Đáp án Địa lí 11 cánh diều bài 12: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) (P1)

File đáp án Địa lí 11 cánh diều bài 12: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) (P1).Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

BÀI 12: HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á (ASEAN) (P1)

MỞ ĐẦU

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là một tổ chức chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tổ chức khu vực này có mục tiêu, cơ chế hoạt dộng và sự hợp tác như thế nào? Việt Nam có vai trò như thế nào trong tổ chức này? 

Trả lời:

- Một số mục tiêu chính được nêu trong Hiến chương ASEAN là:

+ Duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, hướng tới hòa bình trong khu vực. Duy trì khu vực không có vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí huỷ diệt hàng loạt khác.

+ Nâng cao năng lực tự cường khu vực thông qua việc đẩy mạnh hợp tác chính trị, an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội.

+ Giảm nghèo và thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN thông qua hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau; nâng cao phúc lợi và đời sống của người dân khu vực.

+ Thúc đẩy phát triển bền vững nhằm bảo vệ môi trường khu vực, tài nguyên, di sản văn hóa,...

+ Hướng tới một ASEAN hòa bình, an ninh, ổn định dài lâu, kinh tế phát triển bền vững, thịnh vượng và tiến bộ xã hội.

I. MỤC TIÊU CỦA ASEAN.

Câu hỏi: Đọc thông tin và dựa vào kiến thức đã học, hãy:

- Trình bày mục tiêu của ASEAN

- So sánh mục tiêu của ASEAN với EU

Trả lời:

* Mục tiêu của ASEAN: 

- Duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh và ổn định và tăng cường hơn nữa các giá trị hướng tới hòa bình trong khu vực. Duy trì  khu vực không có vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khác;

- Nâng cao năng lực tự cường khu vực thông qua việc đẩy mạnh hợp tác chính trị, an ninh, kinh tế, văn hóa, xã hội;

- Giảm nghèo và thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN thông qua hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau, nâng cao phúc lợi và đời sống của người dân trong khu vực;

- Thúc đẩy phát triển bền vững nhằm bảo vệ môi trường khu vực, tài nguyên, di sản văn hóa...

- Hướng tới một ASEAN hòa bình, an ninh, ổn định dài lâu, kinh tế phát triển bền vững, thịnh vượng và tiến bộ xã hội

* So sánh mục tiêu của ASEAN và EU:

- Giống nhau:

  • EU và ASEAN đều là các tổ chức liên kết mang tính khu vực ở châu Âu và Đông Nam Á.
  • Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài (Mĩ).
  • Mục tiêu: liên minh, hợp tác cùng phát triển về kinh tế, văn hóa.

- Khác nhau:

  • Liên minh châu Âu (EU) là tổ chức liên kết châu lục, hợp tác toàn diện hơn và ảnh hưởng lớn hơn. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là tổ chức liên kết khu vực và đang phát triển.
  • EU: chủ trương liên kết về kinh tế, sau đó mới liên kết về chính trị, đối ngoại, an ninh chung
  • ASEAN: liên kết về kinh tế, văn hóa

II. CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG VÀ MỘT SỐ HỢP TÁC TRONG KINH TẾ, VĂN HÓA CỦA ASEAN.

  1. Cơ chế hoạt động của ASEAN

Câu hỏi: Đọc thông tin, hãy trình bày cơ chế hoạt động của ASEAN.

Trả lời:

Cơ chế hoạt động của ASEAN: hoạt động của ASEAN tuân theo các nguyên tắc được quy định trong Hiến chương ASEAN và thông qua các hoạt động của các cơ quan ASEAN, các hợp tác, các chương trình và các hiệp ước,...

* Cơ quan điều phối:

  • Hội nghị Cấp cao ASEAN: gồm những người đứng đầu Nhà nước hoặc Chính phủ, là cơ quan, hoạch định chính sách tối cao của ASEAN, đưa ra các chỉ đạo và các vấn đề then chốt
  • Hội đồng điều phối ASEAN: gồm các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN; có nhiệm vụ chuẩn bị cho các cuộc họp cấp cao ASEAN, điều phối việc thực hiện các thỏa thuận và quyết định của Hội nghị cấp cao ASEAN; xem xét theo dõi tổng thể tất cả các hoạt động của ASEAN với sự trợ giúp của Tổng Thư ký ASEAN. Hội đồng Điều phối ASEAN họp ít nhất hai lần một năm.
  • Các Hội đồng Cộng đồng ASEAN: gồm Hội đồng Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN, Hội đồng Cộng đồng Văn hóa -Xã hội ASEAN; có nhiệm vụ bảo đảm việc thực hiện các quyết định có liên quan của Hội nghị cấp cao ASEAN, điều phối công việc trong các lĩnh vực phụ trách, và những vấn đề liên quan các Hội đồng Cộng đồng khác.
  • Các Hội nghị Bộ trưởng chuyên ngành: là các Hội nghị Bộ trưởng ASEAN trong tất cả các lĩnh vực hợp tác, có nhiệm vụ thực hiện các thỏa thuận và quyết định của Hội nghị cấp cao ASEAN trong phạm vi phụ trách, và kiến nghị lên các Hội đồng Cộng đồng liên quan các giải pháp nhằm triển khai và thực thi các quyết định của Hội nghị cấp cao ASEAN.
  • Tổng Thư ký ASEAN, Ban Thư ký ASEAN, Ủy ban Đại diện thường trực bên cạnh ASEAN, Ban Thư ký ASEAN quốc gia, Ủy ban liên chính phủ ASEAN về Nhân quyền, Quỹ ASEAN

* Các nguyên tắc chính trong hoạt động của ASEAN:

- Tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các quốc gia thành viên, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

- Cam kết và chia sẻ trách nhiệm tập thể trong việc thúc đẩy hòa bình, an ninh và thịnh vượng của khu vực

- Không xâm lược, sử dụng hoặc đe doạ sử dụng vũ lực hay các hành động khác dưới bất kì hình thức nào trái với luật pháp quốc tế; giải quyết tranh chấp bằng hòa bình.

- Tuân thủ các nguyên tắc thương mại và các cơ chế dựa trên luật lệ của ASEAN.

  1. Một số hợp tác trong kinh tế, văn hóa của ASEAN

Câu hỏi: Đọc thông tin, quan sát hình 12 và dựa vào hiểu biết của bản thân, hãy trình bày một số hợp tác của ASEAN trong lĩnh vực kinh tế và văn hóa.

Trả lời:

* Trong lĩnh vực kinh tế: các thành viên ASAAN đã đẩy mạnh hợp tác toàn diện kinh tế thông qua các hiệp định, xây dựng các khu vực thương mại, đầu tư,...

- Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) được thành lập vào tháng 1-1992, bao gồm các quốc gia thành viên ASEAN.

- Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập vào tháng 1-2015, bao gồm 10 quốc gia thành viên.

- Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) có hiệu lực từ ngày 1-1-2022, là hiệp định thương mại tự do bao gồm 10 quốc gia thành viên ASEAN và 5 quốc gia mà ASEAN đã kí hiệp định thương mại tự do (Ô-xtray-li-a, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Niu Di-len).

- Hiệp định Thương mại Dịch vụ ASEAN (ATISA) có hiệu lực từ ngày 5-4-2021, là hiệp định thương mại dịch vụ của các quốc gia thành viên ASEAN.

- Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật  (AJCEP) có hiệu lực từ ngày 1-12-2008, là hiệp định thương mại tự do giữa các quốc gia thành viên ASEAN và Nhật Bản.

Ngoài ra, các quốc gia ASEAN còn tổ chức hàng loạt các Hội nghị Bộ trưởng trong nhiều lĩnh vực như: giao thông vận tải, viễn thông và công nghệ thông tin, du lịch,...

* Trong lĩnh vực văn hóa: ngày càng nhiều hoạt động mở rộng hợp tác trong lĩnh vực văn hóa như: giáo dục, y tế, thể thao, thanh thiếu niên, lao động,...

- Ủy ban liên Chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR) được thành lập vào tháng 10-2009, bao gồm các quốc gia thành viên ASEAN. 

- Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games) được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1995 tại Băng Cốc (Thái Lan), là một sự kiện thể thao với sự tham gia của các vận động viên đến từ các quốc gia trong khu vực, diễn ra hai năm một lần.

- Chương trình Tàu Thanh niên Đông Nam Á và Nhật Bản (SSEAYP) được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1974. Chương trình diễn ra hằng năm do Chính phủ các quốc gia thành viên ASEAN và Chính phủ Nhật Bản tổ chức.

- Bên cạnh đó còn có các hội nghị Bộ trưởng như: Hội nghị Bộ trưởng Thể thao ASEAN (AMMS), Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN (ASED),....

=> Giáo án Địa lí 11 cánh diều Bài 12: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án địa lí 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay