Câu hỏi tự luận Lịch sử 10 cánh diều Bài 13: Văn minh Champa, văn minh Phù Nam

Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 13: Văn minh Champa, văn minh Phù Nam. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 10 cánh diều.

Xem: => Giáo án lịch sử 10 cánh diều (bản word)

BÀI 13: VĂN MINH CHĂM PA, VĂN MINH PHÙ NAM (23 CÂU)

1. NHẬN BIẾT ( 10 CÂU)

Câu 1/Bài 13: Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng như thế nào đến sự hình thành văn minh Phù Nam?

Trả lời:

Phù Nam được thiên nhiên ưu đãi nhiều điều kiện cho phát triển kinh tế nông nghiệp và thương mại

- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, trữ lượng nước ngọt dồi dào, nguồn lợi thủy sản phong phú, đất đai giàu phù sa.

- Phía đông và tây nam có biển bao bọc có nhiều hải cảng quan trọng tiếp xúc với khu vực Đông Nam Á hải đảo và Ấn Độ.

- Phù Nam sớm kết nối với nền thương mại biển quốc tế thông qua con đường Tơ lụa và con đường Hồ tiêu.

Câu 2/Bài 13: Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng như thế nào đến sự hình thành văn minh Chăm-pa?

Trả lời:

- Địa hình: phía tây là dãy Trường Sơn; phía đông là biển đảo, xen kẽ là dải đồng bằng nhỏ, hẹp, dọc ven biển, bị chia cắt bởi các con sông ngắn và những núi, đèo hiểm trở.

- Tác động:

+ Khó khăn: khí hậu khô nóng, đất đai cằn cỗi, thường xuyên phải hứng chịu những trận bão lụt.

+ Thuận lợi: lâm thổ sản, các mỏ khoáng sản và nhiều vịnh, cảng tốt.

Câu 3 /Bài 13: Hãy nêu những cơ sở hình thành văn minh Phù Nam về dân cư và xã hội.

Trả lời:

- Tổ tiên người Phù Nam là nhóm cư dân bản địa;.

- Phù Nam sớm tiếp thu văn minh Ấn Độ như chữ viết, tư tưởng, tôn giáo, tổ chức nhà nước và chế độ đẳng cấp…

- Xã hội Phù Nam có sự phân hóa sâu sắc:

+ Giới quý tộc và tu sĩ chi phối các quan hệ chính trị - xã hội và ngoại giao.

+ Giới thương nhân nắm quyền lực lớn trong nền kinh tế.

+ Nông dân, thợ thủ công và bộ phận nô lệ là lực lượng lao động, là tầng lớp bị trị trong xã hội.

Câu 4 /Bài 13: Điều kiện dân cư và xã hội có ảnh hưởng như thế nào đến sự hình thành văn minh Chăm-pa?

Trả lời:

- Điều kiện dân cư: gồm hai bộ tộc chính: bộ tộc Dừa (Na-ri-kê-la-vam-sa) và bộ tộc Cau (Kra-mu-ka-vam-sa) được gọi chung là người Chăm, thuộc ngữ hệ Nam Đảo

- Điều kiện xã hội

+ Cộng đồng người Chăm bảo lưu chế độ mẫu hệ

+ Tổ chức xã hội của người Chăm phân chia theo địa hình và địa bàn cư trú với mô hình ba trục: cảng (phía đông) – thành (trung tâm) – trung tâm tôn giáo (phía tây). 

Câu 5 /Bài 13: Nêu mô hình tổ chức bộ máy Nhà nước Phù Nam.

Trả lời:

- Vương quốc Phù Nam ra đời vào khoảng đầu thế kỉ I 

- Nhà nước Phù Nam tồn tại trong khoảng 7 thế kỷ, mang tính chất của nhà nước chuyên chế phương Đông cổ đại.

- Đứng đầu là vua nắm cả vương quyền và thần quyền, giúp việc cho vua là các quan lại trong hệ thống chính quyền.

Câu 6 /Bài 13: Nêu ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ đến văn minh Chăm-pa.

Trả lời:

- Từ thời văn hóa Sa Huỳnh (khoảng thế kỉ V TCN), thông qua tầng lớp thường nhân, chữ viết, tư tưởng, tôn giáo, mô hình nhà nước và pháp luật Ấn Độ đã du nhập vào Chăm-pa.

- Sự tiếp thu chọn lọc những thành tựu văn minh Ấn Độ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến thiết chế chính trị và xã hội Chăm-pa, góp phần đưa nền văn minh Chăm-pa phát triển rực rỡ.

Câu 7 /Bài 13: Nêu mô hình tổ chức bộ máy nhà nước Chăm-pa cổ đại.

Trả lời:

- Bộ máy nhà nước Chăm-pa được xây dựng theo mô hình nhà nước chuyên chế cổ đại phương Đông:

+ Đứng đầu là vua, theo chế độ cha truyền con nối.

+ Dưới vua là hai vị đại thần (một đứng đầu ngạch quan van, một đứng đầu ngạch quan võ).

+ Ở cấp địa phương là đội ngũ ngoại quan quản lí các châu - huyện - làng.

Câu 8/Bài 13:  Nêu những thành tựu cơ bản về đời sống vật chất của cư dân Phù Nam.

Trả lời:

- Người Phù Nam xúc tiến mạnh mẽ hoạt động trao đổi, buôn bán với bên ngoài nhờ lợi thế đường biển với nhiều hải cảng.

- Thương cảng Óc Eo trở thành một trong những trung tâm thương mại quan trọng nhất bấy giờ.

- Cư dân Phù Nam sống trong những ngôi nhà sàn làm bằng gỗ, lợp lá. Phương tiện đi lại chủ yếu là thuyền, phù hợp với môi trường sông, rạch và ven biển.

- Trang phục của người Phù Nam khá đơn giản, đàn ông mặc khố dài tới gối, ở trần; phụ nữ dùng một tấm vải quấn lại thành váy và đeo trang sức.

Câu 9 /Bài 13: Nêu thành tựu về chữ viết của văn minh Chăm-pa.

Trả lời:

- Khoảng thế kỉ III, trên cơ sở tiếp nhận chữ Phạn của Ấn Độ, người Chăm đã sáng tạo ra chữ Chăm cổ, gọi là A-kha Ha-y-áp.

- Sau hơn 1.000 năm sử dụng, người Chăm hoàn thiện A-kha Ha-y-áp thành A-kha Thơ-ra làm chữ viết phổ biến của vương quốc.

Câu 10 /Bài 13: Nêu những nét chính về đời sống vật chất của cư dân Chăm-pa.

Trả lời:

* Hoạt động kinh tế

- Trồng lúa, các loại cây hoa màu và bông vải; rồng được các loại lúa ngắn ngày, có khả năng chịu khô hạn.

- Thủ công nghiệp phát triển đa dạng với các nghề gạch, gốm, luyện kim, chế tạo thuỷ tinh, đóng thuyền,…

- Người Chăm rất giỏi nghề buôn bán bằng đường biển. Thương cảng Đại Chăm, Cù lao Chàm, Thị Nại đóng vai trò quan trọng trên con đường mậu dịch biển quốc tế.

* Văn hóa ăn, mặc, ở

- Cư dân sống quây quần trong những nếp nhà xây bằng gỗ hoặc gạch nung, mặt trước có một hiên ở chính giữa. 

- Trang phục chính của nam gồm quần, ngoài quần váy (gọi là ka-ma), áo cánh xếp chéo, cài dây phía bên hông cùng khăn đội đầu. Phụ nữ mặc quần bên trong áo dài, đầu đội khăn.

- Bữa ăn hàng ngày của cư dân Chăm thương là cơm, rau và cá.

2. THÔNG HIỂU ( 8 CÂU)

Câu 11 /Bài 13: Hãy nêu một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Chăm-pa.

Trả lời:

* Thành tựu văn học 

- Văn học dân gian: sử thi, truyện cổ, truyền thuyết, ca dao, tục ngữ, câu đố,... Sử thi của người Chăm vừa mang màu sắc thần thoại Ấn Độ, vừa thấm đượm triết lí Bà La Môn giáo và Hồi giáo. 

- Văn học viết: trường ca, gia huấn ca và thơ triết lí, thơ trữ tình,… được sáng tác bằng cả chữ Phạn lẫn chữ Chăm cổ.

* Thành tựu tín ngưỡng, tôn giáo

- Tín ngưỡng vạn vật hữu linh, thờ cúng tổ tiên và tín ngưỡng phồn thực.

- Tôn giáo: 

+ Ấn Độ giáo: trở thành tôn giáo chính ở Chăm-pa từ thế kỉ III; 

+ Phật giáo Đại thừa: phát triển trong hai thế kỉ IX và X;

+ Hồi giáo: du nhập vào Chăm-pa từ thế kỉ XII - XIV, hình thành cộng đồng Hồi giáo Chăm Bà-ni.

* Thành tựu nghệ thuật

- Kiến trúc, điêu khắc:

+ Những đền tháp Chăm là một khối vững chắc xây bằng gạch, có cửa chính và cửa giả gồm nhiều tầng, xếp nếp, tầng trên lặp lại tầng dưới nhưng nhỏ dần và tụ lại thành đỉnh nhọn vươn lên cao.

+ Dấu ấn riêng biệt trong kiến trúc Chăm là kĩ thuật làm gạch kết dính để xây tháp và kĩ thuật chạm trổ trên đá.

+ Những phù điêu nhấn mạnh vào từng hình tượng và khuynh hướng thiên về tượng tròn là đặc điểm giàu tính ấn tượng, tạo nên vẻ đẹp độc đáo của nghệ thuật điêu khác cổ Chăm-pa.

- Âm nhạc:

+ Âm nhạc và ca múa không thể thiếu trong sinh hoạt cộng động và các dịp lễ hội truyền thống như Ri-gia Nư-ga, Ka-tê, Ri-gia Pra-ung.

+ Chế tạo nhiều loại nhạc cụ độc đáo như trống gi-neng, trống pa-ra-nưng, chiêng, kèn xa-ra-nai, lục lạc, dàn ka-nhi,...

- Phong tục tập quán:

+ Nghi lễ cưới hỏi của người Chăm chịu sự chi phối của chế độ mẫu hệ.

+ Tập tục tang ma có sự phân chia theo lứa tuổi, đẳng cấp và nguyên nhân cái chết.

Câu 12 /Bài 13: Hãy lập bảng những thành tựu tiêu biểu của văn minh Phù Nam.

Trả lời:

Lĩnh vựcThành tựu
Nhà nước

- Ra đời vào khoảng thế kỉ I.

- Tồn tại trong khoảng 7 thế kỉ

Chữ viết- Trên cơ sở tiếp thu chữ Phạn, người Phù Nam đã xây dựng hệ thống chữ viết riêng của mình.
Đời sống vật chất

- Thương cảng Óc Eo -  trung tâm thương mại quan trọng nhất bấy giờ.

- Sống trong nhà sàn làm bằng gỗ, lợp lá. 

- Phương tiện đi lại: chủ yếu là thuyền

- Trang phục: đàn ông mặc khố dài tới gối, ở trần; phụ nữ dùng một tấm vải quấn lại thành váy và đeo trang sức.

Tín ngưỡng, tôn giáo

- Tín ngưỡng: vạn vật hữu linh, tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng thờ thần Mặt Trời.

- Tôn giáo: Phật giáo, Ấn Độ giáo

Nghệ thuật

- Kĩ thuật tạc tượng, điêu khắc trên các chất liệu gỗ, gốm, kim loại…

- Âm nhạc, nghệ thuật ca múa rất phát triển.

Phong tục tập quán

- Tục mai táng người chết (thủy táng, hỏa táng, địa táng, điểu táng).

- Khi có người qua đời, những người thân phải cạo đầu, cạo râu và mặc đồ trắng.

- Người Phù Nam thường đeo trang sức.

Câu 13/Bài 13: Lập bảng thống kê các thành tựu tiêu biểu của văn minh Chămpa.

Trả lời:

Lĩnh vựcThành tựu

Tổ chức 

Nhà nước

- Năm 192, nhà nước Lâm Ấp ra đời

- Bộ máy nhà nước Chăm-pa được xây dựng theo mô hình nhà nước chuyên chế cổ đại phương Đông.

Chữ viết- Sáng tạo ra chữ Chăm cổ trên cơ sở chữ Phạn

Hoạt động

Kinh tế

- Trồng lúa, các loại cây hoa màu và bông vải

- Thủ công nghiệp phát triển đa dạng

- Người Chăm rất giỏi nghề buôn bán bằng đường biển.

Nhà ở- Nhà xây bằng gỗ hoặc gạch nung, mặt trước có hiên ở chính giữa. 
Trang phục

- Nam mặc quần, ngoài quần váy (gọi là ka-ma), áo cánh xếp chéo, cài dây phía bên hông cùng khăn đội đầu. 

- Phụ nữ mặc quần bên trong áo dài, đầu đội khăn.

Ẩm thực- Bữa ăn hàng ngày của cư dân Chăm thường là cơm, rau và cá.
Văn học

- Văn học dân gian: sử thi, truyện cổ, truyền thuyết, ca dao…

- Văn học viết: trường ca, gia huấn ca và thơ triết lí…

Tín ngưỡng,

tôn giáo

- Tín ngưỡng vạn vật hữu linh, thờ cúng tổ tiên, phồn thực.

- Tôn giáo: Ấn Độ giáo, Phật giáo Đại thừa, Hồi giáo.

Kiến trúc, 

điêu khắc

- Kiến trúc: Thánh địa Mỹ Sơn, Phật viện Đồng Dương,…

- Điêu khắc: tượng và phù điêu trang trí trên đài thờ, đền tháp,…

Âm nhạcNhiều loại nhạc cụ độc đáo như trống gi-neng, trống pa-ra-nưng, chiêng, kèn xa-ra-nai, lục lạc, đàn ka-nhi,…

Phong tục 

Tập quán

- Nghi lễ cưới hỏi chịu sự chi phối của chế độ mẫu hệ.

- Tập tục ma chay có sự phân chia theo lứa tuổi, đẳng cấp và nguyên nhân cái chết. 

Câu 14/Bài 13: Em hãy cho biết nét độc đáo của kiến trúc, điêu khắc Chăm-pa.

Trả lời:

- Dấu ấn riêng biệt trong kiến trúc Chăm là kĩ thuật làm gạch kết dính để xây tháp và kĩ thuật chạm trổ trên đá.

- Những phù điêu nhấn mạnh vào từng hình tượng và khuynh hướng thiên về tượng tròn là đặc điểm giàu tính ấn tượng, tạo nên vẻ đẹp độc đáo của nghệ thuật điêu khác cổ Chăm-pa.

Câu 15/Bài 13: Nền văn hoá chămpa có những gì đặc sắc?

Trả lời:

- Qua hàng ngàn năm lịch sử, nhân dân Champa đã xây dựng nên một nền  văn hóa rất độc đáo và Chămpa đã để lại một khối lượng di tích và di vật rất lớn về kiến trúc, điêu khắc đá, các loại đồ đồng, đồ gốm, đồ thờ cúng bằng vàng, bạc, các loại đồ trang sức… Các loại hiện vật này đã phản ánh nhiều về những nét sinh hoạt trong xã hội Chămpa xưa, từ đời thường đến tôn giáo và cung đình, chúng có giá trị về nhiều mặt, nhất là về nghệ thuật. Đặc biệt có một quần thể kiến trúc đền tháp thuộc tôn giáo của Chămpa ở Mỹ Sơn (Quảng Nam) còn gọi là “thánh địa Mỹ Sơn” được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới vào tháng 12 năm 1999.

- Ngoài ra, người Chămpa còn để lại các di sản ca múa nhạc thể hiện một phần trên điêu khắc đá: các tượng vũ công hoặc người chơi nhạc cụ; các quần thể di tích được UNESCO công nhận;..

Câu 16 /Bài 13: Theo em, Vương quốc cổ Phù Nam có mối quan hệ như thế nào với nền văn hoá Óc Eo?

Trả lời:

Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ nổi tiếng ở Nam Bộ - Việt Nam, là nền văn hóa gắn liền với lịch sử của vương quốc Phù Nam, một bộ phận cấu thành lịch sử dân tộc Việt Nam. Những dấu vết vật chất thuộc nền văn hóa này được các học giả người Pháp phát hiện từ cuối thế kỷ 19.

Câu 17 /Bài 13: Yếu tố biển và kinh tế biển tác động như thế nào đến sự hình thành và phát triển của văn minh Phù Nam?

Trả lời:

- Cơ sở hình thành nền Văn minh Phù Nam (Xem lại 2 câu trả lời cho câu hỏi ở mục I-1, 2)

- Yếu tố biển và kinh tế biển tác động mạnh mẽ đến sự hình thành và phát triển của văn minh Phù Nam:

+ Nhờ điều kiện tự nhiên có biển bao bọc nên Phù Nam sớm kết nối với nền thương mại biển quốc tế sôi động qua con đường Tơ lụa và con đường Hồ tiêu.

+ Thông qua vai trò của thương nhân, văn minh Ấn Độ sớm ảnh hưởng và được Phù Nam tiếp thu một cách có chọn lọc.

+ Nền kinh tế biển góp phần quan trọng đưa đến sự ra đời của vương quốc Phù Nam, bên cạnh nền kinh tế nông nghiệp, kinh tế thương nghiệp phát triển mạnh mẽ.

+ Việc giao thương mua bán giữa các quốc gia được đẩy mạnh (thương cảng Óc Eo)

+ Do yếu tố biển và kinh tế biển tác động đến cả đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Phù Nam cổ.

Câu 18/Bài 13: Lập bảng tóm tắt về tổ chức xã hội và nhà nước của Phù Nam.

Trả lời:

Yêu cầuNội dung
1. Tổ chức xã hội

- Tổ chức xã hội là các xóm làng (phum, sóc), gồm nhiều gia đình có chung huyết thống, cùng sinh sống trên một khu vực.

- Xóm làng (phum, sóc) có quan hệ lỏng lẻo với nhau và bị chia cắt bởi rừng

rậm, dảm lầy.

2. Tổ chức nhà nước

- Nhà nước Phù Nam ra đời vào khoảng thế kỉ I, được tổ chức theo thể chế quân chủ chuyên chế, vua là người đứng đầu có quyền lực tối cao.

– Nhà nước Phù Nam là tập hợp của nhiều tiểu quốc: Giúp việc cho vua là hệ thống quan lại, tăng lữ.

3. Nhận xét

- Đầu thế kỉ III, Phạm Sư Mạn đã tiến hành chinh phục nhiều vong quốc, mở rộng cương vực bao gồm: vùng hạ lưu sông Mê Công, sông Tông Lê Sáp,.

- Do cư dân sống trên địa bàn rừng rậm của miền sông nước ở Nam Bộ nên tổ chức xã hội còn lỏng lẻo vì địa bàn rộng khó quản lý.

- Tổ chức nhà nước theo chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.

3. VẬN DỤNG ( 3 CÂU)

Câu 19/Bài 13: Cho biết văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng như thế nào đến sự hình thành và phát triển của văn hóa Phù Nam?

Trả lời:

- Phù Nam đã tiếp nhận nhiều giá trị văn minh Ấn Độ như chữ viết, tư tưởng, tôn giáo, tổ chức nhà nước và chế độ đẳng cấp.

- Xã hội Phù Nam có sự phân hóa dưới ảnh hưởng của Ấn Độ giáo.

- Tổ chức bộ máy nhà nước Phù Nam mang tính chất của nhà nước chuyên chế phương Đông cổ đại.

- Từ cuối thế kỉ II đến đầu thế kỉ III, trên cơ sở chữ Phạn của người Ấn, người Phù Nam đã xây dựng hệ thống chữ viết riêng của mình.

- Trong thư tịch cổ Trung Quốc cũng cho biết người Phù Nam có nhiều sách vở, thư viện.

Câu 20/Bài 13: Một trong những nét đặc sắc của người Chăm đó là chữ viết, vậy nó được bắt nguồn từ đâu và có được lưu giữ đến bây giờ không ?

Trả lời:

Chữ Chăm là một trong những hệ thống chữ viết đầu tiên bắt nguồn từ chữ Brahmi ở Nam Ấn Độ khoảng năm 200. Giống như tất cả các chữ viết thuộc nhóm ngôn ngữ Brahmi, chữ Chăm ghi lại âm tiết (có chữ cái chỉ nguyên âm, nhưng các chữ cái ghi lại phụ âm có nguyên âm đi kèm luôn trong đó). Chữ này viết hàng ngang, từ trái sang phải như chữ Latinh.

*Không, Cộng đồng người Chăm ngày nay có hai nhóm cách biệt nhau, người Tây

Chăm ở Campuchia và người Đông Chăm ở Việt Nam. Chữ viết Chăm ở hai nơi khác biệt nhau khá xa. Người Tây Chăm phần lớn theo đạo Hồi và ngày nay ưu chuộng dùng chữ Ả Rập. Người Đông Chăm ở Việt Nam chủ yếu theo đạo Hindu và vẫn sử dụng chữ viết riêng của họ. Trong thời gian Đông Dương là thuộc địa của Pháp, cả hai nhóm người Chăm đều bị buộc phải chuyển sang dùng ký tự Latin.

 

Câu 21/Bài 13: : Văn hóa Champa chịu ảnh hưởng đậm nét của nền văn hóa nào trên thế giới?

Trả lời:

Văn hóa Champa chịu ảnh hưởng đậm nét của văn hóa Ấn Độ.

 Biểu hiện:

+ Chữ viết của người Chăm được sáng tạo dựa trên cơ sở chữ Phạn

+ Người Chăm đều theo đạo Bà La Môn và đạo Phật

+ Các công trình đền tháp tiêu biểu là thánh địa Mĩ Sơn

4. VẬN DỤNG ( 2 CÂU)

Câu 22/Bài 13: Trong văn hóa champa thần Shiva có chức năng gì? So sánh thần Shiva Chăm với thần Shiva Campuchia?

Trả lời:

Thần Siva theo quan niệm của Ấn Độ cũng như người Chăm là thần huỷ diệt và sáng tạo, đây là quy luật của tạo hoá, huỷ diệt những cái xấu xa để tái tạo lại những cái mới, cái tốt đẹp, đem lại hạnh phúc cho muôn loài. Ở trần thế không có gì là vĩnh cửu, sáng tạo, bảo tồn rồi huỷ diệt, quy luật này theo chu kỳ luân hồi.

- Thần Shiva Chăm với thần Shiva Campuchia có những nét tương đồng như mắt mở to, mũi nở rộng. Tuy nhiên, nhìn dưới góc độ mỹ thuật, thần Siva Chăm có nét hài hoà, tinh tế gần với đời thường, không giống như thần Siva Campuchia mặt dữ tợn, nét mặt và thân không cân đối, vì họ cho rằng đã là thần phải dữ tợn, biểu lộ cái uy nghi của thần thì dân chúng mới sợ và tin vào sức mạnh của thần linh.

 

Câu 23/Bài 13: Hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau của văn minh Phù Nam với 2 nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc và Chăm-pa.

Trả lời:

  • a. Điểm giống nhau - Cơ sở hình thành: + Gắn với điều kiện tự nhiên tại lưu vực của những con sông lớn. + Nhờ ưu thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước là ngành sản xuất chính của cư dân Việt cổ, Chăm-pa và Phù Nam. + Làng là tổ chức xã hội phổ biến của cư dân Việt cổ, Chăm-pa, Phù Nam + Cư dân bản địa là những người đóng góp chủ yếu trong quá trình xây dựng nền văn minh của họ. - Thành tựu: + Sớm hình thành nhà nước; đứng đầu bộ máy nhà nước là vua. + Có nhiều bước tiến trong đời sống vật chất và tinh thần. b) Điểm khác nhau: *Niên đại: - Văn minh Phù Nam: từ thế kỉ 1 - 7 - Văn minh Chăm Pa: từ thế kỉ 2 - 17 - Văn minh Văn Lang - Âu Lạc: từ thế kỉ 7 TCN - 2 TCN *Tín ngưỡng, tôn giáo: - Văn minh Phù Nam: + Tín ngưỡng: vạn vật hữu linh; phồn thực; thờ thần Mặt Trời + Tôn giáo: Phật giáo, Hin-đu giáo - Văn minh Chăm Pa: + Tín ngưỡng: vạn vật hữu linh, thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng phồn thực + Tôn giáo: Phật giáo, Hin-đu giáo - Văn minh Văn Lang - Âu Lạc: + Tín ngưỡng: sùng bái tự nhiên, phồn thực, thờ cúng tổ tiên

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận lịch sử 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay