Đáp án Công nghệ thiết kế 10 cánh diều Bài 10. Mặt cắt và hình cắt
File Đáp án Công nghệ thiết kế 10 cánh diều Bài 10. Mặt cắt và hình cắt. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án công nghệ 10 - Thiết kế công nghệ cánh diều (bản word)
BÀI 10: MẶT CẮT VÀ HÌNH CẮT
MỞ ĐẦU
Câu hỏi: Quan sát hình 10.1, hãy cho biết:
- Các nét đứt mảnh trên hình chiếu đứng thể hiện phần nào của vật thể?
- Làm thế nào để thể hiện rõ phần cấu tạo bên trong của vật thể?
Trả lời:
- Các nét đứt mảnh trên hình chiếu đứng thể hiện mặt trong của vật thể.
- Để thể hiện rõ phần cấu tạo bên trong của vật thể biểu diễn bằng nét đứt.
I. KHÁI NIỆM
Hình thành kiến thức: Quan sát hình 10.2b và cho biết sự khác nhau giữa hình cắt và mặt cắt.
Trả lời:
Sự khác nhau giữa hình cắt và mặt cắt:
- Mặt cắt: biểu diễn đường bao ngoài của vật thể nằm trên mặt phẳng cắt.
- Hình cắt: biểu diễn mặt cắt và các đường bao của vật thể sau mặt phẳng cắt.
II. MẶT CẮT
- Một số loại mặt cắt
Hình thành kiến thức: Có mấy loại mặt cắt và được sử dụng khi nào?
Trả lời:
Có 2 loại mặt cắt:
- Mặt cắt rời: được đặt bên ngoài hình chiếu, được sử dụng khi đường bao mặt cắt phức tạp.
- Mắt cắt chập: được đặt tại vị trí mặt phẳng cắt, sử dụng khi đường bao mặt cắt đơn giản.
- Vẽ mặt cắt
Hình thành kiến thức: Vị trí của mặt phẳng cắt trên hình chiếu hình 10.4a và 10.4b thể hiện như thế nào?
Trả lời:
Vị trí của mặt phẳng cắt trên hình chiếu hình 10.4a và 10.4b thể hiện :
- Hình 10.4a: được đặt bên ngoài hình chiếu, có thể được đặt ở vị trí bất kì trên bản vẽ và phải có kí hiệu kèm theo.
- Hình 10.4b: được đặt tại vị trí mặt phẳng cắt đi qua ngay trên hình chiếu, đường bao ngoài được vẽ bằng nét liền mảnh.
Hình thành kiến thức: Mặt cắt rời (hình 10.4a) và mặt cắt chập (hình 10.4b) khác nhau như thế nào về nét vẽ và vị trí đặt mặt cắt so với hình chiếu?
Trả lời:
Mặt cắt rời (hình 10.4a) và mặt cắt chập (hình 10.4b) khác nhau về nét vẽ và vị trí đặt mặt cắt so với hình chiếu:
- Nét vẽ:
- Mặt cắt rời: nét liền đậm
- Mặt cắt chập: nét liền mảnh
- Vị trí đặt mặt cắt:
- Mặt cắt rời: đặt bên ngoài hình chiếu
- Mặt cắt chập: đặt tại vị trí mặt phẳng cắt đi qua ngay trên hình chiếu.
Thực hành: Hãy vẽ mặt cắt của vật thể hình 10.5 theo tỉ lệ 2:1
Trả lời:
Học sinh tự vẽ mặt cắt của vật thể hình 10.5 theo tỉ lệ 2:1 theo sự hướng dẫn của giáo viên
III. HÌNH CẮT
- Một số loại hình cắt
Hình thành kiến thức: Quan sát Hình 10.7, cho biết phần hình cắt đặt ở phía nào của trục đối xứng? Tại sao không thể hiện nét đứt bên phần hình chiếu?
Trả lời:
- Phần hình cắt đặt ở phía nửa bên kia của trục đối xứng, đối xứng với phần hình chiếu.
- Vì phần hình cắt nó nằm gọn về một bên so với trục đối xứng.
- Vẽ hình cắt
Hình thành kiến thức: Quan sát hình 10.9b cho biết:
- Tại sao khi vẽ hình cắt đứng, nét cắt được vẽ trên hình chiếu bằng?
- Hướng mũi tên cho biết phần nào của vật thể được bỏ đi?
- Dựa vào nét cắt, cho biết phần đặc, phần rỗng mà mặt phẳng đi qua.
Trả lời:
- Do vị trí hình cắt đứng, khi cắt theo hướng chiếu đó, nét cắt ảnh hưởng tới hình chiếu bằng của vật thể.
- Hướng mũi tên chỉ hướng chiếu xác định vị trí mặt phẳng cắt. Hướng mũi tên trong hình cho biết phần mặt phẳng đứng bị bỏ đi.
- Theo nét cắt, phần đặc mặt phẳng đi qua là khối hình chữ U (hình chiếu cạnh); phần rỗng mặt phẳng đi qua là lỗ hình trụ.
Thực hành: Hãy vẽ hình cắt của vật thể hình 10.10 theo tỉ lệ 2:1
Trả lời:
Học sinh tự vẽ theo hướng dẫn của giáo viên.
Luyện tập: Trục có lỗ vuông xuyên suốt ở giữa và được cắt bằng mặt phẳng cắt như hình 10.11a. Em hãy chọn mặt cắt, hình cắt đứng và giải thích tại sao?
Trả lời:
Mặt cắt: hình (c) ; hình cắt : hình (e).
Vì mặt cắt là hình biểu diễn bao ngoài của vật thể nằm trên mặt phẳng cắt ; hình cắt là hình biểu diễn mặt cắt và các đường bao của vật thể sau mặt phẳng cắt.
Vận dụng: Hãy sưu tầm bản vẽ có mặt cắt hoặc hình cắt và cho biết ý nghĩa của mặt cắt hoặc hình cắt đó trên bản vẽ kĩ thuật.
Trả lời: