Câu hỏi tự luận kinh tế pháp luật 10 kết nối Bài 21: quốc hội, chủ tịch nước, chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam

Bộ câu hỏi tự luận  kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 21: quốc hội, chủ tịch nước, chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học  kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức.

BÀI 21: QUỐC HỘI, CHỦ TỊCH NƯỚC, CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

(14 câu)

1. Nhận biết (6 câu)

Câu 1: Kể tên các cơ quan, thiết chế đóng vai trò quan trọng trong bộ máy Nhà nước?

Trả lời:

- Quốc hội

- Chủ tịch nước

- Chính phủ

 

Câu 2: Nêu chức năng của Quốc hội?

Trả lời:

- Chức năng lập hiến, lập pháp

- Chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước

- Chức năng giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước

 

Câu 3: Nêu cơ cấu tổ chức của Quốc hội ?

Trả lời:

* Ủy ban thường vụ Quốc hội

- Chủ tịch Quốc hội

- Các Phó chủ tịch Quốc hội

- Các Ủy viên

* Hội đồng các dân tộc

- Chủ tịch

- Các Phó chủ tịch

- Các Ủy viên thường trực

- Các Ủy viên chuyên trách

- Các Ủy viên khác

* Các Ủy ban của Quốc hội

- Chủ nhiệm

- Các Phó Chủ nhiệm

- Các Ủy viên thường trực

- Các Ủy viên chuyên trách

- Các Ủy viên khác

* Các cơ quan giúp việc của Quốc hội

 

Câu 4: Hình thức hoạt động của Chủ tịch nước là gì?

Trả lời:

Chủ tịch nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình thông qua các hoạt động cá nhân trực tiếp hoặc thông qua việc ban hành lệnh, quyết định. Đồng thời Chủ tịch nước cũng có thể uỷ nhiệm cho Phó Chủ tịch nước thực hiện một số nhiệm vụ thay thế mình.

Câu 5: Nêu cơ cấu tổ chức của Chính phủ?

Trả lời:

Bao gồm:

- Thủ tướng Chính phủ

- Các Phó Thủ tướng Chính phủ

- Bộ và Cơ quan ngang Bộ

 

Câu 6: Chính phủ hoạt động theo mấy hình thức?

Trả lời:

Hoạt động theo 3 hình thức. Bao gồm:

- Thông qua các phiên họp của Chính phủ

- Thông qua hoạt động của Thủ tướng Chính phủ

- Thông qua hoạt động của bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ

 

2. Thông hiểu (3 câu)

Câu 1: Trình bày chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước?

Trả lời:

Để thực hiện vai trò là người đứng đầu Nhà nước, Chủ tịch nước có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 88 Hiến pháp năm 2013 như sau: công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh; đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ; quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, các giải thưởng nhà nước, danh hiệu vinh dự nhà nước; quyết định cho nhập quốc tịch, thôi quốc tịch, trở lại quốc tịch hoặc tước quốc tịch Việt Nam, thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh, quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân; tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài, căn cứ vào nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, quyết định cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phong hàm, cấp đại sứ; quyết định đàm phán, ki điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước....

 

Câu 2: Trình bày chức năng của Chính phủ?

Trả lời:

Chính phủ thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Chức năng hành pháp của Chính phủ được thể hiện ở các mặt sau: đề xuất, xây dựng chiến lược quy hoạch, kế hoạch, chính sách và các chương trình dự án trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội; trình dự án luật, dự án ngân sách nhà nước trước Quốc hội; trình dự án pháp lệnh trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội, ban hành chính sách, kế hoạch cụ thể theo thẩm quyền, ban hành các văn bản dưới luật đề tổ chức thực thì các chủ trương, chính sách, văn bản do Quốc hội ban hành; tổ chức thực hiện pháp luật; thống nhất quản lí về kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, truyền thông, đối ngoại, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; thống nhất quản lí nền hành chính quốc gia trên cơ sở quy định của pháp luật....

 

Câu 3: Trình bày cơ cấu tổ chức của Chính phủ?

Trả lời:

Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao. Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm bộ và cơ quan ngang bộ. Đây là những cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lí nhà nước về một số ngành, lĩnh vực và các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.

 

3. Vận dụng (3 câu)

Câu 1: Quốc hội đã quyết định những vấn đề quan trọng nào trong nhiệm kì khóa XIV?

Trả lời:

Trong nhiệm kì khóa XIV, Quốc hội đã quyết định những vấn đề là:

- Dự án đầu tư xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành

- Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc – Nam phía đông giaiđoạn 2017- 2020,

- Đề án tổng thể phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miềnnúi giai đoạn 2012-2030, ...

 

Câu 2: Chủ tịch nước có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn gì?

Trả lời:

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước là:

- Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh.

- Quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, các giải thưởng nhà nước,

danh hiệu vinh dự nhà nước;

- Quyết định cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hoà xã hội chủ

nghĩa Việt Nam;

 

Câu 3: Hình thức hoạt động của Chủ tịch nước là gì?

Trả lời:

Hình thức hoạt động của Chủ tịch nước là:

- Các hoạt động cá nhân: lắng nghe, tìm hiểu đời sống nhân dân, quan tâm đến tâm

tư, nguyện vọng của mọi người dân, thăm và tặng quà cho các cá nhân tiêu biểu,...

- Việc ban hành lệnh, quyết định.

- Việc ủy nhiệm cho Phó Chủ tích nước thực hiện một số nhiệm vụ thay thế mình.

 

4. Vận dụng cao (2 câu)

Câu 1: Kì họp của Quốc hội có phải hình thức hoạt động của Quốc hội không? Giải thích tại sao?

Trả lời:

Kì họp của Quốc hội là hình thức hoạt động của Quốc hội vì:

- Kì họp là nơi biểu hiện trực tiếp và tập trung nhất quyền lực nhà nước của Quốchội; đồng thời là nơi thể hiện trí tuệ tập thể của các đại biểu Quốc hội.

- Tại kì họp, Quốc hội thảo luận dân chủ và quyết định những vấn đề quan trọngnhất của đất nước và của nhân dân; thực hiện quyền giám sát tối cao đối với hoạtđộng của các cơ quan nhà nước.

 

Câu 2: Kể tên các bộ và cơ quan ngang bộ của nước ta hiện nay?

Trả lời:

Các bộ và cơ quan ngang bộ của nước ta hiện nay: Bộ Công an, Bộ Công thương,Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giao thông vận tải, Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ khoahọc và công nghệ, Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, Bộ Ngoại giao, Bộ Nộivụ, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Tàinguyên và môi trường, Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin và truyền thông, Bộ Văn hóa thểthao và du lịch, Bộ xây dựng, Bộ Y tế.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay