Câu hỏi tự luận kinh tế pháp luật 10 cánh diều Bài 5: ngân sách nhà nước
Bộ câu hỏi tự luận kinh tế pháp luật 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 5: ngân sách nhà nước. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học kinh tế pháp luật 10 cánh diều.
Xem: => Giáo án giáo dục kinh tế và pháp luật 10 cánh diều (bản word)
BÀI 5: NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
(11 câu)
1. Nhận biết (4 câu)
Câu 1: Ngân sách nhà nước là gì?
Trả lời:
Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chỉ của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
Câu 2: Ngân sách nhà nước bao gồm?
Trả lời:
Ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương
Câu 3: Nêu đặc điểm của nhân sách nhà nước?
Trả lời:
Ngân sách nhà nước có các đặc điểm chủ yếu:
- Bao gồm toàn bộ các khoản thu chỉ được dự toán và thực hiện trong một thời gian nhất định.
- Được quyết định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Hoạt động thu chi của ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp.
- Được xây dựng và thực hiện nhằm mục tiêu bảo đảm về mặt tài chính cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước vì lợi ích chung của quốc gia.
Câu 4: Công dân có quyền và nghĩa vụ gì trong việc thực hiện pháp luật ngân sách?
Trả lời:
- Công dân có nghĩa vụ nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản nộp khác vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật, chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và công khai ngân sách.
- Công dân có quyền được cung cấp thông tin, tham gia giảm sát cộng đồng về tài chính - ngân sách theo quy định của pháp luật
2. Thông hiểu (2 câu)
Câu 1: Trình bày hiểu biết của em về ngân sách trung ương và ngân sách địa phương?
Trả lời:
Ngân sách trung ương | Ngân sách địa phương |
Ngân sách trung ương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp trung ương hưởng và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp trung ương. | Ngân sách địa phương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp địa phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương. |
Câu 2: Hãy trình bày vai trò của ngân sách nhà nước?
Trả lời:
Ngân sách nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng đối với toàn bộ các hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối nội, đối ngoại của quốc gia.
Ngân sách nhà nước giữ vai trò là công cụ củng cố bộ máy quản lí của Nhà nước, tăng cường sức mạnh quốc phòng và giữ vững an ninh quốc gia; phân bổ các nguồn lực tài chính, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh, ổn định, bền vững; tăng cường tiềm lực tài chính quốc gia, góp phần ổn định tiền tệ, giá cả và kiềm chế lạm phát; điều tiết thu nhập của các chủ thể trong nền kinh tế, góp phần giải quyết các vấn đề về đời sống và xã hội; tạo lập quỹ dự trữ quốc gia để phòng chống thiên tai, dịch bệnh,...; mở rộng quan hệ đối ngoại, đẩy nhanh quá trình hợp tác và hội nhập quốc tế.
3. Vận dụng (2 câu)
Câu 1: Ngân sách nhà nước có đóng góp như thế nào cho sự phát triển của các tỉnh miền núi?
Trả lời:
Ngân sách nhà nước góp phần cho sự phát triển của các tỉnh miền núi : Các địa phương này đã sử dụng vào việc mở rộng, nâng cấp các tuyến đường giao thông; kéo điện lưới điện quốc gia về các bản vùng sâu; xây dựng, tu bổ, nâng cấp trường học, cơ sở y tế, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đầu tư chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi; phát triển mô hình rừng trang trại, vườn rừng… nhờ đó, các tỉnh miền núi từng bước khắc phục khó khăn , ổn định đời sống, phát triển kinh tế- xã hội, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
Câu 2: Tại sao khi đóng góp vào ngân sách nhà nước, người dân không được hoàn trả trực tiếp không?
Trả lời:
Người dân không được hoàn trả trực tiêp vì ngân sách Nhà nước chứa đựng các quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị nảy sinh trong quá trình Nhà nước dùng quyền lực tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quĩ tiền tệ tập trung của Nhà nước.
4. Vận dụng cao (3 câu)
Câu 1: Kể tên một số quỹ trong ngân sách nhà nước?
Trả lời:
Một số quỹ trong ngân sách nhà nước:
- Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo
- Quỹ giải quyết việc làm
- Quỹ hỗ trợ nông dân
- Quỹ hợp tác xã
- Quỹ bảo trì đường bộ
- Quỹ bảo vệ phát triển rừng
- Quỹ phát triển đất
- Quỹ phòng chống tội phạm
Câu 2: Quỹ dự trữ quốc gia trong ngân sách nhà nước đóng vai trò như thế nào trong phòng chống dịch COVID-19?
Trả lời:
Khi dịch COVID - 19 bùng phát, ở một số địa phương thực hiện giãn cách xã hội thời gian đầu đã xảy ra hiện tượng tăng giá một số mặt hàng, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Chinh phủ đã dùng quỹ dự trữ quốc gia của ngân sách nhà nước với các gói hỗ trợ hàng chục nghìn đồng, cung ứng kịp thời, đây đủ lương thực, thực phẩm thiết yếu, trợ cấp tiền cho nhân dân, đặc biệt đối với người nghẻo, người có hoản cảnh khó khăn, người mắt việc do dịch bệnh...
Câu 3: Liệt kê những khoản thu, chi từ ngân sách nhà nước mà em biết?
Trả lời:
- Ngân sách nhà nước gồm các khoản thu: Thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu, thu viện trợ, thu từ dầu thô và thu nội địa.
- Ngân sách nhà nước gồm các khoản chi: Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, dự phòng ngân sách nhà nước, chi cải cách tiền lương, tính giãn biên chế, Chi đầu tư phát triển, chi trả nợ lãi, chi viện trợ, chi thường xuyên.
=> Giáo án giáo dục kinh tế và pháp luật 10 cánh diều bài 5: Ngân sách nhà nước