Câu hỏi tự luận Lịch sử 10 cánh diều Bài 10: Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á cổ trung đại
Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 10. Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á cổ trung đại. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 10 cánh diều.
Xem: => Giáo án lịch sử 10 cánh diều (bản word)
BÀI 10: CƠ SỞ HÌNH THÀNH VĂN MINH ĐÔNG NAM Á CỔ- TRUNG ĐẠI (17 CÂU)
1. NHẬN BIẾT ( 7 CÂU)
Câu 1/Bài 10 : Trình bày những nét chính về vị trí địa lí của Đông Nam Á
Trả lời:
- Vị trí địa lí:
+ Nằm ở phía đông nam của châu Á, gồm Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.
+ Là cầu nối giữa Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương, lục địa Á - Âu với châu Úc.
Câu 2/Bài 10 : Trình bày những nét chính về điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á
Trả lời:
- Điều kiện tự nhiên:
+ Địa hình đa dạng bao gồm núi, cao nguyên, thung lũng, đồng bằng, xen kẽ với đảo, quần đảo,... hầu hết các nước Đông Nam Á đều tiếp giáp biển.
+ Sông ngòi: có nhiều sông lớn như Mê Công, Sa-lu-en, I-ra-oa-đi, sông Hồng, Chao Phờ-ray-a, …
+ Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa điển hình (nóng ẩm, mưa nhiều).
+ Tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú.
Câu 3 /Bài 10: Nêu khái quát về cư dân, tộc người ở Đông Nam Á.
Trả lời:
Cư dân Đông Nam Á được cho là kết quả của sự pha trộn giữa hai chủng tộc: Môn-gô-lô-ít và Ốt-xtra-lô-ít, sinh ra tiểu chủng Môn-gô-lô-ít phương Nam.
- Từ tiểu chủng Môn-gô-lô-ít phương Nam này lại chia thành 2 nhánh (còn gọi là 2 loại hình nhân chủng), gồm: nhánh Nam Á và nhánh Anh-đô-nê-diêng
- Từ mỗi loại hình nhân chủng trên lại có sự cộng huyết, hòa huyết với nhau, hình thành nên nhiều tộc người khác nhau.
=> Do đó, thành phân dân cư và tộc người ở Đông Nam Á rất phong phú với hằng trăm nhóm dân cư.
Câu 4 /Bài 10: Xác định về vị trí địa lí khu vực Đông Nam Á.
Trả lời:
- Các nước Đông Nam Á lục địa, gồm: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma
- Các nước Đông Nam Á hải đảo: Malaixia, Philippin, Brunay, Đông Timo, Singapo, Inđônêxia.
- Vị trí của Đông Nam Á:
+ Ở phía Đông Nam Á của châu Á
+ Nằm trên con đường hàng hải nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, khu vực Đông Nam Á được xem như một “ngã tư đường”, cầu nối của những nền văn minh lớn trên thế giới.
Câu 5 /Bài 10: Nêu nhận xét của em về vị trí địa lí khu vực Đông Nam Á.
Trả lời:
Nhận xét: khu vực Đông Nam Á có vị trí chiến lược quan trọng, thuận lợi cho sự giao lưu kinh tế - văn hóa giữa các quốc gia và khu vực trên thế giới.
Câu 6 /Bài 10: Nêu nét chính về tổ chức xã hội ở Đông Nam Á
Trả lời:
- Tổ chức xã hội cơ bản của cư dân Đông Nam Á là làng (với tên gọi khác nhau ở mỗi vùng, miền).
- Làng có vai trò tạo dựng nên các cộng đồng cư dân có quan hệ gần gũi với nhau, cùng đoàn kết để chinh phục thiên nhiên và chống ngoại xâm.
=> Chính sự phát triển của các cộng đồng cư dân này đã chuẩn bị cho sự ra đời của văn minh Đông Nam Á.
Câu 7 /Bài 10: Hãy nêu và phân tích những ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ
Trả lời:
Từ khoảng đầu Công nguyên, thông qua các thương nhân và nhà truyền đạo cư dân Đông Nam Á đã tiếp nhận có chọn lọc và sáng tạo các giá trị mới từ văn hoá Ấn Độ.
+ Hin-đu giáo, Phật giáo từ Ấn Độ để lại dấu ấn sâu đậm trong cách thức tổ chức bộ máy nhà nước và đời sống tinh thần của nhiều quốc gia Đông Nam Á như Chămpa,..
+ Chữ viết, văn học Ấn Độ có mặt ở hầu hết các quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là chữ Phạn và tác phẩm Ra-ma-y-a-na. Trên cơ sở tác phẩm Ra-ma-y-a-na, nhiều quốc gia ở Đông Nam Á đã sáng tạo ra các tác phẩm của riêng mình, như Riêm Kế (Cam-pu-chia), Ra-na Kiên (Thái Lan), PhaLắc Pha La (Lào), Ma-la-lao (Phi-lip-pin),...
Câu 8 /Bài 10: Nền văn minh Đông Nam Á được hình thành trên cơ sở nền nông nghiệp lúa nước như thế nào?
Trả lời:
Đông Nam Á nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa điển hình với đặc trưng chung là nóng ẩm, mưa nhiều.
- Đông Nam Á có nhiều sông lớn, như Mê Công, Sa-lu-en, I-ra-oa-đi, sông Hồng, Chao Phra-ya,...
- Các con sông ở Đông Nam Á đã tạo nên những vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ, phì nhiêu, như đồng bằng sông Cửu Long (Việt Nam), đóng bằng Mê Nam (Thái Lan), đồng bằng I-ra-va-di (Mi-an-ma),... Đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nghề nông trồng lúa nước.
- Những cánh đồng lúa uốn lượn ở Chiềng Mai (Thái Lan), Mù Cang Chải và Sa Pa (Việt Nam). Ba-li (In-đô-nê-xi-a), Ba-na-uê (Phi-líp-pin) được bình chọn là năm trong số mười địa danh có ruộng bậc thang đẹp nhất thế giới. Đó cũng là hình ảnh quen thuộc thường thấy ở đa số các quốc gia Đông Nam Á, là đặc trưng của một nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước phát triển lâu đời.
2. THÔNG HIỂU ( 5 CÂU)
Câu 9 /Bài 10: Hãy nêu và phân tích những ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đối với văn minh Đông Nam Á.
Trả lời:
Các quốc gia Đông Nam Á tiếp xúc với Trung Quốc từ những thế kỉ tiếp giáp Công nguyên. Sự bành trưởng của các vương triều Trung Quốc xuống Đông Nam Á đã tạo ra sự tiếp xúc và giao thoa văn hoá.
+ Nho giáo, Đạo giáo và nhiều học thuyết tư tưởng khác của Trung Quốc đã được truyền bá vào Đông Nam Á. Trong đó, Nho giáo có tác động tới tư tưởng trị nước của một số nhà nước quân chủ, tiêu biểu là Việt Nam.
+ Ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc còn được thể hiện trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, như: ngôn ngữ, văn học, ẩm thực, trang phục, kiến trúc,...
Câu 10/Bài 10: Quá trình giao thương đường biển đã tạo ra cơ sở hình thành nền văn minh Đông Nam Á như thế nào?
Trả lời:
- Phần lớn các quốc gia Đông Nam Á đều tiếp giáp biển (trừ Lào) nên có điều kiện thuận lợi để phát triển nghề đi biển và buôn bán đường biển.
- Biển cũng tạo ra đường giao thương cho các nước trong khu vực, đồng thời nối liền Đông Nam Á với các tuyến thương mại hàng hải quốc tế.
- Ma-lắc-ca từng là một thương cảng tấp nập, thu hút nhiều tàu thuyền và thương nhân từ Trung Hoa, Ấn Độ, Ả Rập và châu Âu. Hiện nay, thành phố cổ Ma-lắc-ca mang trong mình dấu ấn đa văn hoá trong đời sống kiến trúc và tôn giáo, pha trộn nét văn hoá của Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh.
Câu 11 /Bài 10: Lập bảng tóm tắt cơ sở xã hội hình thành nên văn minh Đông Nam Á cổ – trung đại.
Trả lời:
Các lĩnh vực của cụ sở xã hội | Nội dung |
1. Về cư dân, tộc người | - Cư dân Dong Nam Á là kết quả của sự pha trộn giữa hai chủng | tộc: Mon-go-lo-It và Ốt-xtra-lo-ít. - Chủng tộc Mon-go-lo-it kết hợp với chủng tộc Ot-xtra-lô-ít | thành chủng tộc Mon-go-lo-Ít phương Nam. - Chủng tộc Môn-go-lo-It phương Nam lại hình thành hai nhóm: Nhóm Nam Á và nhóm Anh-do-nê-diêng. Nhóm Nam Á mang yếu tố Món-go-10-1t nhiều hơn. Nhóm Anh-đô-nê-diêng mang yếu tố Ốt-xtra-lo-ít nhiều hơn. Từ mỗi loại hình nhân chúng trên và sự pha trộn giữa các nhóm đã hình thành nên những tộc người khác nhau. Vì thế, thành phần từ người ở Đông Nam Á rất phong phú mỗi tộc người, hay mỗi tộc người lại có những nét văn hoá khác nhau. - Điểm chung là các quốc gia Đông Nam Á đều có mặt hầu hết các tộc người thuộc cả nhóm Nam Á và Anh-đô-nê-diêng. |
2. Về tổ chức xã hội | - Tổ chức xã hội cơ bản của cư dân Đông Nam Á là làng (với tên gọi khác nhau ở mỗi vùng, miền). Làng có vai trò tạo dựng nên các cộng đồng cư dân có quan hệ gần gũi với nhau, cùng đoàn kết để chinh phục thiên nhiên và chống ngoại xâm. - Chính sự phát triển của các cộng đồng cư dân này đã chuẩn bị cho sự ra đời của văn minh Đông Nam Á. |
Câu 12/Bài 10: Phân tích những tác động của vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên đối với sự hình thành văn minh Đông Nam Á.
Trả lời:
- Vị trí địa lí thuận lợi tạo điều kiện để giao thoa giữa các nền văn hóa lớn.
- Địa hình đa dạng tạo nên cảnh quan tự nhiên và sinh thái phong phú.
- Hầu hết các nước Đông Nam Á đều tiếp giáp biển thuận lợi để phát triển nghề đi biển và buôn bán tạo ra đường giao thương cho các nước trong khu vực.
- Các con sông lớn đã bồi tụ phù sa, hình thành nên nhiều đồng bằng châu thổ màu mỡ; bên cạnh đó, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đã tạo thuận lợi để phát triển ngành nông nghiệp trồng lúa nước.
- Sông ngòi cũng là những tuyến đường giao thông huyết mạch, phục vụ cho sự quần cư, đi lại,... của cư dân Đông Nam Á.
=> Như vậy, do có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi nên nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước, giao thương đường biển đã sớm phát triển, tạo cơ sở cho sự ra đời của văn minh Đông Nam Á.
3. VẬN DỤNG ( 3 CÂU)
Câu 13 /Bài 10: Theo em, sự đa dạng về cư dân, tộc người có tác động như thế nào đến văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại.
Trả lời:
- Sự đa dạng về cư dân, tộc người, đã giúp cư dân Đông Nam Á sáng tạo nên nền văn minh bản địa với những sắc thái địa phương phong phú, độc đáo.
Câu 14/Bài 10: Văn hóa Trung Quốc ảnh hưởng như thế nào đến văn minh Việt Nam.
Trả lời:
+Nho giáo được du nhập vào Việt Nam từ những thế kỉ đầu Công nguyên, trong nhiều thế kỉ, Nho giáo đã trở thành hệ tư tưởng chính thống của lực lượng phong kiến thống trị. Cho đến hiện nay, nhiều nội dung tư tưởng của Nho giáo vẫn có ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội của nhân dân Việt Nam, như: quan điểm “Tiên học lễ, hậu học văn”; tư tưởng gia trưởng phụ quyền…
+ Trên cơ sở tiếp thu chữ Hán của Trung Quốc, người Việt đã sáng tạo ra chữ Nôm. Dưới thời kì trị vì của vua Quang Trung, chữ Nôm trở thành văn tự chính thức của nhà nước
+ Kinh đô Huế của nhà Nguyễn có sự tiếp thu, học hỏi phong cách kiến trúc cung đình của Trung Hoa
+ Người Việt có sự tiếp thu hệ thống thể loại và chất liệu văn học của Trung Hoa. Chẳng hạn như: các thể loại: cáo, hịch, chiếu, biểu, phú…. ; các điển tích, điển cố văn học…
Câu 15/Bài 10: Văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng như thế nào đến văn minh Việt Nam.
Trả lời:
Tôn giáo
• Theo đường biển, các nhà sư Ấn Độ đã đến Việt Nam ngay từ đầu Công nguyên và trung tâm Phật giáo lớn nhất thời bấy giờ là Luy Lâu (nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh).
• Phật giáo lúc này mang màu sắc Tiểu thừa Nam tông.
• Sau này, sang thế kỷ IV – V, lại có thêm luồng Phật giáo Đại thừa Bắc tông từ Trung Hoa tràn vào.
• Do thâm nhập một cách hòa bình, ngay từ thời Bắc thuộc, Phật giáo đã phổ biến rộng khắp. Đến thời Lý - Trần, Phật giáo Việt Nam phát triển tới mức cực thịnh.
• Ở Việt Nam di tích cho thấy rõ ràng nhất về sự tồn tại của Ấn Độ giáo là thánh địa Mỹ Sơn của quốc gia Champa cổ, một công trình kiến trúc vĩ đại còn tồn tại đến ngày
nay.
Văn học
• Từ đầu công nguyên, chúng ta chịu ảnh hưởng rất lớn từ các nước Ấn Độ, Trung Hoa, Ả Rập, Tây Âu, v.v..
• Ở Việt Nam, từ rất lâu đời các tác phẩm sử thi Ấn Độ đã trở thành món ăn tinh thần hấp dẫn truyền từ đời này sang đời khác như sử thi nổi tiếng Ramayana.
Nghệ thuật kiến trúc
· Sự ảnh hưởng này được thể hiện rõ trong các công trình có tính chất tôn giáo như đền, tháp, điêu khắc trên phù điêu.
· Nền kiến trúc Ấn Độ đã dung hòa, biến đổi cho phù hợp với nền văn hóa của từng nước khác nhau và trở thành điểm nổi bật của chính nước đó như: Borobudur (Indonesia), Angkor Wat (Campuchia) đặc biệt ở Việt Nam thì có thánh địa Mỹ Sơn.
· Ngoài ra kiến trúc Ấn Độ cổ xưa còn được phát hiện qua các công trình đổ nát được xây dựng bằng nhiều loại vật liệu khác nhau chủ yếu là gạch và đá (các công trình của người Champa).
4. VẬN DỤNG ( 2 CÂU)
Câu 16/Bài 10: Hãy lựa chọn và phân tích một trong các yếu tố của văn hóa Ấn Độ hoặc Trung Quốc có ảnh hưởng đến văn minh Đông Nam Á.
Trả lời:
Ảnh hưởng của Phật giáo ở Đông Nam Á
- Phật giáo từ Ấn Độ du nhập vào Đông Nam Á từ đàu Công nguyên thông qua con đường: truyền giáo; giao lưu kinh tế và văn hoá
- Ảnh hưởng của Phật giáo ở Đông Nam Á:
+ Phật giáo để lại dấu ấn sâu đậm trong đời sống tinh thần của nhiều quốc gia Đông Nam Á như Chămpa, Campuchia, Thái Lan, Lào,…
+ Phật giáo trở thành tư tưởng quốc giáo ở nhiều quốc gia Đông Nam Á, như: Thái Lan, Lào, Campuchia, Mayanama…
+ Phật giáo góp phần thúc đẩy sự phát triển của nhiều lĩnh vực văn hóa khác, như: Văn học (ví dụ: các câu truyện kể về tiền kiếp và con đường tu tập của Đức phật…); nghệ thuật kiến trúc – điêu khắc (ví dụ: chùa Thiên Mụ; chùa Một Cột; chùa Vàng; chùa Phật Ngọc; tượng Phật bà quan âm nghìn mắt nghìn tay…)
Câu 17 /Bài 10: Tìm hiểu về một số thành tựu văn minh Đông Nam Á tiêu biểu chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc còn tồn tại đến ngày nay.
Trả lời:
- Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ: Mỹ Sơn chịu ảnh hưởng rất lớn của Ấn Độ cả về kiến trúc (thể hiện qua các đền tháp đang chìm đắm trong huy hoàng quá khứ), và về văn hóa—thể hiện qua các dòng bia ký bằng chữ Phạn cổ trên các tấm bia. Thánh địa Mỹ Sơn, với hơn 70 đền tháp xây dựng bắt đầu từ giữa thế kỉ VII. Các vua Chăm trước đây chọn Mỹ Sơn để đóng đô có lẽ do tính chất thiêng liêng của vùng đất để tôn thờ thần thánh và cũng do đây là vị trí phòng ngự tốt trong trường hợp kinh đô Trà Kiệu bị đe dọa. Theo văn bia để lại, tiền thân của nó là một ngôi đền làm bằng gỗ từ thế ki thứ IV để thờ thần Di-va Bha-dre-xve-ra. Nhưng đến khoảng cuối thế kỉ VI, một cơn hoả hoạn đã thiêu cháy ngôi đến gỗ. Sau đó vào đầu thế kỉ VI, vua Sam-bhu-vac-man (trị vì từ năm 577 đến năm 629) đã dùng gạch để xây dựng lại ngôi đền còn tồn tại đến ngày nay. Các triều vua sau đó vẫn tiếp tục tu sửa lại các đền tháp cũ và xây dựng các đền tháp mới để thờ các vị thần. Mỹ Sơn là khu thánh địa quan trọng nhất của đân tộc Chăm suốt từ cuối thế kỉ IV đến thế kỉ XV. Giá trị của các di tích ở Mỹ Sơn còn được thể hiện qua nghệ thuật điêu khác, chạm nổi trên gạch, trên đá với những hình ảnh sống động về các vị thần, tu sĩ, vũ nữ, hoa lá, muông thú và các vật tế lễ,... Với những giá trị lịch sử văn hoá, thấm mĩ, Thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO bình chọn là Di sản văn hoá thế giới năm 1999.
- Ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc: Tư tưởng Nho giáo tiếp thu được từ Trung Quốc làm cho con người đối xử nhân ái, khoan dung, độ lượng với nhau. Ứng xử theo thứ bậc, khuôn phép, giúp duy trì xã hội có trật tự, có kỷ cương. Con người có nếp sống kính trên nhường dưới. Con người phải tu dưỡng đạo đức để làm tấm gương cho người dưới. Người cán bộ nhà nước phải có đức thì dân mới tin và kính phục.