Đáp án Địa lí 11 cánh diều bài 5: Một số vấn đề an ninh toàn cầu
File đáp án Địa lí 11 cánh diều bài 5: Một số vấn đề an ninh toàn cầu.Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án địa lí 11 cánh diều
BÀI 5: MỘT SỐ VẤN ĐỀ AN NINH TOÀN CẦUMỞ ĐẦU
Nhân loại trên toàn thế giới hiện nay đang phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có các thách thức về vấn đề an ninh toàn cầu. Vậy một số vấn đề an ninh toàn cầu nổi bật hiện nay là gì? Tại sao cần phải bảo vệ hòa bình thế giới?
Trả lời:
- Một số vấn đề an ninh toàn cầu nổi bật hiện nay:
+ An ninh lương thực;
+ An ninh năng lượng;
+ An ninh nguồn nước;
+ An ninh mạng.
- Cần phải bảo vệ hòa bình thế giới vì:
+ Bảo vệ hòa bình thế giới có ý nghĩa to lớn, hạn chế các xung đột, phát triển kinh tế, tạo ra sự thịnh vượng chung.
+ Hòa bình là điều kiện tốt nhất cho cuộc sống của mỗi con người.
+ Một đất nước hòa bình thì mới đảm bảo đầy đủ các quyền của con người, bảo vệ con người trước sự bất công và bất bình đẳng.
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ AN NINH TOÀN CẦU
- An ninh lương thực
- An ninh năng lượng
- An ninh nguồn nước
- An ninh mạng
Câu hỏi: Đọc thông tin, hãy lựa chọn và trình bày ít nhất một vấn đề an ninh toàn cầu hiện nay.
Trả lời:
Vấn đề an ninh nguồn nước
- An ninh nguồn nước là sự đảm bảo về số lượng nước, chất lượng nước để phục vụ cho sức khỏe, kinh tế, hoạt động sản xuất, môi trường sinh thái đối với cộng đồng dân cư; đồng thời cũng là sự đảm bảo được bảo vệ trước các loại dịch bệnh, thiên tai liên quan đến nước.
- Đây là một vấn đề toàn cầu, đang đứng trước nhiều thách thức: nguồn nước bị ô nhiễm, tình trạng khan hiếm nước do biến đổi khí hậu, sử dụng nước kém hiệu quả, lãng phí nước, tranh chấp nguồn nước của các quốc gia có chung lưu vực sông.
- Đảm bảo an ninh nguồn nước là trách nhiệm của tất cả mọi người, đặt dưới cơ chế quản lí thống nhất của từng quốc gia, khu vực.
- Một số giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước:
+ Mỗi quốc gia chủ dộng xây dựng các giải pháp (hệ thống thủy lợi, công nghệ xử lí nước…) để bảo vệ nguồn nước và khắc phục tình trạng ô nhiễm nước.
+ Mỗi cá nhân có ý thức, trách nhiệm trong việc sử dụng nguồn nước tiết kiệm, góp phần bảo vệ an ninh nguồn nước chính nơi mình sống.
II. SỰ CẦN THIẾT PHẢI BẢO VỆ HÒA BÌNH
Câu hỏi: Đọc thông tin, hãy cho biết tại sao cần phải bảo vệ hòa bình thế giới.
Trả lời:
Phải bảo vệ hòa bình thế giới bởi vì:
- Bảo vệ hòa bình là gìn giữ cuộc sống xã hội bình yên, không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang.
- Hòa bình là khát vọng của toàn nhân loại.
- Bảo vệ hòa bình trên thế giới có ý nghĩa to lớn, nhằm hạn chế các xung đột, phát triển kinh tế, tạo ra sự thịnh vượng chung.
- Hòa bình là điều kiện tốt nhất cho cuộc sống của mỗi con người. Một đất nước hòa bình thì mới đảm bảo đầy đủ các quyền của con người, bảo vệ con người trước sự bất công và bất bình đẳng.
LUYỆN TẬP- VẬN DỤNG
Luyện tập
Bài tập 1: Lập sơ đồ thể hiện một số vấn đề an ninh toàn cầu
Trả lời:
Vận dụng
Bài tập 2: Hãy tìm hiểu và nêu một số hoạt động của Việt Nam trong việc tham gia vào lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc
Trả lời:
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước ta, từ năm 2014 đến nay, Quân đội nhân dân Việt Nam đã tích cực tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc và đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cao cả này, góp phần quan trọng vào việc triển khai đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, đóng góp thiết thực vào việc thực hiện Hiến chương Liên hợp quốc, duy trì hòa bình, thúc đẩy hợp tác và phát triển, góp phần tích cực vào việc nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Theo bà Nguyễn Phương Nga, Chủ tịch Hội Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, nguyên Trưởng Phái đoàn thường trực nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Liên hợp quốc, trước hết, sự tham gia của Quân đội nhân dân Việt Nam trong các hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc đã mang tới cho bạn bè, nhân dân thế giới hình ảnh rất đẹp về Việt Nam, giúp tăng cường đoàn kết quốc tế, sự ủng hộ quốc tế đối với Việt Nam. Qua các kênh đối ngoại nhân dân, bạn bè quốc tế đều đánh giá cao việc Việt Nam tham gia và hoàn thành xuất sắc hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.
Trong hơn 8 năm qua, Việt Nam đã tăng cường cử lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, duy trì sự hiện diện của Bệnh viện dã chiến cấp 2 tại Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Nam Sudan từ năm 2018.
Đặc biệt, tỷ lệ nữ của lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc luôn nằm trong nhóm đầu và cao hơn mức kêu gọi của Liên hợp quốc. Việt Nam tích cực tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này, tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo quốc tế về gìn giữ hòa bình. Các sỹ quan Việt Nam đều hoàn thành tốt nhiệm vụ, được Liên hợp quốc và nước chủ nhà đánh giá cao về năng lực, tính chuyên nghiệp và khả năng hoàn thành nhiệm vụ.
Kết quả của hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc mà Việt Nam tiến hành thời gian qua là những minh chứng sống động và thuyết phục giúp cho đối ngoại nhân dân trong việc giới thiệu với bạn bè quốc tế hình ảnh một nước Việt Nam - thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; sẵn sàng chung tay giải quyết các vấn đề mà cộng đồng quốc tế đang phải đối mặt, giúp duy trì hòa bình, giải quyết khủng hoảng, làm tăng thêm sự tin cậy của bạn bè quốc tế đối với Việt Nam, từ đó tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế, làm gia tăng sức mạnh tổng hợp của đất nước.
Bên cạnh đó, việc Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc góp phần tăng cường tình hữu nghị giữa các dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh ngoại giao là công việc của toàn dân, thuyết phục lòng người để nhân lên sức mạnh của chính nghĩa. Thực hiện lời dạy của Bác, các sỹ quan, cán bộ của Việt Nam tại các phái bộ đã thể hiện bằng hành động cụ thể là một quân đội của nhân dân và vì nhân dân.
Việt Nam đã mang đến một cách tiếp cận rất mới, đó là lực lượng gìn giữ hòa bình không chỉ đơn thuần hoàn thành những nhiệm vụ được thỏa thuận, cam kết với Liên hợp quốc và với nước sở tại, mà gần gũi, gắn bó với người dân địa phương, giúp đỡ cộng đồng dân cư ở địa bàn. Thông tin và hình ảnh về những chiến sỹ quân y Việt Nam - những người lính Cụ Hồ tận tụy, hết lòng chăm sóc người bệnh, trồng rau xanh, may và phát khẩu trang phòng, chống dịch COVID-19... không chỉ làm cho người dân các nước thêm hiểu và thêm yêu mến Việt Nam, mà còn làm đẹp hơn hình ảnh “những người lính mũ nồi xanh” của Liên hợp quốc, qua đó góp phần khẳng định hơn nữa các chiến sỹ mũ nồi xanh của Việt Nam thực sự là các “sứ giả của hòa bình và tình hữu nghị”.
=> Giáo án Địa lí 11 cánh diều Bài 5: Một số vấn đề an ninh toàn cầu