nào sau đây là quy định của Hiến pháp về nền kinh tế của nước ta?
A. Nền kinh tế thị trường hướng tới thu hút đầu tư quốc tế.
B. Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, khép kín.
C. Nền kinh tế tự chủ, phát huy nội lực và hợp tác quốc tế.
D. Nền kinh tế độc lập, tự chủ, phát huy nội lực, hội nhập và hợp tác quốc tế.
Câu 9: Kiểm tra, đánh giá và xác nhận chất lượng hoạt động của một tổ chức chất lượng của các hồ sơ, các thông tin tài chính là nhiệm vụ của cơ quan nào trong bộ máy nhà nước?
A. Kiểm toán nhà nước.
B. Bầu cử quốc gia.
C. Quốc hội.
D. Ủy ban nhân dân.
Câu 10: Vì cho rằng giám đốc công ty quyết định kỉ luật mình là sai quy định của pháp luật, trên cơ sở Luật Khiếu nại, chị An đã làm đơn khiếu nại quyết định của giám đốc công ty. Việc làm này của chị An là thể hiện vai trò nào dưới đây của pháp luật?
A. Pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lí kinh tế, quản lí văn hoá, xã hội.
B. Pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
C. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện quyền của mình.
D. Pháp luật là phương tiện để công dân đấu tranh chống lại mọi hành vi vi phạm.
Câu 11: Em hãy cho biết những nhận định sau đây đúng khi nói về hệ thống pháp luật Việt Nam?
A. Chế định pháp luật là một hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội cùng loại, trong một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội.
B. Hệ thống pháp luật chính là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật.
C. Trong hệ thống pháp luật có sự thể hiện đầy đủ các ngành luật, các chế định luật, các quy phạm pháp luật là biểu hiện của tính phù hợp của hệ thống pháp luật.
D. Hương ước, tập quán địa phương là văn bản quy phạm pháp luật.
Câu 12: Trường hợp nào sau đây chưa thực hiện pháp luật?
A. Công ty M xây dựng hệ thống xử lý nước thải bảo đảm quy trình kỹ thuật môi trường theo đúng quy định của Luật Bảo vệ môi trường.
B. Chị Dung chấp hành luật giao thông, vừa an tòan cho bản thân, vừa an tòan cho mọi người đi đường.
C. Ông K xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của ông Q.
D. Tòa án ra quyết định phạt cải tạo không giam giữ đối với đối tượng trộm cắp tài sản.
Câu 13: N phát hiện hàng xóm của mình là ông F (quốc tịch Thuy Sĩ, đang sinh sống tại quận X, thành phố Y) có hành vi buôn bán hàng xách tay, nhập lậu không qua hải quan. N kể việc đó cho anh mình là H và có ý định báo công an về việc này. Tuy nhiên, anh H ngăn cản với lí do ông F là người nước ngoài và luật Việt Nam không được áp dụng với ông. Theo em, ý kiến của anh H có đúng không? Vì sao?
A. Ý kiến của anh H là hoàn toàn sai. Ông F là người nước ngoài nhưng sinh sống tại Việt Nam cho nên phải thực hiện tuân thủ pháp luật Việt Nam, phải làm tròn trách nhiệm của một người dân nước ngoài.
B. Ý kiến của anh H là hoàn toàn đúng. Ông F là người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam cho nên không phải thực hiện tuân thủ pháp luật Việt Nam, phải làm tròn trách nhiệm của một người dân nước ngoài.
C. Ý kiến của anh H là hoàn toàn sai. Ông F là người nước ngoài nhưng sinh sống tại Việt Nam cho nên bắt buộc phải thực hiện tuân thủ pháp luật Việt Nam, phải làm tròn trách nhiệm của một người dân nước ngoài.
D. Ý kiến của anh H là hoàn toàn sai. Ông F là người nước ngoài nhưng sinh sống tại Việt Nam cho nên phải thực hiện tuân thủ pháp luật Việt Nam.
Câu 14: Hành vi nào sau đây vi phạm quy định của Hiến pháp về kinh tế.
A. Công ty tư nhân của anh M luôn bình đẳng với các công ty khác trước pháp luật.
B. Doanh nghiệp tư nhân của ông T luôn cạnh tranh không lành mạnh về thương hiệu sữa với Công ty F.
C. Công ty cổ phần của ông K luôn hợp tác tốt với các đối tác.
D. Hợp tác xã X và Công ty V luôn hỗ trợ nhau trong kinh doanh.
Câu 15: Hành vi, biểu hiện nào dưới đây là không thực hiện pháp luật?
A. Không buôn bán hàng cấm.
B. Nộp thuế đúng thời hạn quy định.
C. Xả nước thải sản xuất chưa qua xử lí vào sông, hồ.
D. Kinh doanh đúng mặt hàng đăng kí.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1: Cho tình huống sau:
Bà Lan là một giáo viên tại một trường trung học cơ sở. Trong quá trình giảng dạy, bà đã tích cực sử dụng các phương pháp giảng dạy hiện đại và công nghệ mới để cải thiện chất lượng dạy và học. Bà cũng khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học và bảo vệ môi trường. Bà gửi đề xuất đến nhà trường và các cơ quan giáo dục về việc cần tăng cường đầu tư cho các thiết bị học tập và nghiên cứu khoa học.
a. Bà Lan đã thực hiện đúng các quy định của Hiến pháp về việc khuyến khích sử dụng công nghệ trong giáo dục và phát triển kỹ năng nghiên cứu cho học sinh.
b. Việc bà Lan gửi đề xuất để tăng cường đầu tư cho thiết bị học tập và nghiên cứu khoa học cho thấy bà đang tích cực tham gia vào việc cải thiện chất lượng giáo dục, phù hợp với chính sách ưu tiên phát triển giáo dục của Hiến pháp.
c. Đầu tư vào thiết bị học tập và nghiên cứu khoa học không cần thiết vì Hiến pháp không quy định về việc này.
d. Bà Lan không cần phải khuyến khích học sinh tham gia vào các hoạt động nghiên cứu khoa học vì điều này không thuộc trách nhiệm của giáo viên.
Câu 2: Cho thông tin sau:
“Theo thống kê của Phòng CSGT CATP Hà Nội, sau 24h kể từ khi CSGT toàn thành phố ra quân xử lý vi phạm theo Nghị định 168/CP, đã có 594 trường hợp vi phạm bị lập biên bản, phạt thành tiền hơn 1,671 tỷ đồng, tạm giữ 189 phương tiện, 385 bộ giấy tờ, tước 19 Giấy phép lái xe. Các lỗi vi phạm chủ yếu là: Vượt đèn đỏ là 62 trường hợp; đi vào đường cấm, đường ngược chiều là 20 trường hợp; vi phạm tốc độ là 18 trường hợp; dừng đỗ sai quy định là 72 trường hợp, vi phạm về nồng độ cồn là 138 trường hợp; không đội mũ bảo hiểm là 237 trường hợp…
Ngày 2-1-2025, toàn thành phố Hà Nội xử lý 997 trường hợp vi phạm giao thông đường bộ, 8 trường hợp vi phạm giao thông đường thủy, phạt tổng số tiền gần 2,3 tỷ đồng, tạm giữ 254 phương tiện, tước Giấy phép lái xe đối với 32 trường hợp, trừ điểm Giấy phép lái xe với 10 ô tô và 142 mô tô. Trong đó, vượt đèn đỏ là 51 trường hợp; đi vào đường cấm, đường ngược chiều là 45 trường hợp; chạy quá tốc độ là 59 trường hợp; không đội mũ bảo hiểm là 270 trường hợp…”
(Theo Chuyển biến ý thức tham gia giao thông ngay những ngày đầu năm mới 2025, An ninh Thủ Đô)
a. Pháp luật có tính quyền lực, do đó cơ quan Cảnh sát Giao thông có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ, bao gồm tạm giữ phương tiện, tước giấy phép lái xe và áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính.
b. Các biện pháp xử lý vi phạm giao thông như tước giấy phép lái xe hoặc phạt tiền chủ yếu dựa trên tính tự giác và không thể hiện tính quyền lực cưỡng chế của pháp luật.
c. Pháp luật chỉ điều chỉnh các mối quan hệ xã hội trong lĩnh vực kinh tế và chính trị, không áp dụng để xử lý các vi phạm trong lĩnh vực giao thông.
d. Việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế như xử phạt vi phạm giao thông, tạm giữ phương tiện là minh chứng cho vai trò của pháp luật trong việc quản lý xã hội, đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................