Câu hỏi tự luận kinh tế pháp luật 10 kết nối Bài 15: nội dung cơ bản của hiến pháp về chế độ chính trị

Bộ câu hỏi tự luận  kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 15: nội dung cơ bản của hiến pháp về chế độ chính trị. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học  kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức.

Xem: => Giáo án giáo dục kinh tế và pháp luật 10 kết nối tri thức (bản word)

BÀI 15: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HIẾN PHÁP VỀ CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ

(10 câu)

1. Nhận biết (5 câu)

Câu 1: Chế độ chính trị là gì?

Trả lời:

Chế độ chính trị là một lĩnh vực quan trọng, quyết định sự tồn vong, phát triển của một quốc gia. Do vậy, những nội dung về chế độ chính trị thường được quy định trong rất nhiều văn bản pháp luật của mỗi quốc gia, trong đó có Hiến pháp – luật cơ bản của Nhà nước.

 

Câu 2: Hình thức chính thể là gì?

Trả lời:

Hình thức chính thể là sự biểu hiện bề ngoài thành mô hình, hình dáng của Nhà nước thông qua cách thức thành lập, cơ cấu bên trong của việc tổ chức, vị trí, quyền hạn, trách nhiệm, mối quan hệ của các cơ quan nhà nước cấu tạo nên Nhà nước và bản chất, nguồn gốc của quyền lực nhà nước.

 

Câu 3: Hình thức chính thể của Nhà nước Việt Nam là gì?

Trả lời:

Chính thể Nhà nước Việt Nam là cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quyền lực nhà nước tối cao thuộc về Quốc hội. Nhân dân tham gia bầu cử để thành lập Quốc hội (trung ương) và Hội đồng nhân dân (địa phương).

 

Câu 4: Hiến pháp Việt Nam năm 2013 đã quy định chủ quyền và lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như thế nào?

Trả lời:

Hiến pháp năm 2013 khẳng định nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời. Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị (Điều 1, 11).

 

Câu 5: Hiến pháp Việt Nam năm 2013 đã quy định về Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca, Quốc Khánh và Thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như thế nào?

Trả lời:

- Quốc kì nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.

- Quốc huy nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, xung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng và dòng chữ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Quốc ca nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhạc và lời của bài Tiến quân ca.

- Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ngày Tuyên ngôn Độc lập 2 tháng 9 năm 1945. Thủ đô nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Hà Nội".

 

2. Thông hiểu (2 câu)

Câu 1: Hiến pháp Việt Nam năm 2013 đã quy định bản chất nhà nước và tổ chức quyền lực chính trị của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như thế nào?

Trả lời:

- Hiến pháp năm 2013 khẳng định bản chất của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

- Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Nhà nước Việt Nam là trụ cột của hệ thống chính trị, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, quản lí xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội là bộ phận của hệ thống chính trị, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp nhân dân, đồng thời góp phần tham gia quản lí nhà nước và xã hội (Điều 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10,...).

 

Câu 2: Hiến pháp Việt Nam năm 2013 đã chủ trương thực hiện đường lối đối ngoại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như thế nào?

Trả lời:

Đường lối đối ngoại của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định tại Điều 12 của Hiến pháp năm 2013. Theo đó, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi; tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần vào sự nghiệp hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.

 

3. Vận dụng (2 câu)

Câu 1: Đường lối đối ngoại cuả Việt Nam hiện nay có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của đời sống xã hội và sự phát triển của đất nước?

Trả lời:

Thông qua mở rộng và phát triển quan hệ với các đối tác, hoạt động đối ngoại cùng với quốc phỏng. an ninh góp phản bảo vệ độc lập, chủ quyên, thống nhất vả toản vẹn lãnh thổ quốc gia. giữ vững môi trường hoà bình, ổn định. Đồng thời, hoạt động đối ngoại cũng góp phần mở ra nhiều thị trưởng. thu hút được nhiều nguồn vốn, công nghệ, trí thức từ bên ngoại để phục vụ cho quá trinh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đến năm 2021, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 189/193 nước thuộc tất cả các châu lục và có quan hệ tốt đẹp với tắt cả nước lớn, các Uỷ viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Việt Nam có quan hệ đối tác chiến lược với 17 quốc gia (trong đó có 3 đối tác chiến lược toàn diện), 13 đối tác toàn diện.

 

Câu 2: Hiến pháp năm 2013 quy định chủ quyền lãnh thổ của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam như thế nào?

Trả lời:

Chủ quyền lãnh thổ của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được hiến pháp năm 2013 quy định: Chủ quyền và lãnh thổ Việt Nam (bao gồm đất liền, vùng trời, vùng biển và hải đảo) được hình thành và xác lập trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, là giá trị thiêng liêng, bất khả xâm phạm.

 

4. Vận dụng cao (1 câu)

Câu 1: Nêu các việc làm nhằm thực hiện tốt quy định của hiến pháp về chủ quyền, lãnh thổ.

Trả lời:

- Quốc gia ven biển có quyền thi hành sự kiểm soát cần thiết nhằm: ngăn ngừa việc vi phạm các luật và quy định về hải quan, thuế khóa, nhập cư hay ...

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về quốc phòng, an ninh; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh.

- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của các cấp, các ngành, của mỗi cán bộ, đảng viên và từng người dân đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

- Phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, lực lượng vũ trang làm nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

=> Giáo án điện tử kinh tế pháp luật 10 kết nối bài 15: Nội dung cơ bản của hiến pháp về chế độ chính trị

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay