Câu hỏi tự luận kinh tế pháp luật 10 cánh diều Bài 3: thị trường

Bộ câu hỏi tự luận kinh tế pháp luật 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 3: thị trường. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học kinh tế pháp luật 10 cánh diều.

Xem: => Giáo án giáo dục kinh tế và pháp luật 10 cánh diều (bản word)

BÀI 3: THỊ TRƯỜNG

(11 câu)

1. Nhận biết (4 câu)

Câu 1: Lịch sử của nền sản xuất xã hội cho thấy điều gì?

Trả lời:

Lịch sử của nền sản xuất xã hội cho thấy, thị trường ra đời, phát triển gắn liền với sự phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hoá. Thị trường là nhân tố gắn kết các chủ thể của nền kinh tế, kết nối các hoạt động kinh tế thành một thể thống nhất.

 

Câu 2: Nêu khái niệm thị trường?

Trả lời:

Thị trường là nơi các chủ thể kinh tế tương tác để xác định số lượng, giá cả hàng hoá, dịch vụ khi mua và bán, đáp ứng nhu cầu của mỗi bên.

 

Câu 3: Thị trường gồm các yếu tố cơ bản nào?

Trả lời:

Các yếu tố cơ bản của thị trường là hàng hoá, tiền tệ, giá cả, người mua, người bán.

 

Câu 4: Mối quan hệ cơ bản của thị trường là gì?

Trả lời:

Các quan hệ cơ bản của thị trường là quan hệ hàng hoá – tiền tệ, quan hệ mua – bán, quan hệ cung – cầu.

2. Thông hiểu (2 câu)

Câu 1: Trình bày các yếu tố để phân loại các loại thị trường?

Trả lời:

Thị trường được phân loại theo nhiều cách khác nhau..

Theo đối tượng hàng hóa và dịch vụ được mua và bánCó thị trường của từng loại sản phẩm như: thị trường gạo, thị trường cà phê, thị trường thép, thị trường nhà ở, thị trường dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, thị trường công nghệ,...
Theo vai trò của sản phẩm đem ra trao đổi đối với hoạt động sản xuất và tiêu dùngCó thể chia thành thị trường yếu tố sản xuất (nơi mua và bán các yếu tố phục vụ quá trình sản xuất như máy móc, nguyên vật liệu, sức lao động,...) và thị trường hàng tiêu dùng (nơi mua và bán các sản phẩm phục vụ trực tiếp nhu cầu sinh hoạt như thực phẩm, quần áo, đồ dùng,...).
Theo phạm vi không gian

Có thể chia thành thị trường trong nước, nơi các

hoạt động mua bán diễn ra trong phạm vi quốc gia và thị trường thế giới, nơi gắn kết các chủ thể kinh tế các quốc gia với nhau.

Theo cách thức gặp nhau của chủ thểCó thị trường truyền thống (giao dịch trực tiếp), thị trường trực tuyến (giao dịch qua nền tảng công nghệ số).
Theo tính chất và cơ chế vận hànhCó thị trường cạnh tranh hoàn hảo và thị trường cạnh tranh không hoàn hảo.

 

Câu 2: Hãy nêu hiểu biết của em về chức năng của thị trường?

Trả lời:

Với tư cách là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, thị trường là môi trường quan trọng thúc đẩy sản xuất và trao đổi hàng hoá. Thị trường có ba chức năng cơ bản sau đây:

Một là, thừa nhận sự phù hợp của hàng hoá với nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. Một hàng hoá bán được trên thị trường nghĩa là chủng loại, hình thức, chất lượng hàng hoá đó đáp ứng yêu cầu của xã hội. Trên cơ sở tác động qua lại lẫn nhau giữa người bán với người mua, giá cả hàng hoá được hình thành.

Hai là, cung cấp thông tin cho các chủ thể kinh tế. Thị trường cung cấp nhiều loại thông tin như giá cả, số lượng, chất lượng hàng hoá, cơ cấu sản phẩm, mẫu mã, điều kiện mua và bán,...

Ba là, kích thích và điều tiết hoạt động sản xuất và tiêu dùng. Trên cơ sở các thông tin của thị trường, người sản xuất điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để tăng thu lợi nhuận, người tiêu dùng điều chỉnh việc mua hàng hoá sao cho thu được nhiều lợi ích nhất.

3. Vận dụng (2 câu)

Câu 1: Những quan hệ nào được thiết lập trong quá trình mua bán?

Trả lời:

- Quan hệ hàng hóa – tiền tệ.

- Quan hệ mua – bán.

- Quan hệ cung – cầu.

Câu 2: Những yếu tố nào quyết định đến sự cạnh tranh trên thị trường?

Trả lời:

Các yếu tố quyết định đến sự cạnh tranh trên thị trường:

- Cấu trúc thị trường

- Sự khác biệt hóa sản phẩm

- Chi phí gia nhập thị trường

- Thông tin thị trường

- Chính sách của chính phủ

- Tình hình kinh tế - xã hội

- Công nghệ

 

4. Vận dụng cao (3 câu)

Câu 1: Thị trường có thể giải quyết tất cả các vấn đề kinh tế xã hội hay không?

Trả lời:

Thị trường không thể giải quyết tất cả các vấn đề kinh tế xã hội. Các vấn đề kinh tế xã hội mà thị trường không thể giải quyết

-       Thị trường có thể giải quyết một số vấn đề kinh tế xã hội, chẳng hạn như sản xuất và phân phối hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên, thị trường không thể giải quyết được tất cả các vấn đề kinh tế xã hội. Một số vấn đề kinh tế xã hội mà thị trường không thể giải quyết bao gồm

-       Các vấn đề công cộng: Các vấn đề công cộng là những vấn đề mà thị trường không thể giải quyết hiệu quả, chẳng hạn như bảo vệ môi trường, an ninh, quốc phòng,...

-       Các vấn đề phúc lợi xã hội: Thị trường không thể đảm bảo rằng tất cả mọi người đều có thể tiếp cận được các dịch vụ phúc lợi xã hội, chẳng hạn như giáo dục, y tế,...

-       Các vấn đề về phân phối thu nhập: Thị trường dựa trên cơ chế lợi nhuận tối đa, nên có thể dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo.

Câu 2: Thị trường có những ưu và nhược điểm gì?

Trả lời:

Ưu điểmNhược điểm

- Thúc đẩy hiệu quả kinh tế: Thị trường cạnh tranh khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất và cung cấp hàng hóa, dịch vụ với giá thấp nhất và chất lượng tốt nhất, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

- Tạo ra sự đổi mới: Thị trường cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải liên tục đổi mới sản phẩm, dịch vụ và công nghệ để cạnh tranh với các đối thủ khác.

- Tăng cường sự tự do cá nhân: Thị trường cho phép mọi người tự do lựa chọn sản phẩm, dịch vụ và nơi làm việc của mình.

- Gây ra thất bại thị trường: Thất bại thị trường xảy ra khi thị trường không thể phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả, dẫn đến các vấn đề như ô nhiễm môi trường, thiếu hụt hàng hóa, dịch vụ công cộng,...

- Gây ra bất bình đẳng xã hội: Thị trường dựa trên cơ chế lợi nhuận tối đa, nên có thể dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo.

- Gây ra những vấn đề khác: Thị trường cũng có thể gây ra các vấn đề khác như tham nhũng, bất ổn kinh tế,...

Câu 3: Trong thị trường, nhà nước có vai trò như thế nào?

Trả lời:

Vai trò của nhà nước trong thị trường

Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc khắc phục những khuyết tật của thị trường và giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội mà thị trường không thể giải quyết. Nhà nước có thể thực hiện vai trò của mình thông qua các công cụ như:

-       Chính sách thuế: Chính sách thuế có thể được sử dụng để điều chỉnh hành vi của các doanh nghiệp và người tiêu dùng, nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội của nhà nước.

-       Chính sách tiền tệ: Chính sách tiền tệ có thể được sử dụng để điều tiết nền kinh tế, nhằm duy trì ổn định kinh tế vĩ mô.

-       Chính sách đầu tư: Chính sách đầu tư có thể được sử dụng để thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo ra việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.

-       Chính sách xã hội: Chính sách xã hội có thể được sử dụng để giải quyết các vấn đề phúc lợi xã hội, nhằm đảm bảo an sinh xã hội cho người dân.

=> Giáo án kinh tế và pháp luật 10 cánh diều bài 3: Thị trường

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận kinh tế pháp luật 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay