Đáp án Công nghệ thiết kế 10 cánh diều Bài 5. Các cuộc cách mạng công nghiệp_Phần 1

File Đáp án Công nghệ thiết kế 10 cánh diều Bài 5. Các cuộc cách mạng công nghiệp_Phần 1. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

Xem: => Giáo án công nghệ 10 - Thiết kế công nghệ cánh diều (bản word)

BÀI 5: CÁC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP

 

MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Thế giới đã và đang trải qua các cuộc cách mạng công nghiệp nào? Hãy kể tên các cuộc cách mạng công nghiệp mà em biết.

Trả lời:

Thế giới đã và đang trải qua các cuộc cách mạng công nghiệp:

  • Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (1784)
  • Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai (1870)
  • Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba (1969)
  • Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (2013)

 

I. CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ NHẤT

  1. Nội dung

Hình thành kiến thức: Nội dung cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là gì? Tại sao động cơ hơi nước lại được chọn làm dấu mốc cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất?

Trả lời:

Nội dung cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (cuộc cách mạng gắn liền với việc ứng dụng các thành tựu khoa học, kĩ thuật vào sản xuất và đời sống):

  • Động cơ hơi nước do James Watt sáng chế (1784) được coi là một dấu mốc quan trọng của cuộc cách mạng, mở ra quá trình cơ khí hóa cho nhiều ngành sản xuất.
  • Mở đầu quá trình cơ khí hóa ngành công nghiệp dệt làm tăng năng suất dệt lên tới vài chục lần.
  • Sự ra đời của đầu máy xe lửa, tàu thủy chạy bằng động cơ hơi nước đã tạo ra bước phát triển mạnh cho giao thông đường sắt, đường thủy.

Động cơ hơi nước lại được chọn làm dấu mốc cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất vì: trước đây, tình hình kinh tế của các nước trên thế giới hết sức thô sơ và đơn giản. Hầu hết công việc đều dựa vào nguồn lao động chân tay, dựa trên sức nước, sức gỗ, sức gió... với quy mô rất nhỏ. Vì thế, năng suất lao động không những ở mức thấp mà còn tốn nhiều nhân lực. 

⇒ Động cơ hơi nước lại được chọn làm dấu mốc cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất.

 

  1. Đặc điểm:

Hình thành kiến thức: Hãy nêu vai trò, đặc điểm của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất. Tại sao cuộc cách mạng này được coi là xảy ra ở Anh đầu tiên?

Trả lời:

  • Vai trò:
    • Làm tăng năng suất lao động,
    • Tăng sản lượng hàng hóa,
    • Thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp và đô thị hóa,
    • Chuyển phương thức sản xuất từ lao động thủ công sang sản xuất cơ khí.
  • Đặc điểm:
    • Chỉ diễn ra ở một số nước trên thế giới, mở đầu từ nước Anh, sau đó lan tỏa sang những nước khác như Mỹ và các nước châu Âu.
    • Sản xuất cơ khí với việc sử dụng máy móc phát triển đã làm xuất hiện các ngành sản xuất mới, các thành thị và trung tâm công nghiệp mới.
  • Cuộc cách mạng này được coi là xảy ra ở Anh đầu tiên vì:
    • Vương quốc Anh không chỉ có nguồn cung cấp tài nguyên lớn và đa dạng cho thế giới mà còn có thể dễ dàng được tìm thấy và thuận lợi khai thác được.
    • Vị trí địa lý thuận lợi cho vận chuyển và buôn bán.
    • Chính trị ổn định bền vững.

⇒ Tất cả đều kết hợp hoàn hảo để cho phép vương quốc Anh có những điều kiện cần thiết thuận lợi khiến công nghiệp hóa phát triển mạnh mẽ.

 

Luyện tập: Theo em, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã đem lại những gì cho nhân loại?

Trả lời:

Theo em, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã đem lại những lợi ích cho nhân loại là:

  • Tạo ra một bước ngoặt lớn cho kinh tế thế giới.
  • Hệ thống máy móc hiện đại, sử dụng máy hơi nước cùng các loại năng lượng từ than đá và sắt là những phát minh vĩ đại mang tầm vĩ mô. ⇒ Năng suất lao động gia tăng đột biến, giúp nền kinh tế của hầu hết các nước đi lên nhanh chóng.

II. CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ HAI

  1. Nội dung

Hình thành kiến thức: Nội dung cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai là gì? Nêu một số thành tựu nổi bật của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai đem lại những thay đổi gì cho sản xuất?

Trả lời:

Nội dung cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai:

  • Thay đổi từ sản xuất đơn lẻ sang sản xuất hàng loạt bằng máy móc chạy bằng năng lượng điện.
  • Sự phát triển mạnh mẽ của động cơ đốt trong, động cơ điện, điện tín, điện thoại tạo nên một bước phát triển mới trong công nghiệp.
  • Công nghệ luyện gang, thép ngày càng hoàn thiện và phát triển với quy mô lớn, nhiều kĩ thuật, công nghệ mới được đưa vào trong sản xuất công nghiệp, thúc đẩy ngành công nghiệp chế tạo máy phát triển.
  • Quá trình điện khí hóa trong sản xuất được nhanh chóng nhờ sự truyền tải điện năng cùng với sự phát triển của động cơ điện.
  • Một loạt các ngành công nghiệp khác cũng nhanh chóng được phát triển, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội như: dầu khí, hóa chất, đóng tàu, ô tô,..

Một số thành tựu nổi bật của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai:

  • Những phát minh khoa học vĩ đại như phát minh ra điện tử, sóng vô tuyến điện và chất phóng xạ, các sáng chế động cơ điện..
  • Các phương tiện truyền thông như điện tín và điện thoại ra đời vào năm 1880, liên lạc bằng Điện thoại ngay lập tức được ứng dụng trên khắp thế giới
  • hình thành một lĩnh vực kỹ thuật điện mới là điện tử học và ngành công nghiệp điện tử ra đời, Mở đầu kỉ nguyên điện khí hóa → thúc đẩy sự phát triển các ngành công nghiệp khác như luyện kim, chế tạo máy, đóng tàu, công nghiệp quân sự, giao thông vận tải, công nghiệp hóa chất.

⇒ Quá trình biến đổi cách mạng từ lĩnh vực khoa học đã nhanh chóng lan tỏa sang lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai đem lại những thay đổi cho sản xuất là:

  • Thay đổi từ sản xuất đơn lẻ sang sản xuất hàng loạt bằng máy móc chạy bằng năng lượng điện.
  • Công nghệ luyện gang, thép ngày càng hoàn thiện và phát triển với quy mô lớn, nhiều kĩ thuật, công nghệ mới được đưa vào trong sản xuất công nghiệp, thúc đẩy ngành công nghiệp chế tạo máy phát triển.
  • Một loạt các ngành công nghiệp khác cũng nhanh chóng được phát triển, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội như: dầu khí, hóa chất, đóng tàu, ô tô,..
  1. Đặc điểm

Hình thành kiến thức:

  1. Tại sao sản xuất theo dây chuyền lại tăng được năng suất lao động?
  2. Nêu vai trò, đặc điểm của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai.

Trả lời:

  1. Sản xuất theo dây chuyền lại tăng được năng suất lao động vì: dây chuyền giúp sản xuất, vận chuyển hàng hóa được vận hành một cách liên tục và hiệu quả nhất; tiết kiệm thời gian và năng suất lao động tăng cao hơn.
  • Vai trò của cuộc cách mạng thứ 2:
    • Có vai trò quan trọng trong việc chuyển quy mô sản xuất từ đơn lẻ sang sản xuất hàng loạt, sản xuất theo dây chuyền → tăng năng suất, sản lượng, chất lượng hàng hóa
    • Nâng cao chất lượng cuộc sống và tạo điều kiện phát triển khoa học, kĩ thuật.
    • Các phát minh, sáng chế về động cơ đốt trong, động cơ điện, thiết bị điện tử cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp luyện kim, chế tạo máy, giao thông,..

⇒ Tác động tích cực đến mọi mặt của sản xuất, thúc đẩy sự phát triển cho các ngành công nghiệp khác.

  • Đặc điểm:
    • Quy mô và sự ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp đã lan tỏa tới nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới hơn.
    • Năng lượng điện đã làm thay đổi phương thức sản xuất
    • Sự kết hợp giữa khoa học với sản xuất ngày càng chặt chẽ, đưa khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

=> Giáo án công nghệ 10 - Thiết kế công nghệ cánh diều bài 5: Các cuộc cách mạng công nghiệp

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Công nghệ thiết kế 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay