Câu hỏi tự luận Lịch sử 10 cánh diều Bài 14. Cơ sở hình thành và phát triển của văn minh Đại Việt

Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 14. Cơ sở hình thành và phát triển của văn minh Đại Việt. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 10 cánh diều.

BÀI 14: CỞ SỞ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA VĂN MINH ĐẠI VIỆT (15 CÂU)

1. NHẬN BIẾT ( 7 CÂU)

Câu 1/Bài 14: Giải thích khái niệm văn minh Đại Việt.

Trả lời:

Văn minh Đại Việt ra đời gắn liền với thời kỳ độc lập tự chủ đầu tiên vào thời Ngô Vương Quyền (938). Tồn tại và phát triển cùng các triều đại phong kiến trong lịch sử Việt Nam. Tên gọi Đại Việt qua nhiều thời kỳ cũng có sự thay đổi: thời Đinh- Tiền Lê đặt tên nước là Đại Cồ Việt, thời Lý bắt đầu từ năm 1054 vua Lý Thánh Tông đặt tên nước là Đại Việt, nhà Hồ đặt tên nước là Đại Ngu (An vui lớn) và tên gọi Đại Việt là tên gọi có lịch sử dài nhất.

Câu 2/Bài 14: Hãy trình bày cơ sở hình thành nền văn minh Đại Việt. 

Trả lời:

- Cơ sở hình thành văn minh Đại Việt:

+ Trên cơ sở kế thừa những thành tựu của văn minh Văn Lang - Âu Lạc, truyền thống lao động và đấu tranh hơn nghìn năm chống Bắc thuộc để bảo vệ và phát triển văn hóa dân tộc, văn minh Đại Việt từng bước hình thành.

+ Văn minh Đại Việt hình thành và phát triển trên cơ sở xây dựng và phát triển quốc gia Đại Việt từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX, với sự trưởng thành của dân tộc trên nhiều phương diện: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật, an ninh, quốc phòng...

+ Ý thức dân tộc ngày càng mạnh mẽ tạo điều kiện cho sự tiếp biến nhiều giá trị từ văn minh Trung Quốc, văn minh Ấn Độ để làm giàu văn minh Đại Việt.

Câu 3 /Bài 14: Nêu nội dung cơ bản của quá trình phát triển văn minh Đại Việt.

Trả lời:

Quá trình phát triển văn minh Đại Việt:

- Giai đoạn sơ kì (thế kỉ X - đầu XI): đây là giai đoạn định hình những giá trị mới, làm nền tảng cho sự hình thành nền văn minh Đại Việt.

- Giai đoạn phát triển (đầu thế kỉ XI đến thế kỉ XVI):

+ Gắn liền với văn hoá Thăng Long, trung tâm chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa,... của cả nước.

+ Các triều đại Lý, Trần, Hồ, Lê sơ đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các mặt: tôn giáo, tín ngưỡng, giáo dục, văn học, nghệ thuật, khoa học kĩ thuật; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân phát triển phong phú và đa dạng.

+ Tuy chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc và Ấn Độ, nhưng văn hoá Đại Việt vẫn mang đậm tính dân tộc và dân gian.

- Giai đoạn muộn (thế kỉ XVI – XIX):

+ Văn hoá phát triển trong tình trạng đất nước không ổn định.

+ Từ thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII là giai đoạn có nhiều biến động, các triều đại thay thế nhau trị vì và chia cắt đất nước. Cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp giữa thế kỉ XIX đã chấm dứt thời kì phát triển của văn minh Đại Việt.

+ Nhiều yếu tố mới xuất hiện khi văn minh phương Tây du nhập vào, tạo nên xu hướng vận động mới làm tiền để cho sự hình thành văn minh Việt Nam về sau.

Câu 4 /Bài 14: Nêu quá trình phát triển của văn minh Đại Việt trong thế kỉ X- XVI

Trả lời:

- Giai đoạn sơ kì (thế kỉ X - đầu XI): đây là giai đoạn định hình những giá trị mới, làm nền tảng cho sự hình thành nền văn minh Đại Việt.

- Giai đoạn phát triển (đầu thế kỉ XI đến thế kỉ XVI):

+ Gắn liền với văn hoá Thăng Long, trung tâm chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa,... của cả nước.

+ Các triều đại Lý, Trần, Hồ, Lê sơ đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các mặt: tôn giáo, tín ngưỡng, giáo dục, văn học, nghệ thuật, khoa học kĩ thuật; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân phát triển phong phú và đa dạng.

+ Tuy chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc và Ấn Độ, nhưng văn hoá Đại Việt vẫn mang đậm tính dân tộc và dân gian.

Câu 5 /Bài 14: Nêu quá trình phát triển của văn minh Đại Việt trong thế kỉ XVI- XIX

Trả lời:

+ Văn hoá phát triển trong tình trạng đất nước không ổn định.

+ Từ thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII là giai đoạn có nhiều biến động, các triều đại thay thế nhau trị vì và chia cắt đất nước. Cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp giữa thế kỉ XIX đã chấm dứt thời kì phát triển của văn minh Đại Việt.

+ Nhiều yếu tố mới xuất hiện khi văn minh phương Tây du nhập vào, tạo nên xu hướng vận động mới làm tiền để cho sự hình thành văn minh Việt Nam về sau.

Câu 6 /Bài 14: Em hãy nêu ý nghĩa của lễ Tịch điền.

Trả lời:

- Lễ Tịch điền là hoạt động mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc:

+ Thể hiện sự quan tâm của các vị vua đối với sự phát triển của sản xuất nông nghiệp

+ Tuyên truyền, giáo dục nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ lòng biết ơn tiền nhân, tích cực phát triển sản xuất nông nghiệp, phát huy truyền thống thi đua lao động, sản xuất, phát triển kinh tế trên chính mảnh đất quê hương mình.

Câu 7 /Bài 14: Nêu tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê sơ

Trả lời:

Bộ máy ở địa phương thời Lê Sơ

+ Thời vua Lê Thái Tổ và vua Lê Nhân Tông, cả nước chia làm 5 đạo. Dưới đạo là phủ, huyện (châu), xã.

+ Thời vua Lê Thánh Tông, đổi chia 5 đạo thành 13 đạo thừa tuyên, đứng đầu mỗi đạo là 3 ti phụ trách 3 mặt khác nhau (đô ti, thừa ti và hiến ti). Dưới đạo thừa tuyên là phủ, châu, huyện, xã.

2. THÔNG HIỂU ( 5 CÂU)

Câu 8/Bài 14: Văn minh Đại Việt tồn tại và phát triển trong thời gian nào?

Trả lời:

- Văn minh Đại Việt tồn tại và phát triển trong thời gian từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX. Văn minh Đại Việt tồn tại và phát triển gắn liền với chính quyền họ Khúc, Dương và các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê sơ, Mạc, Lê Trung hưng, Tây Sơn, Nguyễn.

Câu 9 /Bài 14: Kể tên các đô thị lớn thời kỳ này còn tồn tại đến ngày nay?

Trả lời:

- Các đô thị lớn từ thời trung đại còn tồn tại đến nay: Hà Nội (Thăng Long), Phố Hiến (Hưng Yên); Hội An (Quảng Nam); Thanh Hà (Thừa Thiên Huế); Sài Gòn (Thành phố Hồ Chí Minh)…

Câu 10 /Bài 14: Nét nổi bật về mặt chính trị của quốc gia Đại Việt là gì?

Trả lời:

- Nét nổi bật về mặt chính trị của quốc gia Đại Việt:

+ Nhà nước quân chủ trung ương tập quyền với vai trò tối cao của nhà vua, từng bước được phát triển từ thế kỷ XI và hoàn thiện, đạt đến đỉnh cao vào thế kỷ XV.

+ Nhà nước phong kiến Đại Việt đã lãnh đạo thành công nhiều cuộc kháng chiến chống xâm lược, tiêu biểu như: chống Tống (thế kỷ X, XI), chống Mông - Nguyên (thế kỷ XIII)…

+ Nhà nước phong kiến Đại Việt quan tâm xây dựng pháp luật và ngày càng hoàn thiện hệ thống luật pháp. Một số bộ luật tiêu biểu là: Hình thư (thời Lý); Hình luật (thời Trần); Quốc triều hình luật (thời Lê sơ); Hoàng Việt luật lệ (thời Nguyễn)…

Câu 11 /Bài 14: Em có nhận xét gì về bộ máy nhà nước thời Lê sơ?

Trả lời:

- Nhận xét: dưới thời Lê sơ, bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế đạt mức độ cao, hoàn chỉnh, quyền lực tập trung vào tay nhà vua.

+ Ở Trung ương, vua bãi bỏ các chức quan đại thần, hạn chế quyền lực của quý tộc tôn thất. Nhà vua trực tiếp quyết định mọi việc, giúp việc cho vua là các cơ quan chuyên môn.

+ Ở địa phương, cả nước chia làm 13 đạo thừa tuyên, nhà nước tăng cường quản lí tới tận cấp xã.

Câu 12/Bài 14: Em có nhận xét gì về sự phát triển thương nghiệp Đại Việt từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX.

Trả lời:

- Nhận xét sự phát triển của thương nghiệp:

+ Sự phát triển của thương nghiệp đã trực tiếp góp phần tạo nên sự phồn thịnh của quốc gia Đại Việt

+ Thương nghiệp Đại Việt từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX phát triển do hệ thống tiền tệ, đo lường được thống nhất; chính sách mở cửa của chính quyền phong kiến; những cuộc phát kiến địa lí đã tạo nên sự giao lưu văn hóa Đông - Tây thuận lợi.

+ Giữa thế kỉ XVIII, ngoại thương suy yếu dần do chế độ thuế khóa của nhà nước ngày càng phức tạp, các đô thị dần lụi tàn.

3. VẬN DỤNG ( 2 CÂU)

Câu 13/Bài 14: Luật pháp ra đời tác động như thế nào đến sự phát triển xã hội?

Trả lời:

- Sự ra đời của luật pháp cho đã phản ánh sự phát triển về trình độ tư duy và trình độ tổ chức, quản lí nhà nước và xã hội của Đại Việt.

- Luật pháp ra đời đã tạo ra cơ sở pháp lí cho việc quản lý xã hội và dân cư.

Câu 14/Bài 14: Em hãy cho biết vị trí, vai trò của Hoàng thành Thăng Long trong tiến trình phát triển nền văn minh Đại Việt.

Trả lời:

- Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long, bắt đầu từ thời kì tiền Thăng Long An Nam đô hộ phủ, thế kỉ VII) qua thời Đinh, Tiền Lê, phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê sơ…

- Đây là quần thể kiến trúc đồ sộ, được các triều đại xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử, là minh chứng cho sự phát triển rực rỡ của văn minh Đại Việt trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục.

4. VẬN DỤNG ( 1 CÂU)

Câu 15/Bài 14: Dựa vào những hiểu biết của em, em hãy giới thiệu về Hoàng Thành Thăng Long.

Trả lời:

Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội có tổng diện tích 18,395ha, bao gồm: Khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu và các di tích còn sót lại trong khu di tích Thành cổ Hà Nội như: Cột cờ Hà Nội, Đoan Môn, điện Kính Thiên, nhà D67, Hậu Lâu, Bắc Môn, tường bao và 8 cổng hành cung thời Nguyễn.

Trong lịch sử, Hoàng thành Thăng Long trải qua khá nhiều thay đổi, nhưng trung tâm của Hoàng thành, đặc biệt là Tử Cấm Thành thì gần như không thay đổi. Chỉ có kiến trúc bên trong là đã qua nhiều lần xây dựng, tu sửa. Chính đặc điểm này giải thích tại sao trên khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu, các lớp di tích kiến trúc và di vật nằm chồng lên nhau qua các thời kỳ lịch sử. Các di tích đó có mối quan hệ và sự liên kết lẫn nhau, tạo thành một tổng thể liên hoàn rất phức tạp nhưng phong phú và hấp dẫn, phản ánh rõ mối quan hệ về quy hoạch đô thị và không gian kiến trúc, cũng như sự tiếp nối giữa các triều đại trong lịch sử xây dựng kinh đô Thăng Long. Đó chính là giá trị nổi bật và độc đáo của Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội.

Những giá trị nổi bật của Hoàng thành Thăng Long không chỉ thể hiện ở những di tích, di vật hiện hữu được phát lộ mà còn lắng đọng ở chiều sâu văn hóa phi vật thể và những giá trị tinh thần vô giá, được bồi đắp qua hàng nghìn năm lịch sử.

Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội là minh chứng rõ nét về một di sản có liên hệ trực tiếp với nhiều sự kiện trọng đại của lịch sử của một quốc gia dân tộc vùng Đông Nam Á trong mối quan hệ khu vực và thế giới. Di sản là bằng chứng thuyết phục về sức sống và khả năng phục hưng của một quốc gia sau hơn mười thế kỷ bị nước ngoài đô hộ, ghi đậm dấu ấn thắng lợi của một nước thuộc địa trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc, có ảnh hưởng rộng lớn trong phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới bao gồm hai cuộc chiến tranh giành độc lập và thống nhất của Việt Nam.

Ngày 12/8/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1272/QĐ-TTg xếp hạng di tích Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội là một trong 10 di tích quốc gia đặc biệt. Tiếp đó năm 2010, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long càng khẳng định là niềm tự nào của nhân dân Thủ đô và cả nước, là sự vinh danh những giá trị văn hóa, truyền thống ngàn năm của Thăng Long – Hà Nội. Đồng thời, mở ra những cơ hội mới trong hợp tác quốc tế về nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị cho di sản.

Hiện nay, Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long là một địa chỉ tham quan nổi tiếng của Hà Nội. Từ cổng 19C Hoàng Diệu, du khách tham quan đi qua sân Quảng trường Đoan Môn, đến thăm lầu Đoan Môn, nền điện Kính Thiên, di tích Cách mạng D67, lầu Hậu Lâu, tiếp đó đi qua đoạn đường được lắp đặt hệ thống đèn đặc biệt để tham quan khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu tại hai khu vực A và B với nhiều phế tích kiến trúc như: Dấu vết nền cung điện, các đoạn thành, giếng cổ…

Với những giá trị to lớn về lịch sử, văn hóa trong suốt chiều dài hơn 1000 năm, Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long không chỉ là niềm tự hào của người dân Thủ đô mà còn là niềm tự hào của tất cả người dân Việt Nam.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận lịch sử 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay