Câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 cánh diều Ôn tập Bài 5: Văn bản thông tin (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 5: Văn bản thông tin (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 7 cánh diều.

ÔN TẬP BÀI 5

VĂN BẢN THÔNG TIN

Câu 1: Theo em, ca Huế là gì?

Trả lời:

Ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế, Việt Nam, là một hình thức diễn xướng trong cung vua phủ chúa dành cho giới thượng lưu say mê nghệ thuật. Môi trường diễn xướng của ca Huế thường hạn chế cả về số người biểu diễn và số người nghe biểu diễn. Mỗi một dàn nhạc cũng chỉ gồm 5 -6 nhạc công và 4 – 5 nhạc cụ.

Câu 2: Tác phẩm Ca Huế chia làm mấy phần?

Trả lời:

Chia văn bản thành 2 đoạn:

- Đoạn 1: Từ đầu đến “tầng lớp công chúng”: Nguồn gốc của ca Huế

- Đoạn 2: Tiếp theo đến “nhạc đệm hoàn hảo”: Quy định và luật lệ của ca Huế

- Đoạn 3: Còn lại: Giá trị nghệ thuật và thành tựu của ca Huế

Câu 3: Nội dung chính tác phẩm Ca Huế là gì?

Trả lời:

Ca Huế giúp người đọc hiểu được nguồn gốc, môi trường và giá trị của ca Huế, đồng thời giúp người đọc hiểu được các quy tắc, luật lệ trong hoạt động ca Huế. Qua đó thấy được Huế là mảnh đất, là cái nôi sinh ra những làn điệu dân ca. Các làn điệu phong phú và đa dạng, sâu sắc, chan chứa tình cảm

Câu 4: Nguồn gốc của ca Huế là gì?

Trả lời:

Ca Huế khởi nguồn từ hát cửa quyền trong cung vua, phủ chúa, với hình thức diễn xướng mang tính bác học, dành cho giới thượng lưu say mê nghệ thuật.

Câu 5: Về môi trường diễn xướng ca Huế có quy định và luật lệ như thế nào?

Trả lời:

+ Thường ở trong một không gian hẹp, hạn chế số lượng người tham gia

+ Không trình diễn trước đám đông hoặc hát dưới ánh Mặt Trời

Câu 6: Theo quy định ca Huế, dàn nhạc có biên chế như thế nào?

Trả lời:

+ Sử dụng đạt chuẩn 4-5 loại nhạc cụ trong dàn ngũ tuyệt cổ điển (nguyệt, tì bà, nhị, tranh, tam) hoặc có thể thay đổi đàn tam bằng đàn bầu.

+ Hoặc sử dụng đàn tứ tuyệt gồm các nhạc cụ (nguyệt, nhị, tì, đàn tranh)

+ Hoặc đầy đủ hơn là đàn lục ngự (tam, tỳ, nhị, nguyệt, tranh, bầu)

Câu 7: Về phương thức biểu diễn được quy định như thế nào?

Trả lời:

+ Biểu diễn truyền thống: người biểu diễn và người thường thức có quen biết nhau, vừa thưởng thức nghệ thuật vừa có thể nhận xét đánh giá, góp ý

+ Biểu diễn cho du khách: Có giới thiệu chương trình, quá trình hình thành, phát triển giá trị của ca Huế với các tiết mục biểu diễn minh họa của nghệ nhân.

Câu 8: Văn bản "Ca Huế" để lại cho em những tưởng tượng gì về thể loại âm nhạc này? Trình bày ý kiến của em về nét đặc sắc của ca Huế so với các thể loại âm nhạc hiện đại ngày nay.

Trả lời:

Ca Huế là  thể loại âm nhạc kết hợp giữa dân gian, chuyên nghiệp và bác học của ca nhạc thính phòng, một thể loại âm nhạc đỉnh cao trong toàn bộ các di sản âm nhạc truyền thống Việt Nam.

Ca Huế mang nét truyền thống, nét thanh lịch và tao nhã hơn so với những sản phẩm âm nhạc hiện đại ngày nay.

Câu 9: Ai là tác giả văn bản “Hội thi thổi cơm”

Trả  lời:

Minh Nhương  

Câu 10: Em hãy tóm tắt văn bản Hội thi thổi cơm bằng đoạn văn.

Trả  lời:

Hằng năm, cứ đến ngày rằm tháng giêng, làng Đồng Vân thường mở hội rước nước, hát chèo và thổi cơm thi. Bắt đầu vào hội thi làm lễ dâng hương. Hội thi bắt đầu bằng việc lấy lửa trên ngọn cây chuối cao. Người trong đội sẽ vót mảnh tre già thành những chiếc đũa bông châm lửa. Trong khi đó, người trong nhóm dự thi nhanh tay giã thóc, giần sàng thành gạo, lấy nước và bắt đầu thổi cơm. Các đội thổi cơm đan xen nhau uốn lượn trên sân đình. Khoảng sau một giờ rưỡi, những nồi cơm lần lượt được đem trình trước cửa đình. Ban giám khảo mở nồi cơm chấm theo ba tiêu chuẩn: gạo trắng, cơm dẻo và không có cơm cháy. Cuộc thi nào cũng hồi hộp và việc giật giải đã trở thành niềm tự hào khó có gì sánh nổi đối với dân làng. Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân là sinh hoạt văn hóa cổ truyền được bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên dòng sông Đáy xưa.

Câu 11: Đối tượng và mục đích thuyết minh của tác phẩm Hội thi thổi cơm là gì?

Trả lời:

- Đối tượng thuyết minh: hội thổi cơm thi ở Đồng Vân.

- Mục đích thuyết minh: giới thiệu cho người đọc về thời gian, địa điểm, diễn biến của hội thổi cơm thi và ý nghĩa của lễ hội này đối với đời sống tinh thần của người lao động vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Câu 12: Lễ hội diễn ra với diễn biến như thế nào?

Trả lời:

- Diễn biến của lễ hội:

+ Thi nấu cơm: làm thủ tục bắt đầu cuộc thi, lấy lửa trên ngọn cây chuối cao, vót đũa bông châm lửa, giã thóc, giần sàng, lấy nước và nấu cơm.

+ Chấm thi: tiêu chuẩn chấm thi (gạo trắng, cơm dẻo, không có cơm cháy), cách chấm thi để đảm bảo tính chính xác, công bằng.

Câu 13: Nội dung chính của văn bản Hội thi thổi cơm là gì?

Trả lời:

Văn bản giới thiệu về những nét độc đáo, sự khác biệt giữa các đặc điểm, hình thức của một số hội thi nấu cơm trên cả nước: Thi nấu cơm ở hội Thị Cấm (Từ Liêm – Hà Nội), thi nấu cơm ở hội làng Chuông (Hà Nội), thi nấu cơm ở hội Từ Trọng (Hoằng Hóa, Thanh Hóa), thi nấu cơm ở hội Hành Thiện (Nam Định). Qua văn bản, người đọc hiểu biết và hiểu hơn về các quy tắc, luật lệ của hội thi truyền thống

Câu 14: Lễ hội có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

- Văn hóa cổ truyền bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc bên dòng sông Đáy xưa.

- Dịp trai trang trong làng đua tài khỏe mạnh, thông minh, gái làng thể hiện bàn tay khéo léo.

- Vang lên những tiếng cười hồn nhiên sau ngày lao động vất vả.

Câu 15: Giá trị nội dung của tác phẩm Hội thi thổi cơm là gì?

Trả lời:

Bài văn nhằm giới thiệu cho người đọc về thời gian, địa điểm, diễn biến của hội thổi cơm thi ở Đồng Vân và ý nghĩa của lễ hội này đối với đời sống tinh thần của người lao động vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Câu 16: Thế nào là trạng ngữ của câu?

Trả lời:

Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung ý nghĩa về thời gian, địa điểm, mục đích, nguyên nhân, phương tiện…

Câu 17: Nêu đặc điểm của trạng ngữ trong câu?

Trả lời:

Đặc điểm của trạng ngữ:

Có thể đứng ở trước, sau nòng cốt câu, giữa chủ ngữ và vị ngữ.

Thường được ngăn cách với chủ ngữ và vị ngữ bởi dấu phẩy.

Cấu tạo: Có thể là một từ, có thể là một cụm từ, trạng ngữ thường bắt đầu bằng một quan hệ từ: trên, dưới, trong, ngoài, bằng, với, qua, vì, do, bởi, tại…+ danh từ.

Câu 18: Ý nghĩa của “sới vật” ở Bắc Giang là gì?

Trả lời:

Sới vật hình tròn được đặt giữa sân đình hình vuông thể hiện quan niệm của dân gian vuông biểu hiện cho đất, tròn biểu hiện cho trời (trời tròn, đất vuông). Mặt khác, tròn là Mặt Trời, các đô vật thường là nam, biểu hiện cho tính dương. Thông qua đấu vật người ta mong dương vượng để có “mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, bội thu”.

Câu 19: Quy định về việc lựa chọn đồ vật là gì?

Trả lời:

+ Đô vật phải là đô vật có tiếng trong vùng, được đông đảo công chúng ghi nhận về tài năng đấu vật.

+ Ngoài ra, đô vật đó phải có tài năng đức độ, có bề dày thời gian cống hiến công lao cho phong trào vật trong vùng.

Câu 20: Quy định về nghi lễ bái tổ như thế nào?

Trả lời:

+ Mở đầu hội vật, hai Đô thực hiện keo vật thờ được giới thiệu rất trang trọng về tên tuổi, địa chỉ, thành tích đã đạt được, những sở trường trong thi đấu…

+ Khi tiếng trống chầu vang lên, hai Đô vật “mình trần đóng khố,” chân quỳ vai sánh, hai tay chắp sườn. Hiệu lệnh của trống chầu tiếp tục điểm, hai đô đứng vươn thẳng, hai tay vẫn chắp sườn nghênh diện. Tiếng trống chầu điểm lần thứ ba, họ chắp tay đồng thời khom lưng “bái tổ” theo thế 3 bước tiến lên, 3 bước lùi xuống.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay