Câu hỏi tự luận kinh tế pháp luật 10 kết nối Bài 13: Thực hiện pháp luật

Bộ câu hỏi tự luận  kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 13: Thực hiện pháp luật. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học  kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức.

BÀI 13: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT

(11 câu)

1. Nhận biết (5 câu)

Câu 1: Thực hiện pháp luật là gì?

Trả lời:

Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống và trở thành hành vi hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

 

Câu 2: Thế nào là tuân thủ pháp luật?

Trả lời:

Tuân thủ pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật (tổ chức, cá nhân) kiềm chế không thực hiện các hành vi pháp luật cấm.

 

Câu 3: Thế nào là thi hành pháp luật?

Trả lời:

Thi hành pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật (tổ chức, cá nhân) chủ động thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ mà pháp luật quy định phải làm (bắt buộc phải làm).

 

Câu 4: Thế nào là sử dụng pháp luật?

Trả lời:

Sử dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể (tổ chức, cá nhân) thực hiện các quyền và tự do pháp lí của mình theo quy định của pháp luật (làm những việc pháp luật cho phép làm).

 

Câu 5: Thế nào là áp dụng pháp luật?

Trả lời:

Áp dụng pháp luật là việc các cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước có thẩm quyền hoặc cá nhân, tổ chức được Nhà nước trao quyền, căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt việc thực hiện quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức.

 

2. Thông hiểu (2 câu)

Câu 1: Áp dụng pháp luật có đặc điểm nào?

Trả lời:

- Áp dụng pháp luật mang tính quyền lực nhà nước.

- Áp dụng pháp luật được tiến hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

- Áp dụng pháp luật theo nguyên tắc cá biệt hoá các quy phạm pháp luật đối với từng trường hợp cụ thể.

 

Câu 2: Liệt kê các hình thức thực hiện pháp luật?

Trả lời:

Các hình thức thực hiện pháp luật:

- Tuân thủ pháp luật

- Thi hành pháp luật

- Sử dụng pháp luật

- Áp dụng pháp luật

 

3. Vận dụng (2 câu)

Câu 1: Trong thực tiễn đời sống, thực hiện pháp luật có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định

của pháp luật đi vào cuộc sống và trở thành hành vi hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

 

Câu 2: Theo em để tuân thủ Luật giao thông đường bộ, những người tham gia giao thông đã làm gì?

Trả lời:

Khi tham gia giao thông đường bộ, mỗi người phải chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ. Việc các các nhân tự giác dừng lại đúng vạch , không vượt qua ngã ba, ngã tư khi có tín hiệu đèn đỏ , đi đúng làn đường.. là biểu hiện của việc thực hiện nghiêm pháp luật giao thông đường bộ.

 

4. Vận dụng cao (2 câu)

Câu 1: Theo điều a Khoản 1 Điều 5 Bộ luật Lao động năm 2019: Người lao động có các quyên: làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề nâng cao trình độ nghề nghiệp: không bị phân biệt đối xử....

Nội dung trên có phải quy định của pháp luật không?

Trả lời:

Nội dung trên là quy định của pháp luật. Vì điều khoản trên được quy định trong Bộ luật lao động do Nhà nước ban hành, điều chỉnh quan hệ lao động. Bất kì ai tham gia vào quan hệ lao động đều phải thực hiện. Nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật.

 

Câu 2: Cảnh sát giao thông xử phạt nhằm mục đích gì? Căn cứ vào đâu để học thực hiện nhiệm vụ?

Trả lời:

- Việc xử phạt của cảnh sát giao thông nhằm mục đích áp dụng thực hiện pháp luật quy định về luật giao thông xuống người tham gia giao thông.

- Căn cứ vào thông tư cuả Bộ Công an đã ban hành Thông tư số 65/2020/TT-BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/8/2020 và thay thế Thông tư số 01/2016/TT- BCA ngày 04/01/2016 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay