Câu hỏi tự luận kinh tế pháp luật 10 kết nối Bài 14: Giới thiệu về hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bộ câu hỏi tự luận  kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 14: Giới thiệu về hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học  kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức.

BÀI 14: GIỚI THIỆU VỀ HIẾN PHÁP NƯỚC CÔNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

(8 câu)

1. Nhận biết (2 câu)

Câu 1: Hiến pháp là gì?

Trả lời:

Hiến pháp là hệ thống các quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lí cao nhất quy định những vấn đề cơ bản nhất về chủ quyền quốc gia, chế độ chính trị, chính sách kinh tế, văn hoá, xã hội, tổ chức quyền lực nhà nước, địa vị pháp lí của con người và công dân.

 

Câu 2: Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì?

Trả lời:

Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là luật cơ bản, có hiệu lực pháp lí cao nhất, do Quốc hội ban hành để quy định những vấn đề quan trọng của đất nước.

 

2. Thông hiểu (2 câu)

Câu 1: Hiến pháp Việt Nam có những đặc điểm nào?

Trả lời:

Các đặc điểm cơ bản của Hiến pháp Việt Nam:

[if !supportLists]-       [endif]Hiến pháp là đạo luật cơ bản, là cơ sở để xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

[if !supportLists]-       [endif]Hiến pháp có hiệu lực pháp lí lâu dài, tương đối ổn định.

[if !supportLists]-       [endif]Hiến pháp có quy trình làm, sửa đổi đặc biệt được quy định tại Hiến pháp.

 

Câu 2: Trình bày quy trình làm và sửa đổi hiến pháp?

Trả lời:

[if !supportLists]-       [endif]Bước 1: Yêu cầu làm, sửa đổi Hiến pháp

[if !supportLists]-       [endif]Bước 2: Quốc hội quyết định làm, sửa đổi Hiến pháp

[if !supportLists]-       [endif]Bước 3: Quốc hội thành lập Ban Dự thảo Hiến pháp

[if !supportLists]-       [endif]Bước 4: Soạn thảo Dự thảo Hiến pháp

[if !supportLists]-       [endif]Bước 5: Lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Hiến pháp

[if !supportLists]-       [endif]Bước 6: Trình Quốc hội thảo luận Dự thảo Hiến pháp

[if !supportLists]-       [endif]Bước 7: Quốc hội thông qua Hiến pháp

[if !supportLists]-       [endif]Bước 8: Chủ tịch nước công bố Hiến pháp

 

3. Vận dụng (2 câu)

Câu 1: Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, hiến pháp có vị trí như thế nào?

Trả lời:

Hiến pháp với vị trí là luật cơ bản của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện ở các khía cạnh sau:

- Thứ nhất, Hiến pháp là văn bản duy nhất quy định việc tổ chức quyền lực nhà nước, là hình thức pháp lý thể hiện một cách tập trung hệ tư tưởng của giai cấp lãnh đạo, ở từng giai đoạn phát triển. Hiến pháp còn là phương diện pháp lý thể hiện tư tưởng của Đảng Cộng sản dưới hình thức những quy phạm pháp lý.

- Thứ hai, xét về mặt nội dung, trong khi các đạo luật khác chỉ điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội, ví dụ như: Luật hôn nhân gia đình chỉ điều chỉnh các quan hệ hôn nhân, gia đình, Luật Đất đai chỉ điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực đất đai…thì Hiến pháp có đối tượng điều chỉnh rộng, bao quát toàn bộ các lĩnh vực của xã hội. Đối tượng điều chỉnh của Hiến pháp là những quan hệ xã hội chủ đạo nhất, chính yếu nhất, nền tảng nhất liên quan đến lợi ích cơ bản của mọi giai cấp, mọi tầng lớp trong xã hội, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, đường lối phát triển khoa học – kỹ thuât, văn hóa, giáo dục, đường lối quốc phòng toàn dân, bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước.

 

Câu 2: Hiến pháp được bổ sung, thay đổi khi nào?

Trả lời:

Hiến pháp được bổ sung, thay đổi vào năm 1946, hiến pháp năm 1959, hiến pháp năm 1980, hiến pháp năm 1992.

 

4. Vận dụng cao (2 câu)

Câu 1: Hiến pháp Việt Nam có hiệu lực pháp lí lâu dài và tương đối ổn định. Giải thích tại sao?

Trả lời:

- Nội dung của Hiến pháp quy định về những nội dung cơ bản, quan trọng của đất nước như hình thức chỉnh thể, chủ quyền, lãnh thổ, chế độ chính trị, quyền và nghĩa vụ của công dân…Vì vậy nội dung của Hiến pháp ít được sửa chữa và thay đổi.

 

Câu 2: Liệt kê những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong HIến pháp năm 2013 mà em biết?

Trả lời:

- Trung thành với Tổ quốc

- Bảo vệ Tổ quốc

- Thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân

- Tuân theo Hiến pháp và pháp luật

- Tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng

- Nộp thuế.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay