Câu hỏi tự luận Lịch sử 10 cánh diều Bài 5: Khái niệm văn minh

Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 5. Khái niệm văn minh. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 10 cánh diều.

Xem: => Giáo án lịch sử 10 cánh diều (bản word)

BÀI 5: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ văn minh THẾ GIỚI thời cổ- trung đại (16 CÂU)

1. NHẬN BIẾT ( 7 CÂU)

Câu 1 /Bài 5: Em hãy trình bày khái niệm văn minh.

Trả lời:

Văn minh: là trạng thái tiến hoá, phát triển cao của nền văn hoá và đối lập với nó là dã man, nguyên thuỷ.

Câu 2/Bài 5: Em hãy trình bày khái niệm văn hóa.

Trả lời:

Văn hoá là những giá trị vật chất và tinh thần còn lại sau thời gian, được cộng đồng xã hội tự nguyện lưu truyền từ đời này sang đời khác thông qua các chuỗi sự kiện trong đời sống hàng ngày. 

Câu 3/Bài 4: Nêu một số nền văn minh của thế giới và Việt Nam.

Trả lời:

- Một số nền văn minh thế giới như: Văn minh Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp, La Mã thời cổ – trung đại.

- Một số nền văn minh của Việt Nam như: Văn minh Văn Lang – Âu Lạc hay còn gọi là Văn minh sông Hồng, Văn minh Đại Việt thời phong kiến độc lập, tự chủ,...

Câu 4/Bài 5: Em hãy trình bày những nền văn minh tiêu biểu trong tiến trình phát triển của văn minh thế giới cổ - trung đại.

Trả lời:

Những nền văn minh tiêu biểu trong tiến trình phát triển của văn minh thế giới cổ - trung đại ở phương Đông và phương Tây là:

Câu 5/Bài 5: Các nền văn minh phương Đông được hình thành trên các dòng sông nào?

Trả lời:

* Các nền văn minh phương Đông được hình thành trên các dòng sông:

- Trong thời kì cổ đại, ở phương Đông có bốn trung tâm văn minh lớn là Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Hoa và Ấn Độ.

- Các nên văn minh này được hình thành trên các dòng sông lớn, đó là:

+ Văn minh Ai Cập được hình thành trên lưu vực sông Nin.

+ Văn minh Lưỡng Hà được hình thành trên lưu vực sông Ti-gơ-rơ và Ở-phơ-rát.

+ Văn minh Trung Hoa được hình thành trên lưu vực sông Hoàng Hà và Trường Giang.

+ Văn minh Ấn Độ được hình thành trên lưu vực sông Hằng và sông Ấn.

Câu 6/Bài 5: Hãy trình bày một số biểu hiện của văn minh nông nghiệp ở phương Đông.

Trả lời:

- Nguồn lương thực chính của người phương Đông là lúa gạo và các loại ngũ cốc.

- Phương tiện di lại của người phương Đông thời cổ đại chủ yếu bằng thuyền.

- Tồn ngưỡng của người phương Đồng thời cổ đại là sùng bái tự nhiên, gắn với sản xuất nông nghiệp.

- Sinh hoạt văn hóa chủ yếu là các lễ hội như lễ hội câu mưa, cầu nặng, ...

- Nông nghiệp phương Đông gắn với nông thôn, một mô hình xã hội đặc biệt là làng xã. Các công xã nông thôn có ảnh hưởng sau dậm đến dời sống của cư dân nông nghiệp phương Đông.

 

Câu 7/Bài 5: Nền văn minh Hy Lạp và La Mã kế thừa nên văn minh phương Đông cổ đại như thế nào?

Trả lời:

Văn minh Hy Lạp và La Mã ra đời sau nên có điều kiện tiếp thu, kế thừa những thành tựu của văn minh phương Đông.

- Cư dân Hy Lạp và La Mã đã tiếp thu Lịch pháp, Toán học, Thiên văn học,... của cư dân phương Đông. - Cuộc viễn chính vẻ phía đông của A-lếch-xang-đờ-rốt Đại đế (334 TCN) đã thúc dẩy mạnh mẽ một sự giao lưu văn hoá giữa Hy Lạp và phương Đông.

- Nền văn minh Hy Lạp được truyền bá mạnh sang các nước phương Đông. Ngược lại, các thành bang Hy Lạp có điều kiện tiếp thu, giao lưu với van hoa phương Đông phát triển hơn.

- Nam 45 TCN, sau khi trở về từ Ai Cập, Xê-da đã mời các nhà toán học và thiên văn học Ai Cập đến La Mã để cải cách lịch.

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 8/Bài 5: Vì sao chữ viết là một trong những thành tựu tiêu biểu và sớm nhất của văn minh nhân loại.

Trả lời:

Chữ viết là thành tựu tiêu biểu và sớm nhất của văn minh nhân loại vì:

- Chữ viết khắc phục những hạn chế của hình thức âm thanh, đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống con người. Chức năng của chữ viết là biểu ý cho lời nói dưới dạng văn bản.

- Nhờ có chữ viết, con người có thể ghi chép lại những gì đã xảy ra trong xã hội. Đây là nguồn sử liệu quan trọng trong công tác nghiên cứu.

- Chữ viết ra đời đưa con người bước vào thời kì phát triển cao của văn minh, sau đó nhà nước và giai cấp cũng lần lượt ra đời.

Câu 9/Bài 5: Tại sao các nền văn minh lại xuất hiện sớm ở phương Đông?

Trả lời:

Chính nhờ sự bồi đắp của các dòng sông lớn nên đất đai ở những nền văn minh lớn ở phương Đông trở nên màu mỡ, nông nghiệp có điều kiện phát triển trong hoàn cảnh nông cụ còn thô sơ, dẫn đến sự xuất hiện nhà nước sớm. Do đó, cư dân ở đây bước vào xã hội văn minh và hơn thế nữa là sáng tạo nên những nền văn minh vô cùng rực rỡ.

Câu 10/Bài 5: Vì sao nói nền văn minh phương Đông là nền văn minh nông nghiệp?

Trả lời:

- Tính chất nông nghiệp, sông nước là đặc điểm nổi bật nhất, là bản chất của nền văn minh phương Đông như: văn minh Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Hoa và Ấn Độ.

- Lưu vực các dòng sông này tạo nên đóng bằng rộng lớn và vựa lúa không chỉ cung cấp nguồn lương thực cho các nước phương Đông mà còn cho thế giới. Nơi đây đã sớm xuất hiện các nhà nước cổ đại đầu tiên ở phương Đông.

Câu 11/Bài 5: Vì sao nói các nền văn minh lại hình thành gần các con sông?

Trả lời:

Vì ở đó tiện lợi của việc sử dụng nguồn nước từ sông để cung cấp nước cho nông nghiệp, lấp đầy hồ chứa, và sử dụng cho sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra, sông cũng cung cấp giao thông thuận lợi, giúp vận chuyển hàng hóa và kết nối các khu vực khác nhau. Các con sông còn cung cấp nguồn lợi tức là cá và thực phẩm từ nguồn nước, giúp nâng cao sự sống còn và phát triển kinh tế xã hội của các nền văn minh. Sự tập trung dân cư gần sông cũng tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng hệ thống thủy lợi, hệ thống giao thông và kinh tế phát triển. Hơn nữa, sông thường được xem như biểu tượng của sự sống và là nguồn cảm hứng văn hóa, tín ngưỡng trong nhiều nền văn minh trên thế giới.

Câu 12/Bài 5:  Hãy so sánh nền văn minh phương Đông và phương Tây thời có – trung đại.

Trả lời:

Ở phương Đông: khoảng thiên niên kỷ IV - II TCN.

Ở phương Tây: khoảng thiên niên kỷ I TCN.

* Về điều kiện tự nhiên:

Ở phương Đông: có nhiều đất đai canh tác, có mưa đều đặn theo mùa, có khí hậu nóng được các dòng sông mang phù sa bồi đắp, đất đai màu mỡ.

- Ở phương Tây: đất đai ít, không màu mỡ, đất ven đồi, khô cằn.

* Về kinh tế.

- Ở phương Đông: chủ yếu là kinh tế nông nghiệp.

- Ở phương Tây: chủ yếu là kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp.

+ Thủ công nghiệp, thương nghiệp cùng phát triển mạnh.

3. VẬN DỤNG ( 4 CÂU)

Câu 13 /Bài 5: Hãy tìm hiểu và trình bày về một kỳ quan thế giới cổ - trung đại mà em yêu thích.

Trả lời:

Quần thể kim tự tháp Giza

- Kim tự tháp lớn nhất Ai Cập là Lăng mộ của Khufu hay còn được gọi là Kim tự tháp Kheops (Kê ốp), đây cũng là công trình cao nhất thế giới trong suốt 3.800 năm với chiều cao tính đến mái là 138,8 m.

- Để xây kim tự tháp Giza, người Ai Cập cổ để sử dụng khoảng 2,3 triệu khối đá với tổng trọng lượng lên tới 5,9 triệu tấn. Tên thời cổ của công trình vĩ đại này là “Chân trời của Khufu”.

- Tất cả các kim tự tháp Ai Cập cổ đều được xây dựng trên bờ tây sông Nile, nơi mặt trời lặn và là miền đất của người chết theo truyền thuyết Ai Cập cổ.

Câu 14 /Bài 5: Vận dụng kiến thức đã học và việc tìm hiểu của mình, em hãy nêu những hiểu biết của mình về văn minh phương Tây thời Phục Hưng.

Trả lời:

Thời gian: thế kỉ XV- XVII.

Các thành tựu nổi bật:

Văn học

- Nở rộ của các tài năng.

- Đạt nhiều thành tựu trên cả 3 lĩnh vực là thơ, tiểu thuyết và kịch.

Hội họa, kiến trúc và điêu khắc

- Thế kỉ XV-XVI, nghệ thuật Phục hưng đạt đến đỉnh cao

- Tiêu biểu nhất là Lê-ô-na đờ Vanh-xi với các bức tranh: Bữa tiệc cuối cùng, Nàng Mô-na Li-sa,…

Khoa học kĩ thuật

- Khoa học, kĩ thuật đạt được nhiều thành tựu, đẩy lùi những ảnh hưởng và chi phối của thần học.

- Nhiều tiến bộ về kĩ thuật, đặc biệt là trong các ngành dệt, khai mỏ, luyện kim,…

Tư tưởng

- Triết học duy vật với các học giả tiêu biểu như Phran-xít Bê-cơn, Đê-các-tơ,…

- Tạo tiền đề cho các cuộc cách mạng xã hội ở châu Âu và đặt nền tảng cho những bước tiến lớn về tư tưởng, triết học trong các thời đại tiếp theo.



 

Câu 15Bài 5: Em hãy cho biết sự khác nhau giữa văn minh và văn hóa.

Trả lời:

Văn hóaVăn minh 

Nhận diện

- Tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử.- Gồm toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra trong giai đoạn phát triển cao của xã hội.
Đặc điểm- Xuất hiện đồng thời cùng loài người.- Xuất hiện khi Nhà nước và chữ viết ra đời.

4. VẬN DỤNG ( 1CÂU)

Câu 16 /Bài 5: Em hãy sưu tầm và giới thiệu một số tư liệu về nền văn minh mà em thích.

Trả lời:

Giới thiệu về “khu di tích Óc Eo”

- Khu di chỉ Óc Eo này là một khu di tích cổ rộng lớn, gắn liền với vết tích của vương quốc Phù Nam, một quốc gia hùng mạnh ở vùng Đông Nam Á cách nay khoảng hai nghìn năm. 

- Vì thế, khu di chỉ này không những đón tiếp du khách đến tham quan mà còn đón nhận nhiều nhà sưu tầm, khảo cổ đến đây tìm hiểu, nghiên cứu.

- Óc Eo là một di tích rất lớn, một trung tâm văn hóa cổ của đồng bằng sông Cửu Long, một hình mẫu của sự kết hợp những yếu tố nội sinh và ngoại sinh trong sự phát triển; một vốn quý và điểm chốt quan trọng trong việc nghiên cứu những vấn đề lịch sử văn hóa của đất nước và khu vực Đông Nam Á. 

- Do đó, cần phải bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Óc Eo - một di sản văn hóa - lịch sử quan trọng của Việt Nam nói riêng và của Đông Nam Á nói chung

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận lịch sử 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay