Câu hỏi tự luận Lịch sử 10 cánh diều Bài 2: Tri thức lịch sử với cuộc sống

Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 2: Tri thức lịch sử với cuộc sống. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 10 cánh diều.

Xem: => Giáo án lịch sử 10 cánh diều (bản word)

BÀI 2: TRI THỨC LỊCH SỬ VÀ CUỘC SỐNG (15 CÂU)

1. NHẬN BIẾT ( 7 CÂU)

Câu 1/Bài 2: Cho biết vai trò của tri thức lịch sử đối với cuộc sống của con người

Trả lời:

- Vai trò của tri thức lịch sử đối với cuộc sống:

+ Trang bị những hiểu biết về quá khứ cho cá nhân và xã hội

+ Góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị lịch sử, văn hóa của các cộng đồng

+ Là cơ sở đề các cộng đồng cùng chung sống và phát triển bền vững

Câu 2/Bài 2: Cho biết ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với cuộc sống của con người.

Trả lời:

- Ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với cuộc sống:

+ Giúp con người nhận thức sâu sắc về cội nguồn, về bản sắc cá nhân, cộng đồng trong mọi thời đại

+ Hiểu biết về cội nguồn, bản sắc là cơ sở để con người hiểu chính mình và thế giới

+ Nền tảng để tồn tại, giữ gìn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa cộng đồng và chung sống trong thế giới đa dạng

+ Đúc kết và vận dụng thành công bài học trong quá khứ, tránh những sai lầm lặp lại.

+  Dự báo về thời cơ và nguy cơ trong tương lai hoặc thấy được chiều hướng vận đồng, phát triển của hiện đại

Câu 3 /Bài 2: Hãy giải thích vì sao phải học tập lịch sử suốt đời. Cho ví dụ.

Trả lời:

Phải học tập lịch sử suốt đời vì:

- Tri thức lịch sử rộng lớn và đa dạng. Muốn hiểu lịch sử đúng đắn cần một quá trình lâu dài

- Tri thức lịch sử biến đổi và phát triển không ngừng. Những nhận thức về lịch sử hôm nay có thể ngày mai sẽ thay đổi. Vì vậy con người cần cập nhật để nhận thức đúng đắn hơn. 

- Giúp con người mở rộng và cập nhật vốn kiến thức, hoàn thiện và phát triển bản thân.

Câu 4 /Bài 2: Hãy nêu cách thức sưu tầm, thu thập, xử lí thông tin và sử liệu trong quá trình học tập, khám phá lịch sử

Trả lời:

Cách thức sưu tầm, thu thập, xử lí thông tin và sử liệu trong quá trình học tập, khám phá lịch sử:

- B1: Lập thư mục và danh mục các nguồn sử liệu sơ cấp, thứ cấp liên quan đến vấn đề nghiên cứu. 

- B2: Sưu tầm, đọc và ghi chép thông tin sử liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

- B3: Chọn lọc, phân loại sử liệu để thuận lợi cho việc xác minh và đánh giá.

- B4: Xác minh, đánh giá về nguồn gốc sử liệu, thời điểm ra đời, nội dung sử liệu phản ánh,…

Câu 5 /Bài 2: Tri thức lịch sử có vai trò, ý nghĩa thế nào đối với cá nhân và xã hội

Trả lời:

Nội dungCá nhânXã hội
Vai trò

- Trang bị những hiểu biết quá khứ

- Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa cộng đồng

- Trang bị những hiểu biết quá khứ

- Cơ sở để cá cộng đồng cùng chung sống và phát triển

Ý nghĩa

- Nhận thức về cội nguồn, bản sắc của cá nhân và cộng đồng 

- Đúc kết, vận dụng thành công hoặc tránh lặp lại sai lầm từ quá khứ

- Tồn tại, giữ gìn và phát huy giá trị lịch sử, văn hóa cộng đồng

- Chung sống trong thế giới đa dạng

- Thấy và hiểu chiều hướng vận động, phát triển của hiện đại

Câu 6 /Bài 2: Hãy nêu các bước về thu thập, xử lý thông tin sử liệu trong nghiên cứu lịch sử.

Trả lời:

Bước 1: Lập thư mục và danh mục các nguồn sử liệu cần thu thập.

Bước 2: Sưu tầm, đọc và ghi chép thông tin sử liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Bước 3: Chọn lọc, phân loại sử liệu để thuận lợi cho việc xác minh và đánh giá.

Bước 4: Xác minh, đánh giả về nguồn gốc sử liệu, thời điểm ra đời, nội dung sử liệu phản ánh... 

- Một sự kiện lịch sử thường được phản ánh qua các nguồn sử liệu khác nhau, ở những thời điểm và của các tác giả khác nhau, nên công việc sưu tầm và xử lý tư liệu khá phức tạp, phải trải qua nhiều công đoạn.

- Sự kiện lịch sử xảy ra càng xa thời điểm thu thập sử liệu thì sẽ càng khó khăn cho việc tìm kiếm và khôi phục lịch sử.

Câu 7/Bài 2: Hãy kể tên một bộ phim, một chương trình truyền hình,… ở Việt Nam sử dụng chất liệu là tri thức lịch sử và văn hóa mà em biết.

Trả lời:

"Mùi cỏ cháy" là một bộ phim xúc động nói về sự hy sinh của những người lính xuất thân từ giảng đường Hà Nội lên đường bảo vệ Tổ quốc.

Mùi cỏ cháy xoay quanh câu chuyện về 4 người con của Hà Nội là một hội bạn chơi thân với nhau bao gồm Hoàng, Thành, Thăng, Long. 4 chàng trai sinh viên khoa Văn đại học Tổng Hợp Hà Nội là 4 tính cách tuy khác nhau nhưng chia sẻ nhiều điểm chung và cùng có niềm đam mê với nghệ thuật. Dù từ bỏ giảng đường và những trang giấy trắng để lên đường làm nhiệm vụ, họ vẫn mang những nét đặc trưng của quê nhà vào cuộc đời lính, trở thành một chất lính.

2. THÔNG HIỂU ( 5 CÂU)

Câu 8/Bài 2: Vì sao để hiểu biết lịch sử mỗi người cần phải có tri thức lịch sử?

Trả lời:

- Có tri thức lịch sử mỗi người mới hiểu biết về các lĩnh vực liên quan đến lịch sử. Muốn vậy, mỗi người cản phải học tập, khám phá, nghiên cứu và trải nghiệm về lịch sử.

- Tri thức lịch sử có vai trò quan trọng đối với cá nhân và xã hội. Bởi vì, tri thức lịch sử trang bị những hiểu biết về quá khứ cho cá nhân và xã hội.

- Tri thức lịch sử góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hoá của các cộng đồng.

- Ngoài ra, trí thức lịch sử có ý nghĩa quan trọng, giúp con người nhận thức sâu sắc về cội nguồn.

- Tri thức lịch sử là cơ sở để các cộng đồng cùng chung sống và phát triển bền vững.

về bản sắc của cá nhân và cộng đồng trong mọi thời đại.

- Nhờ có trí thức lịch sử, con người có thể đúc kết và vận dụng thành công nhiều bài học kinh nghiệm trong cuộc sống, tránh lặp lại những sai lầm từ quá khứ.

- Tri thức lịch sử còn giúp con người có thể dự báo chính xác vẻ thời cơ và nguy cơ trong tương lai, hoặc thay đổi được chiều hướng vận động, phát triển của hiện tại.

Câu 9 /Bài 2: Hãy trình bày những biện pháp để tìm hiểu quá khứ và làm giàu tri thức lịch sử.

Trả lời:

- Cần phải dựa vào các nguồn sử liệu từ quá khứ. Sử liệu đóng vai trò là cầu nối giữa hiện thực lịch sử và tri thức lịch sử.

- Cần phải thu thập, xử lí thông tin về sử liệu. Đây là những khả năng quan trọng trong nghiên cứu cũng như học tập, tìm hiểu lịch sử.

Tiến hành một quá trình khảo sát, tìm kiếm, sưu tầm và tập hợp những thông tin liên quan đến đối tượng học tập, nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử.

- Những thông tin gồm: các nguồn sử liệu sơ cấp và thứ cấp; các loại hình sử liệu như lời nói truyền khẩu, hiện vật, hình ảnh, thành văn,.. hoặc có thể thực hiện bằng phỏng vấn, sử dụng hỏi, khảo sát, quan sát, điền dã,...

- Tiến hành phân loại, đánh giá, thẩm định nguồn sử liệu đã thu thập được.

- Xác định tính xác thực, độ tin cậy và giá trị thông tin của các nguồn sử liệu đối với việc học tập, nghiên cứu và tìm hiểu lịch sử.

Câu 10 /Bài 2: Vì sao phải kết nối tri thức lịch sử với đời sống đương đại?

Trả lời:

- Kiến thức lịch sử là những hiểu biết về các sự kiện, hiện tượng lịch sử diễn ra trong quá khứ. Còn đời sống đương đại là những gì diễn ra trong thời đại mà chúng ta đang sống, đang chứng kiến.

– Sử dụng tri thức lịch sử và thông qua tri thức lịch sử sẽ giúp con người giải thích, hiểu rõ hơn những vấn dề thời sự trong nước và quốc tế, những vấn đề thực tiễn cuộc sống hiện nay.

- Hiện tại luôn khởi nguồn từ quá khứ. Những vấn đề thời sự và thực tiễn hôm nay không phải xuất hiện một cách ngẫu nhiên mà đều ít nhiều xuất phát từ những gì diễn ra trong quá khứ, là kết quả của quá trình hình thành, phát triển và biến đổi qua thời gian.

- Việc nhận thức đầy đủ và toàn diện về những vấn đề đương đại không thể tách rời tri thức lịch sử liên quan trọng quá khứ. Kết nối kiến thức, bài học lịch sử vào cuộc sống chính là sử dụng tri thức lịch sử để giải thích và hiểu rõ hơn những vấn đề của cuộc sống hiện tại, là việc nhìn nhận về cuộc sống hôm nay từ quan điểm lịch sử.

Câu 11 /Bài 2: Cho biết kiến thức và bài học lịch sử có mối liên hệ như thế nào với cuộc sống hiện tại.

Trả lời:

Kiến thức và bài học lịch sử có mối liên hệ không thể tách rời với cuộc sống hiện tại vì:

- Hiện tại luôn khởi nguồn từ quá khứ. Những vấn đề thực tiễn hiện nay đều bắt nguồn từ những gì đã diễn ra trong quá khứ, là kết quả của quá trình hình thành, phát triển, biến đổi qua thời gian.

- Tri thức lịch sử có mối liên hệ chặt chẽ với các lĩnh vực của cuộc sống (chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, môi trường,…).

- Muốn hiểu rõ và giải thích được những vấn đề của cuộc sống hiện tại cần sử dụng tri thức lịch sử trong quá khứ, qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm, vận dụng vào thực tiễn để giải quyết vấn đề hiện tại. Thậm chí có thể dự đoán được thời cơ và thách thức trong tương lai.

Câu 12 /Bài 2: Có quan điểm cho rằng: Học tập lịch sử chỉ diễn ra ở trong các lớp học và khi chúng ta còn là học sinh, sinh viên. Theo em, quan điểm đó đúng hay sai? Vì sao?

Trả lời:

Quan điểm cho rằng: Học tập lịch sử chỉ diễn ra ở trong các lớp học và khi chúng ta còn là học sinh, sinh viên. Theo em, quan điểm đó chưa đúng. Lênin đã nói: Học, học nữa, học mãi, tức là chúng ta học suốt đời, không chỉ lúc đi học mà ngay từ bé chúng ta đã được học lịch sử qua những câu chuyện của ông bà cha, mẹ hay ngay trong những chuyến đi tham quan dã ngoại sẽ được các cô hướng dẫn viên lí giải hoặc kể lại những câu chuyện lịch sử.

Sau này khi kết thúc việc ngồi học trên ghế nhà trường thì việc học tập lịch sử vẫn tiếp tục diễn ra hàng ngày qua báo chí, phim ảnh và âm nhạc.

Từ đó có thể khẳng định quan điểm cho rằng chỉ học sử trên ghế nhà trường là chưa đúng.

3. VẬN DỤNG ( 2 CÂU)

Câu 13/Bài 2: Hãy nêu ý nghĩa câu dưới đây của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết trong tác phẩm Lịch sử nước ta.

“Dân ta phải biết sử ta

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”

Trả lời:

Vì:

- Tri thức lịch sử rất rộng lớn và đa dạng. Những kiến thức lịch sử ở nhà trường chỉ là một phản nhỏ trong kho tàng tri thức lịch sử của quốc gia, nhân loại. Muốn hiểu đầy đủ và dũng dán về lịch sử cần có một quá trình lâu dài.

- Tri thức về lịch sử biến đổi và phát triển không ngừng, gắn liền với sự xuất hiện của các nguồn sử liệu mới, những quan điểm và nhận thức mới, lĩnh vực nghiên cứu mới.

- Việc học tập lịch sử suốt đời sẽ giúp mỗi người mở rộng và cập nhật vốn kiến thức; hoàn thiện và phát triển kĩ năng, xây dựng sự tự tin, thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của xã hội, tạo ra những cơ hội mới trong cuộc sống và nghề nghiệp,...

* Ý nghĩa:

Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy mỗi người dân Việt Nam phải học, phải hiểu, phải biết cho tường tận lịch sử dân tộc Việt Nam.

- Đối với thế hệ trẻ, đặc biệt là học sinh phải hiểu lịch sử dân tộc ta để biết những gì thuộc về quá khứ, nếu không hiểu về quá khứ sẽ không hiểu hiện tại và tương lai.

- Hiểu biết vẻ quá khứ sẻ giúp mỗi người Việt Nam rút ra được kinh nghiệm của quá khứ để vận dụng vào hiện tại và tương lai.

Câu 14 /Bài 2: Vận dụng kiến thức lịch sử để giải thích nguyên nhân băng tan ở Bắc Cực và cho biết tác động của hiện tượng này đối với nhân loại.

Trả lời:

- Nguyên nhân gây băng tan:

+ Hiện tượng băng tan có thể xuất phát từ một số nguyên nhân tự nhiên, như: hoạt động phun trào của núi lửa; nhiệt độ Trái Đất tăng…

+ Tuy nhiên, nguyên nhân chính và chủ yếu dẫn đến hiện tượng băng tan là do những hoạt động của con người, bởi: Con người hoạt động công nghiệp xả khí thải ra môi trường, hoạt động giao thông, chặt phá rừng bừa bãi,…. làm khí hậu toàn cầu bị biến đổi. Các khí nhà kính khí thải vào khí quyển sẽ ngăn bức xạ Mặt Trời, làm cho nhiệt độ Trái Đất tăng lên

- Tác động đối với nhân loại khi băng tan ở Bắc cực:

+ Ảnh hưởng tới tàu thuyền qua lại trên biển

+ Mực nước biển dâng cao, thúc đẩy quá trình biển xâm thực đất liền.

+ Khi băng tan, mực nước biển gia tăng, độ mặn của nước biển của sẽ thay đổi, từ đó dẫn đến những biến đổi chuỗi thức ăn sinh vật; nhiều loài sinh vật có nguy cơ bị diệt vong...

4. VẬN DỤNG ( 1 CÂU)

Câu 15/Bài 2: Trong bối cảnh toàn cầu hóa, theo em cần phải làm gì để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Trả lời:

- Trong bối cảnh toàn cầu hóa, để giữ gìn bản sắc văn hóa, cần:

+ Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền để nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của việc hiểu biết về bản sắc văn hóa dân tộc, từ đó hình thành ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc một cách chủ động, tích cực và tự giác.

+ Bảo tồn và phát triển những giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam

+ Tiếp thu có chọn lọc văn hóa của bên ngoài. 

+ Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa cần gắn với giữ gìn không gian văn hóa - nơi duy trì đời sống của cộng đồng dân tộc.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận lịch sử 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay